Nền kinh tế thị trường là một con bài được các nước phát triển hơn dùng để loại bỏ rào cản cạnh tranh tại nước kém phát triển hơn. Đó cũng là một chiêu bài thôi. Nước nào cũng vì lợi ích của mình cả. Không phải cứ thấy mác đẹp là lao vào mua đâu cụ. Từ bao đời nay mình vẫn muốn phát triển nền kinh tế tự lực, thất bại nhiều lần rồi nhưng vẫn phải làm tiếp cho đến khi thành công mới thôi. Bây giờ để cạnh tranh hoàn toàn tự do như ý muốn của Mĩ và EU thì chắc chắn sẽ trở thành thị trường tiêu thụ hàng hoá thuần tuý, còn ngành dịch vụ chắc chắn sẽ nằm dưới sự kiểm soát của Hoa kiều giống như Malaysia và Indonesia.
Mỗi nước có một đặc thù, tôi không cho rằng quân đội làm kinh tế là tốt nhưng đây là hệ quả của một quá trình lịch sử. Các doanh nghiệp quân đội làm kinh tế không phải tự nhiên mọc ra, có lý do của nó.
Thứ nhất là vào những năm 90, Việt Nam đang duy trì đội quân 1 triệu người sau cuộc chiến tranh với Trung Quốc trong khi đất nước nghèo mạt rệp, cơm cũng không có mà ăn, ngân sách không sao nuôi nổi quân nên phải để các doanh nghiệp quốc phòng tự bung ra tìm nguồn tài chính ngoài ngân sách. Đây chính là khởi nguồn cho việc quân đội làm kinh tế, một hệ quả tất yếu của lịch sử để lại.
Thứ hai là không ngờ quân đội lại làm kinh tế quá tốt. Viettel làm viễn thông quá tốt, tốt hơn gấp vạn so với VNPT trong khi ưu đãi là tương đương.
Bây giờ mới phát sinh ra các quan điểm quân đội không nên làm kinh tế, điều hài hước là quan điểm này lại sinh ra từ việc các doanh nghiệp quân đội làm kinh tế quá tốt. Nhưng vấn đề hiện nay là quân đội đang sở hữu một nền kinh tế 15 tỷ đô la, bảo bỏ thì bỏ ngay thế nào được. Nhưng dần dần sẽ phải xiết lại thôi. Xiết đến đâu phải xem quyền lợi của các bên nữa. Nếu quân đội bỏ làm kinh tế mà ngân sách lại không lo được thì làm thế nào, lúc đấy lại cho làm lại từ đầu à?