Em vô tình đọc được bài này. Dù lời lẽ hơi gay gắt nhưng cũng có logic.
em để nguyên văn:
————————
LỐ LĂNG HẾT SỨC.
Nhà Hát lớn trật cứng, giới tinh hoa của xứ An Nam có mặt đông đủ. Cả thế giới cũng phải giật mình vì trò chơi ngông của lũ trưởng giả học làm sang, bị vợ chồng con buôn họ Phạm dắt mũi với cái giải thưởng lố lăng “Vinfuture”.
Có tiền chơi ngông ai cấm, cả thế giới chẳng đứa nào có tiền mà không khoe khoang, không chuyên cơ, du thuyền, lâu đài, tiệc tùng thâu đêm suốt sáng…
Có tiền khuôn mặt cần phải sáng, phải biết làm từ thiện, lập quỹ này quỹ khác, tài trợ sự kiện này sự kiện kia cho con trẻ, phụ nữ, người khuyết tật… với những khẩu hiệu cao sang đại loại như “không để ai bị bỏ lại phía sau”…
Bill Gate, Elon Musk … và bao nhiêu tỷ phú khác trên thế giới đều chơi ngông như vậy, nhưng không ai trong số họ lố lăng đứng ra để làm nhà tài trợ, người sáng lập ra một giải thường về khoa học và công nghệ toàn cầu. Dù họ là những người làm giàu chính từ khoa học công nghệ, từ sản phẩm hàng hoá mang tính cạnh tranh, ứng dụng cao - Họ xứng đáng được tôn vinh, và được gọi tên một cách tự hào trong lâu đài danh vọng.
Vì họ biết rằng như thế là rất lố lăng, không phải có tiền là cái gì cũng có thể xông vào, trở thành tinh hoa, quý tộc. Những người làm Khoa học, công nghệ mới là “cha” của thiên hạ, mới đích thực là tinh hoa nhân loại, trước họ phải biết khiêm nhường.
Thế mà cái thằng “chân đất mắt toét” làm giàu từ máu và nước mắt của dân nghèo bị cướp đất, lúc nào cũng nơm nớp lo “nuôi béo bị thịt” dám đứng ra làm một giải thưởng hoành tráng nhiều triệu đô la hơn cả giải thưởng Nobel danh giá. Đúng là hợm và lố lăng hết sức.
Chẳng qua cũng chỉ “Bòn nơi khố rách đãi nơi quần hồng”.
Tại sao bảo là lố lăng, hỡm hĩnh?
Vì tìm hiểu kỹ ta mới thấy, một giải thưởng khoa học công nghệ nó có giá trị không phải từ tiền - Nó là uy tín của những con người trong giới khoa học công nghệ tự tạo ra, không phải từ bọn con buôn ban phát.
Những quỹ và giải thưởng khoa học công nghệ được quốc tế công nhận phải có đầy đủ các tiêu chí quy định, không phải cứ có tiền là trở thành người sáng lập, nhà tổ chức.
Thứ nhất, giải thưởng khoa học công nghệ thường đặt theo tên những người có vị trí xứng đáng, có đóng góp lớn lao cho khoa học công nghệ vì thế mới có tên giải thưởng như : Nobel, Fields, Albert Einstein, Blumenthal, Giải Wolf và Giải Dannie Heineman, Priestley, Huy chương Elliott Cresson và Giải thưởng Pfizer về Hóa học Enzyme.
Khoa học máy tính: Giải thưởng Turing, Huy chương Elliott Cresson và Huy chương IEEE Richard W. Hamming, Giải Wolf, Huy chương Boltzmann, Giải Panofsky, Huy chương Max Planck….
Không có giải thưởng nào có cái tên của một doanh nghiệp “Vinfuture” như vợ chồng họ Phạm nghĩ ra.
Vì vợ chồng con buôn này nó chỉ tôn thờ tiền, tôn thờ gì các vị tiền bối khoa học công nghệ.
Tại sao nó không đặt tên giải thưởng là Ông X, ông Y? Hay nó khinh dân tộc mình chẳng có người tài? Hay nó sợ, đặt tên ông mũi lõ, mắt xanh thì nhục cho “đỉnh cao trí tuệ”?
Giải thưởng này chỉ là một hình thức quảng bá cho cái thương hiệu Vin trong tương lai của nhà nó (Vinfuture).
Thứ hai, giải thưởng phải được một hội đồng có uy tín đứng ra tổ chức và đánh giá một cách độc lập, có tôn chỉ mục đích hoạt động rõ ràng không bị tác động của nhà tài chợ.
Hội đồng giải thưởng được công nhận bởi một hội đồng khoa học quốc gia, quốc tế, hoặc một hội đồng có uy tín bởi các nhà khoa học hàng đầu, không phải cứ mời cá nhân các nhà khoa học tạp phế lù vào là thành hội đồng.
Ví dụ:
- Huy chương Fields là giải thưởng được trao cho tối đa 4 nhà toán học không quá 40 tuổi tại mỗi kỳ Đại hội quốc tế (ICM) của Hiệp hội Toán học quốc tế (IMU), được tổ chức 4 năm/lần. Giải thưởng được sáng lập bởi nhà toán học Canada John Charles Fields, lần đầu được trao vào năm 1936, đã bị gián đoạn trong suốt thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai và từ năm 1950 được trao đều đặn.
- Giải thưởng Albert Einstein (tiếng Anh: Albert Einstein Award) là một giải thưởng về Vật lý lý thuyết (theoretical physics) để nhìn nhận các thành tựu nổi bật trong khoa học tự nhiên. Giải này được Quỹ tưởng niệm Lewis và Rosa Strauss (Lewis and Rosa Strauss Memorial Fund) lập ra để vinh danh Albert Einstein nhân kỷ niệm thứ 70 ngày sinh của ông và được trao lần đầu vào năm 1951. Các người đoạt giải do một ủy ban tuyển lựa (ủy ban đầu tiên gồm Einstein, Oppenheimer, von Neumann và Weyl của Institute for Advanced Study, cơ quan quản lý giải này.MLewis L. Strauss đã là một trong các ủy viên quản trị của Viện nói trên.
Ngoài ra, có những giải thưởng do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng cho người có đóng góp quan trọng cho sự tiến bộ của công nghệ ở những vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa hoặc ở các nước thành viên đang phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục, kỹ thuật và phát triển công nghiệp. Giải thưởng lần đầu tiên được tặng vào năm 1968 cho Robert Simpson Silver. Lễ trao tặng diễn ra vào các năm lẻ trùng với Đại hội đồng UNESCO. Giải thưởng gồm 15.000 USD, một Huy chương bạc Albert Einstein.
Đơn cử qua hai ví dụ trên ta thấy, chẳng có tên doanh nhân tỷ phú nào có tên trong hội đồng mà không có chức danh khoa học. Tuyệt nhiên không có tỷ phú nào đứng tên nhà thành lập giải thưởng.
Giới khoa học công nghệ họ có bầu trời bao la của riêng mình, cần gì bọn con buôn dẫn dắt, bảo kê.
Không thể có gì lố lăng hơn.
Chẳng có một giải thưởng khoa học công nghệ nào, mà giới con buôn, giới chính trị ngồi kín hội trường, lên đọc diễn văn chiếm đoạt sân khấu, kể công, ca ngợi thổi đít nhau, như trao giải thưởng trong hội chợ hàng hoá xuất nhập, khẩu lâm thổ sản như thế.