Hình như cụ chuyên gia về kinh tế nhỉ? Nhưng là kinh tế vĩ mô (chính sách thuế, cán cân thanh toán, thặng dư xuất nhập, đầu tư nước ngoài v.v.) hay kinh tế vi mô (nguồn vốn đầu tư, dòng tiền doanh nghiệp, v.v.). OF là diễn đàn mở, chia sẻ kiến thức và quan điểm, ko nhất thiết đúng sai nhưng ko nên dè bỉu người khác, nếu biết hơn và có hứng cũng như có thời gian thì nói để mọi người cùng hiểu.
Quay lại chuyện đầu tư, set-up business, tổ chức holdings, tập đoàn v.v. thì đều theo mục đích, chiến lược và tính toán của nhà đầu tư/chủ sở hữu cả.
Giai đoạn đầu tư nhà máy: đặt ở đâu, thời điểm nào v.v. để có ưu đãi chính sách tối đa về thuế, tiền thuê đất, tối ưu vị trí địa lý. Nhưng ngược lại có phải cam kết gì ko? Bên cạnh đó, rót tiền tỷ đô vào nhà máy nhưng nhìn hàm lượng và tỷ lệ máy móc trong tổng vốn đầu tư xem tiền nó chảy đi đâu? Trong nước được bao nhiêu phần từ dự án đấy hay là chảy ra nước ngoài (máy móc, dây chuyền, công nghệ, bản quyền v.v.) hay trong nước cho lao động xây dựng?
Giai đoạn hoạt động: dòng tiền về phụ thuộc vào thị trường bán sản phẩm, ở đây là từ trong nước. Thế tiền về chảy đi đâu? Nếu nvl và công nghệ mua nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn thì ai cũng biết tiền đi đâu. Tạo công ăn việc làm là tốt nhưng dòng tiền cho trong nước là bao nhiêu trong khi thuế và thuê đất có thể được ưu đãi. Nếu gọi vốn thì có nhà đầu tư nước ngoài thì tốt cho vĩ mô nhưng nếu là trong nước thì tốt cho doanh nghiệp (và cả phát triển kinh tế bằng nội lực nếu có tăng trưởng tốt).
Giai đoạn chuyển ra holdings ra nước ngoài: đương nhiên nếu hoạt động tốt, có lợi nhuận và dòng tiền từ bất kể thị trường nào thì hoàn toàn có thể chảy về công ty mẹ ở nước ngoài nếu ko tái đầu tư. Giá trị doanh nghiệp được đầu tư ở VN tăng lên thì công ty mẹ ở nước ngoài sẽ hưởng. Các ưu đãi chính sách cũng như vậy. Chỉ là vấn đề khi nào họ "hiện thực/realise" dòng tiền hoặc giá trị đó. Còn nếu bảo công ty "ông bà" vẫn ở VN thì tiền cũng sẽ về VN cũng ko sai, nhưng điều đó có xảy ra ko hay bao giờ xảy ra thì cũng khó nói.