[Funland] Vịnh Bắc Bộ → Vũng Rô → ném bom miền Bắc

Trạng thái
Thớt đang đóng

raklei

Xe điện
Biển số
OF-1342
Ngày cấp bằng
15/8/06
Số km
4,960
Động cơ
622,433 Mã lực
Tuổi
114
đừng cay cú thế, mình ở bên thắng trận mà =))
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,301
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Cụ viết:
Bức ảnh này ghi rất chính xác ngày 22-8-1967 vì ma ma em đang họp chuẩn bị cho lễ khai giảng 2-9-1967 .Trận bom này đánh trúng Phòng giáo dục Quận Hai Bà Trưng , đồng thời bên cạnh là hiệu thuốc, nhân dân đang xếp hàng mua thuốc rất đông,kết quả toà nhà kiến trúc Pháp cực đẹp bị sập hoàn toàn và hơn ba trăm người chết xếp kín chợ Hôm. Hồi ấy công tác cứu hộ còn rất kém, Công An cấm không cho dân vào khu vực bị bom nên rất nhiều người bị chết ngạt vì không có cứu hộ .Cảm ơn cụ Ngao đã có bức ảnh rất hiếm này



Em gửi cụ tấm hình nữa khi phi công Hardman bị bắn rơi một ngày sau đó



Hôm 22-8-1967, em cũng ở Hà Nội và lúc máy bay ném bom, em nhớ tầm trưa lúc 12:30, em đang ở Đường Thanh Niên, bộ đội trên xe bọc thép BTR-40 nói em phải dời ngay vì "khu vực nguy hiểm". Em không biết gần đó là nhà máy nhiệt điện Yên Phụ, vẫn cũng chẳng hiểu mô tê, đường xá ra sao, em cuống cuồng đèo đưa chị ruột em chạy phứa đi, vào đường Quan Thánh, thấy bom nổ dữ quá, chui ngày xuống tăng-xê trước cửa Toà báo Tân Việt Hoa (hình như sau này là Trụ sở của Hội gì đó). Sau khi tan báo động mới biết trường Việt Nam-Cuba (hoặc Việt Đức) ở gần Người Trường Tộ bị bom. Hai chị em sợ quá, đèo nhau ra phà Bác Cổ để thoát khỏi Hà Nội
Câu chuyện thế này: chị ruột em được giấy báo đi học Đại học Tài chính kế toán ngân hàng Trung ương sơ tán ở Lãng Công, Lập Thạch, Vĩnh Yên. Gia đình em ở Hải Phòng, bố em mượn một xe đạp Peugoet để em chở chị em từ Hải Phòng lên trường
Là một thằng nhỏ chưa đầy 18 tuổi, chưa biết đường xá mô tê ra sao, em nghĩ đường ở mồm, và lên đường. Trên xe là hai chị em và một cái va li to, ngoài quần áo của chị em, còn có 15 ổ bánh mì ăn đường
5 giờ chiều, tàu xuất phát, hai chị em ngồi toa xa trưởng, chỉ có vài người nhà tàu. Tàu qua cầu Quay bắc bằng gỗ thay những nhịp bị gãy, tốc độ chạy chừng 3 km/h qua cầu → đến cầu Lai Vu cũng xẩm tối, nhìn cầu bắc qua sông mà hãi. Tàu bò qua cầu Lai Vu và chỉ chừng nửa tiếng sau thì qua cầu tạm cho tàu hoả vượt sông. Bây giờ nghĩ lại vẫn thấy sợ vì cảm tưởng tàu có thể rơi xuống sông bất cứ lúc nào. Nên nhớ là cầu tạm cách cầu chính chừng 700 mét, đường sắt hoàn toàn mới qua làng mạc chứ không theo đường sắt cũ qua thị xã Hải Dương
9 giờ tối, qua được cầu, tàu đi trên một con đường sắt hoàn toàn mới do thanh niên xung phong làm chạy qua làng. Tàu vừa đi vừa dừng. Gọi là "đi" thì hơi quá, vì tàu chỉ nhích
chút ít và dừng. Thậm chí thanh niên xung phong nằm ngủ để đợi tầu "nhích" qua . Em nhìn ra xung quanh thấy xác đầu tầu và toa tàu bị phá hủy và vỏ đạn vương vãi, hệt như những gì em từng được xem trên phim ảnh Thế chiến 2. Quá mệt, em ngủ chập chờn. Sau hơn 5 tiếng, tàu vượt được chừng 10 km để nhập vào đường cũ. Thế là em ngủ cho đến 5 giờ sáng, tàu đến ga Phú Thuỵ và dừng lại. Trưởng toa nói tàu không đi nữa và hai chị em xuống tàu. Lẽ ra từ đó phóng thẳng ra phà Phù Đổng thì xong
Nhưng theo lời bố mẹ, chúng em vào Hà Nội, gặp ông chú họ để hỏi đường lên Vĩnh Yên, nghe nói "qua phà Chèm"
Đến nhà ông chú ở 79 Thuy Khuê (vợ chồng ông thuê nhà ở đó) thì nhà không có ai. Hai chị em có ý định chờ đến chiều may ra ông chú đi làm về, thì vào.
Thế là ra đường Thanh niên ngồi nghỉ bên vệ cỏ, nhá bánh mì, bên cạnh chiếc xe BTR-40 với súng máy hai nòng trên nóc
Đến khi máy bay Mỹ ném bom, bộ đội bảo chạy đi, thì chạy phứa đi, cũng chẳng biết ất giáp gì cả
Bố mẹ em đã làm 2 chiếc lắc kim loại khắc tên và địa chỉ, gắn ở tay phải và chân trái, đề phòng trúng bom còn nhận diện được.
Sau khói bom hai chị em quyết định phải chạy ra khỏi Hà Nội cái đã và cứ thế hướng về phà Bác Cổ → Quốc lộ 5
Ra Quốc lộ 5 hướng về Phú Thuỵ nơi đoàn tàu hoả chở em dừng ở đây buổi sáng, thì nghe tin cách đó hơn một cây số, phi công Mỹ chết.
Máu hóng nổi lên, em nói với chị đến xem. Chị đành đồng ý.
Một con đường nhỏ, dẫn từ đường tàu vào làng (bây giờ gọi là đường phát sinh). Cách đường tàu 300 mét em thấy nhiều người xúm đông, trong đó có người nước ngoài, em nghĩ là người phe ta vì đi xe Com-măng-ca Liên Xô GAZ-69.
Phi công người tầm thước, rơi cách đó không xa, được kéo lên đường và dân quân đang đào huyệt giữa đường làng để chôn. Xác nhợt nhạt bị cụt một chân, nhìn thấy thớ thịt, nhưng không thấy máu, trên người chỉ còn xịp và áo lót mỏng
Thật sự, em thấy nao nao trong lòng, chị em cũng vậy. Nhìn người nước ngoài chụp ảnh một lúc, hai chị em trở lại Quốc lộ 5 và đi đến phà Phù Đổng để tới Yên Viên
Đoạn sau cũng rất hay, lúc nào rảnh em kể tiếp
Một chuyến đi nhớ đời của em, các cụ ạ
 
Chỉnh sửa cuối:

vudinhtaybannha

Xe container
Biển số
OF-362446
Ngày cấp bằng
10/4/15
Số km
5,710
Động cơ
315,257 Mã lực
Nơi ở
Ở với chệ Hằng trên cung giăng .
Cụ viết:
Bức ảnh này ghi rất chính xác ngày 22-8-1967 vì ma ma em đang họp chuẩn bị cho lễ khai giảng 2-9-1967 .Trận bom này đánh trúng Phòng giáo dục Quận Hai Bà Trưng , đồng thời bên cạnh là hiệu thuốc, nhân dân đang xếp hàng mua thuốc rất đông,kết quả toà nhà kiến trúc Pháp cực đẹp bị sập hoàn toàn và hơn ba trăm người chết xếp kín chợ Hôm. Hồi ấy công tác cứu hộ còn rất kém, Công An cấm không cho dân vào khu vực bị bom nên rất nhiều người bị chết ngạt vì không có cứu hộ .Cảm ơn cụ Ngao đã có bức ảnh rất hiếm này



Em gửi cụ tấm hình nữa khi phi công Hardman bị bắn rơi một ngày sau đó



Hôm 22-8-1967, em cũng ở Hà Nội và lúc máy bay ném bom, em nhớ tầm trưa lúc 12:30, em đang ở Đường Thanh Niên, bộ đội trên xe bọc thép BTR-40 nói em phải dời ngay vì "khu vực nguy hiểm". Em không biết gần đó là nhà máy nhiệt điện Yên Phụ, vẫn cũng chẳng hiểu mô tê, đường xá ra sao, em cuống cuồng đèo đưa chị ruột em chạy phứa đi, vào đường Quan Thánh, thấy bom nổ dữ quá, chui ngày xuống tăng-xê trước cửa Toà báo Tân Việt Hoa (hình như sau này là Trụ sở của Hội gì đó). Sau khi tan báo động mới biết trường Việt Nam-Cuba (hoặc Việt Đức) ở gần Người Trường Tộ bị bom. Hai chị em sợ quá, đèo nhau ra phà Bác Cổ để thoát khỏi Hà Nội → phà Phù Đổng → Yên Viên
Câu chuyện thế này: chị ruột em được giấy báo đi học Đại học Tài chính kế toán ngân hàng Trung ương sơ tán ở Lãng Công, Lập Thạch, Vĩnh Yên. Gia đình em ở Hải Phòng, bố em mượn một xe đạp Peugoet để em chở chị em từ Hải Phòng lên trường
Là một thằng nhỏ chưa đầy 18 tuổi, chưa biết đường xá mô tê ra sao, em nghĩ đường ở mồm, và lên đường. Trên xe là hai chị em và một cái va li to, ngoài quần áo của chị em, còn có 15 ổ bánh mì ăn đường
5 giờ chiều, tàu xuất phát, hai chị em ngồi toa xa trưởng, chỉ có vài người nhà tàu. Tàu qua cầu quay bắc bằng gỗ, tốc độ chạy chừng 3 km/h qua cầu → đến cầu Lai Vu cũng xẩm tối, nhìn cầu bắc qua sông mà hãi. Tàu bò qua cầu Lai Vu và chỉ chừng nửa tiếng sau thì qua cầu tạm cho tàu hoả vượt sông. Bây giờ nghĩ lsại vẫn thấy sợ vì cảm tưởng tàu có thể rơi xuống sông bất cứ lúc nào. Nên nhớ là cầu tạm cách cầu chính chừng 700 mét, đường sắt hoàn toàn mới qua làng mạc chứ không theo đường sắt xũ qua thị xã Hải Dương
9 giờ tối, qua được cầu, tàu đi qua một con đường sắt hoàn toàn mới do thanh niên xung phong làm. Tàu vừa đi vừa dừng. Gọi là "đi" thì hơi quá, vì tàu chỉ nhích
chút ít và dừng. Thậm chí thanh niên xung phong nằm ngủ để đợi tầu "nhích" qua . Em nhìn ra xung quanh thấy xác đầu tầu và toa tàu bị phá hủy và vỏ đạn vương vãii, hệt như những gì em từng được xem trên phim ảnh Thế chiến 2. Quá mệt, em ngủ chập chờ. Sau hơn 5 tiếng, tàu vượt được chừng 10 km để nhập vào đường cũ. Thế là em ngủ cho đến 5 giờ sáng, tàu đến ga Phú Thuỵ và dừng lại. Trưởng toa nói tàu không đi nữa và hai chị em xuống tàu. Lẽ ra từ đó phóng thẳng ra phà Phù Đổng thì xong
Nhưng theo lời bố mẹ, chúng em vào Hà Nội, gặp ông chú để hỏi đường lên Vĩnh Yên, nghe nói "qua phà Chèm"
Đến nhà ông chú ở 79 Thuy Khuê (vợ chồng ông thuê nhà ở đó) thì nhà không có ai. Hai chị em có ý định chờ đến chiều may ra ông chú đi làm về.
Thế là ra đường Thanh niên ngồi nghỉ bên vệ cỏ, nhá bánh mì, bên cạnh chiếc xe BTR-40 với súng máy hai nòng trên nóc
Đến khi máy bay Mỹ ném bom, bộ đội bảo chạy đi, thì chạy phứa đi, cũng chẳng biết ất giáp gì cả
Bố mẹ em đã làm 2 chiếc lắc kim loại khắc tên và địa chỉ, gắn ở tay phải và chân trái, đề phòng trúng bom còn nhận diện được.
Sau khói bom hai chị em thấy phải ra khỏi Hà Nội cái đã và cứ thế hướng về Bác Cổ → Quốc lộ 5
Ra Quốc lộ 5 hướng về Phú Thuỵ nơi đoàn tàu hoả chở em dừng ở đây buổi sáng, thì nghe tin cách đó hơn một cây số, phi công Mỹ chết. Máu hóng nổ lên, em nói với chị đến xem. Chị đành đồng ý.
Một con đường thôn nhỏ, dẫn từ đường tàu vào làng (bây giờ gọi là đường phát sinh). Cách đường tàu 300 mét em thấy nhiều người xúm đông, trong đó có người nước ngoài, em nghĩ là người phe ta vì đi xe Com-măng-ca Liên Xô GAZ-69.
Phi công người tầm thước, rơi cách đó không xa, được kéo lên đường và dân quân đang đào huyệt giữa đường để chôn. Xác nhợt nhạt bị cụt một chân, nhìn thấy thớ thịt, nhưng không thấy máu, trên người chỉ còn quần xịp và áo lót mỏng
Thật sự, em thấy nao nao trong lòng, chị em cũng vậy. Nhìn người nước ngoài chụp ảnh một lúc, hai chị em trở lại Quốc lộ 5 và đi đến phà Phù Đổng để tới Yên Viên
Đoạn sau cũng rất hay, lúc nào rảnh em kể tiếp
Một chuyến đi nhớ đời của em, các cụ ạ
Rất cám ơn cụ đã tường thuật lại những bi kịch trong chuyến đi ,hôm đấy 22-8-1967 Mỹ nó ném bom ở phố Huế là lúc 10h hơn gì đó ,vì tầm trưa bà con rất đông ra xếp hàng mua thuốc ,ma ma em họp chưa tan nên khẳng định chưa qua 11h30 ,và 22-8-1967 cũng là ngày giỗ của ma ma em và trên 300 nạn nhân khác .
 
Chỉnh sửa cuối:

bitcoinvn

Xe hơi
Biển số
OF-348010
Ngày cấp bằng
24/12/14
Số km
181
Động cơ
183,491 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ viết:
Bức ảnh này ghi rất chính xác ngày 22-8-1967 vì ma ma em đang họp chuẩn bị cho lễ khai giảng 2-9-1967 .Trận bom này đánh trúng Phòng giáo dục Quận Hai Bà Trưng , đồng thời bên cạnh là hiệu thuốc, nhân dân đang xếp hàng mua thuốc rất đông,kết quả toà nhà kiến trúc Pháp cực đẹp bị sập hoàn toàn và hơn ba trăm người chết xếp kín chợ Hôm. Hồi ấy công tác cứu hộ còn rất kém, Công An cấm không cho dân vào khu vực bị bom nên rất nhiều người bị chết ngạt vì không có cứu hộ .Cảm ơn cụ Ngao đã có bức ảnh rất hiếm này



Em gửi cụ tấm hình nữa khi phi công Hardman bị bắn rơi một ngày sau đó



Hôm 22-8-1967, em cũng ở Hà Nội và lúc máy bay ném bom, em nhớ tầm trưa lúc 12:30, em đang ở Đường Thanh Niên, bộ đội trên xe bọc thép BTR-40 nói em phải dời ngay vì "khu vực nguy hiểm". Em không biết gần đó là nhà máy nhiệt điện Yên Phụ, vẫn cũng chẳng hiểu mô tê, đường xá ra sao, em cuống cuồng đèo đưa chị ruột em chạy phứa đi, vào đường Quan Thánh, thấy bom nổ dữ quá, chui ngày xuống tăng-xê trước cửa Toà báo Tân Việt Hoa (hình như sau này là Trụ sở của Hội gì đó). Sau khi tan báo động mới biết trường Việt Nam-Cuba (hoặc Việt Đức) ở gần Người Trường Tộ bị bom. Hai chị em sợ quá, đèo nhau ra phà Bác Cổ để thoát khỏi Hà Nội
Câu chuyện thế này: chị ruột em được giấy báo đi học Đại học Tài chính kế toán ngân hàng Trung ương sơ tán ở Lãng Công, Lập Thạch, Vĩnh Yên. Gia đình em ở Hải Phòng, bố em mượn một xe đạp Peugoet để em chở chị em từ Hải Phòng lên trường
Là một thằng nhỏ chưa đầy 18 tuổi, chưa biết đường xá mô tê ra sao, em nghĩ đường ở mồm, và lên đường. Trên xe là hai chị em và một cái va li to, ngoài quần áo của chị em, còn có 15 ổ bánh mì ăn đường
5 giờ chiều, tàu xuất phát, hai chị em ngồi toa xa trưởng, chỉ có vài người nhà tàu. Tàu qua cầu Quay bắc bằng gỗ thay những nhịp bị gãy, tốc độ chạy chừng 3 km/h qua cầu → đến cầu Lai Vu cũng xẩm tối, nhìn cầu bắc qua sông mà hãi. Tàu bò qua cầu Lai Vu và chỉ chừng nửa tiếng sau thì qua cầu tạm cho tàu hoả vượt sông. Bây giờ nghĩ lại vẫn thấy sợ vì cảm tưởng tàu có thể rơi xuống sông bất cứ lúc nào. Nên nhớ là cầu tạm cách cầu chính chừng 700 mét, đường sắt hoàn toàn mới qua làng mạc chứ không theo đường sắt cũ qua thị xã Hải Dương
9 giờ tối, qua được cầu, tàu đi trên một con đường sắt hoàn toàn mới do thanh niên xung phong làm chạy qua làng. Tàu vừa đi vừa dừng. Gọi là "đi" thì hơi quá, vì tàu chỉ nhích
chút ít và dừng. Thậm chí thanh niên xung phong nằm ngủ để đợi tầu "nhích" qua . Em nhìn ra xung quanh thấy xác đầu tầu và toa tàu bị phá hủy và vỏ đạn vương vãi, hệt như những gì em từng được xem trên phim ảnh Thế chiến 2. Quá mệt, em ngủ chập chờn. Sau hơn 5 tiếng, tàu vượt được chừng 10 km để nhập vào đường cũ. Thế là em ngủ cho đến 5 giờ sáng, tàu đến ga Phú Thuỵ và dừng lại. Trưởng toa nói tàu không đi nữa và hai chị em xuống tàu. Lẽ ra từ đó phóng thẳng ra phà Phù Đổng thì xong
Nhưng theo lời bố mẹ, chúng em vào Hà Nội, gặp ông chú họ để hỏi đường lên Vĩnh Yên, nghe nói "qua phà Chèm"
Đến nhà ông chú ở 79 Thuy Khuê (vợ chồng ông thuê nhà ở đó) thì nhà không có ai. Hai chị em có ý định chờ đến chiều may ra ông chú đi làm về, thì vào.
Thế là ra đường Thanh niên ngồi nghỉ bên vệ cỏ, nhá bánh mì, bên cạnh chiếc xe BTR-40 với súng máy hai nòng trên nóc
Đến khi máy bay Mỹ ném bom, bộ đội bảo chạy đi, thì chạy phứa đi, cũng chẳng biết ất giáp gì cả
Bố mẹ em đã làm 2 chiếc lắc kim loại khắc tên và địa chỉ, gắn ở tay phải và chân trái, đề phòng trúng bom còn nhận diện được.
Sau khói bom hai chị em quyết định phải chạy ra khỏi Hà Nội cái đã và cứ thế hướng về phà Bác Cổ → Quốc lộ 5
Ra Quốc lộ 5 hướng về Phú Thuỵ nơi đoàn tàu hoả chở em dừng ở đây buổi sáng, thì nghe tin cách đó hơn một cây số, phi công Mỹ chết.
Máu hóng nổi lên, em nói với chị đến xem. Chị đành đồng ý.
Một con đường nhỏ, dẫn từ đường tàu vào làng (bây giờ gọi là đường phát sinh). Cách đường tàu 300 mét em thấy nhiều người xúm đông, trong đó có người nước ngoài, em nghĩ là người phe ta vì đi xe Com-măng-ca Liên Xô GAZ-69.
Phi công người tầm thước, rơi cách đó không xa, được kéo lên đường và dân quân đang đào huyệt giữa đường làng để chôn. Xác nhợt nhạt bị cụt một chân, nhìn thấy thớ thịt, nhưng không thấy máu, trên người chỉ còn xịp và áo lót mỏng
Thật sự, em thấy nao nao trong lòng, chị em cũng vậy. Nhìn người nước ngoài chụp ảnh một lúc, hai chị em trở lại Quốc lộ 5 và đi đến phà Phù Đổng để tới Yên Viên
Đoạn sau cũng rất hay, lúc nào rảnh em kể tiếp
Một chuyến đi nhớ đời của em, các cụ ạ
Cụ Ngao này đúng là Trai phố bạo ghê. 17 tuổi đã dám đi như vậy.
 

xegiadinh.vn

Xe điện
Biển số
OF-133262
Ngày cấp bằng
4/3/12
Số km
2,672
Động cơ
396,900 Mã lực
Nơi ở
Gia Dụng Nhà Việt
Website
giadungnhaviet.com
Rất cám ơn cụ đã tường thuật lại những bi kịch trong chuyến đi ,hôm đấy 22-8-1967 Mỹ nó ném bom ở phố Huế là lúc 10h hơn gì đó ,vì tầm trưa bà con rất đông ra xếp hàng mua thuốc ,ma ma em họp chưa tan nên khẳng định chưa qua 11h30 ,và 22-8-1967 cũng là ngày dỗ của ma ma em và trên 300 nạn nhân khác .
Hic, chia buồn cùng cụ.
Em có thắc mắc là khi máy bay địch ném bom thường có còi báo động. Vậy sao mọi người vẫn đứng xếp hàng mà không chạy trú ẩn ạ?
 

abcdxyzw

Xe tăng
Biển số
OF-378049
Ngày cấp bằng
17/8/15
Số km
1,037
Động cơ
255,816 Mã lực
Tuổi
50
Hic, chia buồn cùng cụ.
Em có thắc mắc là khi máy bay địch ném bom thường có còi báo động. Vậy sao mọi người vẫn đứng xếp hàng mà không chạy trú ẩn ạ?
có cụ ạ, nhưng khu vực ném bom thường được khoanh vùng, tránh vùng nội thành cũ, nơi dân cư đông và tập trung nhiều cơ quan thông tấn, ngoại giao, chính phủ. Sứ quán Pháp thời điểm đó là nơi duy nhất trúng bom... sau thấy bảo xin lỗi mãi

Nên em nghĩ báo động nhưng bà con bình tĩnh xếp hàng mà không chạy là có lí do.... năm 68 mới leo tháng mở rộng ném bom toàn miền bắc, lúc đó các cơ quan và nhân dân mới đi sơ tán.... cơ mà có những địa điểm chưa bao giờ bị bom rơi như phủ chủ tịch, và lân cận hồ hoàn kiếm
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
3,571
Động cơ
328,298 Mã lực
có cụ ạ, nhưng khu vực ném bom thường được khoanh vùng, tránh vùng nội thành cũ, nơi dân cư đông và tập trung nhiều cơ quan thông tấn, ngoại giao, chính phủ. Sứ quán Pháp thời điểm đó là nơi duy nhất trúng bom... sau thấy bảo xin lỗi mãi

Nên em nghĩ báo động nhưng bà con bình tĩnh xếp hàng mà không chạy là có lí do.... năm 68 mới leo tháng mở rộng ném bom toàn miền bắc, lúc đó các cơ quan và nhân dân mới đi sơ tán.... cơ mà có những địa điểm chưa bao giờ bị bom rơi như phủ chủ tịch, và lân cận hồ hoàn kiếm
Ở HN có 2 lần đi sơ tán. Đi sơ tán lần 1 là 1965-1969, lần 2 là 4.1972 đến 1. 1973.
 

vudinhtaybannha

Xe container
Biển số
OF-362446
Ngày cấp bằng
10/4/15
Số km
5,710
Động cơ
315,257 Mã lực
Nơi ở
Ở với chệ Hằng trên cung giăng .
Hic, chia buồn cùng cụ.
Em có thắc mắc là khi máy bay địch ném bom thường có còi báo động. Vậy sao mọi người vẫn đứng xếp hàng mà không chạy trú ẩn ạ?
Dạ ! vì đang trong thời chiến bom đạn mù giời nên ai cũng phải tranh thủ chuẩn bị những cái tối cần thiết nhất là thuốc men ,lúc ấy xếp hàng rất đông còi báo động cũng không kịp chạy ,mà có chạy cũng không đủ hầm trú ẩn .Hơn nữa mọi người cũng chủ quan nghĩ nó đánh các nhà máy ,xí nghiệp ,trận địa pháo ,cơ sở QP, đường xá cầu cống là chính chứ khu dân cư thì cũng ít khi bị ném bom .Khả năng vụ ấy nó đánh nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo " chỗ Vincom Bà Triệu bây giờ " nhưng ném bom trật mục tiêu ra phố Huế .
 

bridge

Xe điện
Biển số
OF-41446
Ngày cấp bằng
24/7/09
Số km
4,993
Động cơ
306,830 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Dạ ! vì đang trong thời chiến bom đạn mù giời nên ai cũng phải tranh thủ chuẩn bị những cái tối cần thiết nhất là thuốc men ,lúc ấy xếp hàng rất đông còi báo động cũng không kịp chạy ,mà có chạy cũng không đủ hầm trú ẩn .Hơn nữa mọi người cũng chủ quan nghĩ nó đánh các nhà máy ,xí nghiệp ,trận địa pháo ,cơ sở QP, đường xá cầu cống là chính chứ khu dân cư thì cũng ít khi bị ném bom .Khả năng vụ ấy nó đánh nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo " chỗ Vincom Bà Triệu bây giờ " nhưng ném bom trật mục tiêu ra phố Huế .
Em thấy xếp hàng mậu dịch trước đông và chen chúc lắm ...
Em đồ chừng là dân cư mình cũng ko chạy vì hàng thiết yếu phải mua, chạy bom xong thì lại xếp hàng lại từ đầu cũng mệt X_X
 

vudinhtaybannha

Xe container
Biển số
OF-362446
Ngày cấp bằng
10/4/15
Số km
5,710
Động cơ
315,257 Mã lực
Nơi ở
Ở với chệ Hằng trên cung giăng .
Em thấy xếp hàng mậu dịch trước đông và chen chúc lắm ...
Em đồ chừng là dân cư mình cũng ko chạy vì hàng thiết yếu phải mua, chạy bom xong thì lại xếp hàng lại từ đầu cũng mệt X_X
Em không có mặt trực tiếp ở đấy ,nhưng bà con xếp hàng mua thuốc hôm ấy bị bom xoá sổ không ai sống sót ,chắc họ không chạy tránh bom do chủ quan .
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,301
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Em có thắc mắc là khi máy bay địch ném bom thường có còi báo động. Vậy sao mọi người vẫn đứng xếp hàng mà không chạy trú ẩn ạ?
Ở Hà Nội em không rõ như thế nào
Ở Hải Phòng, chia ra hai mức
1) Lệnh Dự báo báo động, đọc trên loa truyền thanh thành phố, rất ngắn gọn
"phía đông nam thành phố đang có máy bay địch hoạt động"
"phía đông bắc thành phố đang có máy bay địch hoạt động"
"máy bay địch cách thành phố 80 km"
"máy bay địch cách thành phố 40 km"
2) Lệnh báo động + còi ủ
"máy bay địch tiến vào thành phố. Các lực lượng vũ trang sẵn sàng chiến đấu, đồng bào xuống ngay hầm hố trú ẩn"
Phát 3 lần điệp khúc này
Hàng ngày, máy bay Mỹ tiến hành ném bom trên toàn lãnh thổ miền Bắc, Máy bay Mỹ ném bom Thanh Hoá, thì vòng lượn của họ gần Ninh Bình, cách Hải Phòng chừng 100 km đường chim bay, ném bom Hải Dương thì đường bay qua sông Văn Úc (chỗ EXIT cao tốc Hà Nội-Hải Phòng ở An Lão, Đường 10), cách Hải Phòng 27 km (2 phút bay)
Nếu cứ báo động thường xuyên rất mất thời gian
Khi thấy nguy cơ nguy hiểm, máy bay đang cách 40 km lao vào thành phố thì Ban chỉ huy phòng không mới phát lệnh, từ lúc phát lệnh đến lúc còi ủ nhiều lúc chỉ còn hơn một phút thành ra khi còi ủ cũng là lúc đạn phòng không nổ rồi (bắn trước) rồi đến tiếng máy bay và bom
Nhanh, thì báo động trước được một phút
Chậm thì khi đạn nổ rồi mới còi ủ
Nhân dân ta thời đó, do sống chết ranh giới mỏng manh, nên cũng ... ít người nhảy xuống hầm
1. Do bẩn
2. Hầm cá nhân ngoài đường (ống cống bi 600 và 660 mm) nước mưa và bùn, cũng có người vét, nhưng đa phần không sạch.
Không có chuyện tranh nhau hầm đâu
Bà già và trẻ con được nhường
Cánh thanh niên và mày râu, đứng nép vào chỗ nào đó,... hên xui
Thêm nữa máy bay Mỹ bị hạn chế đánh vào trung tâm Hà Nội nên dân chúng cũng chủ quan
Sống trong chiến tranh, mới hiểu hết những điều tưởng chừng vô lý
Tự vê thành phố ở bất cứ vị trí nào cũng phải ra đường làm nhiệm vụ, không xuống hầm đâu
Ở nhà máy thì ra vị trí được phân công trước, ở đường phố thì ra đường cùng cán bộ Phường, không có lương lậu, phụ cấp gì đâu
Không như bây giờ, chen nhau đạp nhau tranh mấy đồ khuyến mại đâu cụ ạ
Hết báo động thì lệnh phát ra như sau
"Máy bay địch đã đi xa, sinh hoạt thành phố trở lại bình thường"
 

khoai tây chiên

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-75429
Ngày cấp bằng
14/10/10
Số km
614
Động cơ
428,969 Mã lực
thế này về bản chất cũng có thể gọi là cõng rắn cắn gà nhà rồi.
Cõng là cõng có chọn lọc, không phải cõng bừa. Rắn là rắn plus thì nó mới cõng.

Năm 1946, nó thà ký hòa ước với Pháp, trả cả tiền bồi thường để đuổi Tưởng về. Mao lên thì nó mới cõng.

Chóa!
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,301
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Máy bay An-2 và đặc công tập kích Phou Pha Thi (Lào)
Để máy bay biết được khoảng cách và vị trí của mình, trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ xây dựng đài dẫn đường cho máy bay chiến đấu ở núi Sơn Trà (Đà Nẵng)
Tầm với của đài lên tới 300 km, chỉ phủ được đến Hà Tĩnh (tuy nhiên càng xa thì độ chính xác càng kém)
Để ném bom khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh… Mỹ phải sử dụng đài dẫn đường đặt trên tàu sân bay
Nhưng khu vực Hà Nội, Hải Phòng, Sơn La ở khoảng cách khá xa, Mỹ phải sử dụng máy bay cảnh báo sớm trên không EC-121K để dẫn đường. Những máy bay này bay ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ, không lại gần khu vực không kích.



Năm 1966-1967, quân đội Vàng Pao (do CÍA tổ chức) chiếm núi đá Phou Pha Thí, cách Sầm Nưa (căn cứ của Pathet Lào) chừng 50 km
Từ đó, Mỹ đặt một đài dẫn đường TACAN (làm “mốc”) trên đỉnh núi đá Phou Pha Thí cao 1.000 mét, cách Hà Nội chừng 220 km theo đường chim bay để máy bay Mỹ định vị khi ném bom Hà Nội
Đài do 16 quân nhân Mỹ vận hành









 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,301
Động cơ
1,132,815 Mã lực




 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,301
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Theo Đại tá Phạm Đình Cường , Nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân Vận tải:
Ngày 12-1-1968, đúng 11 giờ 45 phút, 4 máy bay An-2 gồm 4 tổ bay:
1 Cẩn - Tâm - Tiêu.
2. Quý - Phán - Kịch.
3. Ngộ - Hùng - Kiểu - Chinh.
4. Giểng - Niêm - Hùng.
cất cánh từ sân bay Gia Lâm → Hoà Bình → Phou Pha Thi, mỗi máy bay mang theo 32 rocket và 12 quả đạn cối 120mm, lần lượt thay nhau công kích đã đánh trúng mục tiêu
Tiếc thay một tai nạn rủi ro, trên đường bay trở về Gia Lâm, 2 máy bay bị đâm vào núi do địa hình hiểm trở, toàn bộ hai phi hành đoàn gồm 6 người: Cẩn - Tâm - Tiêu - Quý - Phán - Kịch hy sinh
Máy bay An-2 không sơn cờ hiệu



 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,301
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Hai tháng sau, ngày 10 và 11-3-1968, đặc công ta tập kích thành công, phá huy đài TACAN, giết 11 nhân viên vận hành đài, nhưng 5 người còn lại được trực thăng Mỹ giải cứu
Ngay sau đó, máy bay Mỹ ném bom phá huỷ đài hoàn toàn








 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,301
Động cơ
1,132,815 Mã lực






 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top