- Biển số
- OF-469053
- Ngày cấp bằng
- 9/11/16
- Số km
- 23
- Động cơ
- 200,623 Mã lực
- Tuổi
- 76
Nếu thế kỷ 20 là thế kỷ của computer engineering (kỹ thuật máy tính) thì thế kỷ 21 là thế kỷ của genetic engineering (kỹ thuật di truyền).
Chuyện lập bản đồ gene chủng tộc thì nhiều nước trên thế giới cũng đã làm. Khi có dữ liệu gene sẽ giúp các nghiên cứu tìm ra phác đồ điều trị riêng cho người bệnh, thông tin gene có thể sẽ được bán cho các công ty dược để phục vụ cho việc tạo ra các loại thuốc đặc trị mới.
Vin nhảy vào lĩnh vực này là rất thiết thực, tuy ở Việt Nam còn khá là mới mẻ.
Chuyện lập bản đồ gene chủng tộc thì nhiều nước trên thế giới cũng đã làm. Khi có dữ liệu gene sẽ giúp các nghiên cứu tìm ra phác đồ điều trị riêng cho người bệnh, thông tin gene có thể sẽ được bán cho các công ty dược để phục vụ cho việc tạo ra các loại thuốc đặc trị mới.
Vin nhảy vào lĩnh vực này là rất thiết thực, tuy ở Việt Nam còn khá là mới mẻ.
Link: https://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/trong-nuoc/vingroup-chi-tien-giai-trinh-tu-he-gene-1-000-nguoi-viet-3850405.htmlViện Nghiên cứu Dữ liệu lớn thuộc Vintech (Tập đoàn Vingroup) khởi động dự án đầu tiên sau 4 tháng ra mắt dưới sự điều hành của GS Vũ Hà Văn.
Đây là dự án về hệ gene được cho là có quy mô lớn nhất Đông Nam Á với kinh phí đầu tư 4,5 triệu USD. Thực hiện dự án này, sẽ có 1.000 người Việt được giải trình tự toàn bộ hệ gene để tạo nguồn dữ liệu nền tảng cho các nghiên cứu về gene người Việt cho cộng đồng nghiên cứu trong và ngoài nước.
Nghiên cứu sẽ được khởi động vào đầu năm 2019, kéo dài trong vòng 5 năm chia thành 2 giai đoạn.
Ở giai đoạn 1 (3 năm đầu), các nhà khoa học sẽ triển khai thu thập mẫu của 1.000 người Việt, cùng với các đối tác ở Mỹ, Đức, Singapore và Nhật Bản giải trình và phân tích toàn bộ hệ gene, lập cơ sở dữ liệu biến dị di truyền cho quần thể người Việt.
Từ cơ sở dữ liệu này, các nhà khoa học sẽ xây dựng thêm các danh sách biến dị (panel) tham chiếu phục vụ các nghiên cứu tương quan trên toàn hệ gene, các nghiên cứu về bệnh di truyền và dược học hệ gene (PGx).
Để phục vụ nghiên cứu, Tập đoàn Vingroup cho biết sẽ đầu tư các hệ thống phân tích hiện đại và hệ thống lưu trữ dữ liệu lớn để đáp ứng nhu cầu phân tích và lưu trữ trên.
GS Vũ Hà Văn, Giám đốc khoa học của Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn cho biết, dữ liệu gene là tiền đề cho nghiên cứu trong giai đoạn 2 và tạo nền tảng cho các nghiên cứu về gene khác ở Việt Nam.
"Dự án sẽ đóng góp rất lớn đối với cộng đồng nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến gene ở Việt Nam", GS Vũ Hà Văn nói.
Ở giai đoạn 2, dự án tập trung vào các nghiên cứu tương quan trên toàn hệ gene để phát triển các phương pháp xét nghiệm cho một số bệnh di truyền và phản ứng có hại của thuốc.
Hiện nhóm nghiên cứu của dự án đã hợp tác với các nhà nghiên cứu về hệ gene và các bệnh di truyền tại Mỹ, Đức, Nhật...
Ở lĩnh vực dược học hệ gene (PGx), nhóm nghiên cứu đang hợp tác với các nhóm nghiên cứu trong khu vực Đông Nam Á trong đó có Singapore, Thái Lan, Nhật Bản là những nước tiên phong trong ứng dụng PGx trong lâm sàng.
Xây dựng và phân tích hệ gene người có tác động lớn đến nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó nổi bật là y học, dược học, công nghệ sinh học và nhân chủng học. Các nghiên về gene giúp đưa ra các phát hiện, cảnh báo, và điều trị sớm một số bệnh, cũng như giúp phát triển các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh hướng đến từng cá nhân.
Trước đó sau lễ ra mắt Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn, GS Vũ Hà Văn đã chia sẻ khát vọng xây dựng dữ liệu các ngành để những người trong nước có thể tiếp cận, chuyên gia ở nước ngoài về cũng có thể sử dụng bất cứ lúc nào.
Theo đó các ngành y tế, nông nghiệp, giao thông vận tải... sẽ từng bước được ứng dụng công nghệ để xây dựng dữ liệu ở dạng chuẩn.