Chuyện nó hơi khác cụ ạ. Cụ lấy ví dụ Thăng long và Marlboro, trường hợp này Thăng long đã là nhà sản xuất thuốc lá có số má ở VN, có nhà máy, nhân lực và năng lực sản xuất tốt.Cụ này rất am hiểu về ngành bán dẫn, post nào của cụ ý có liên quan đến chủ đề này, cá nhân tôi đều đọc rất khoái. Nhưng đoạn viết trên rất ngây thơ hoặc cụ ấy cố tình viết trên quan điểm phổ cập giáo dục, viết để khích lệ toàn dân Không thể vì chính phủ có nhời, mà các tập đoàn công nghệ đang có bí quyết đồng ý chuyển giao, đồng thời được cái gật đầu "không phản đối" của chính phủ của tập đoàn công nghệ, thì việc chuyển giao công nghệ sẽ xảy ra. Nhớ lại năm ngoái, covid đương căng, vắc xin khan hiếm. Chính phủ ta đi khắp nơi, cả Nga, cả Mỹ, cả Anh, cả WHO xin họ chuyển giao công nghệ làm vắc xin. Ai cũng hứa giúp đỡ cả, tức là không ai phản đối, không ai thấy phải dè chừng khi chuyển giao công nghệ cho ta, nhưng việc chuyển giao không xảy ra hoặc có thể đã khởi động nhưng chả có kết quả gì cả. Lý do là gì?
Tư bản làm việc với lý do lợi nhuận. Texas Instrumental làm việc với Samsung trên cơ sở nhượng quyền. Tôi ví dụ thế này. Nhà máy thuốc lá Thăng Long sản xuất thuốc lá mác Thăng Long, bán được 10 nghìn một bao. Nay họ hợp tác với Marlboro (tưởng tượng thôi nhé) sản xuất thuốc lá đóng mác Marboro với chi phí sản xuất tương tự mà lại bán được 30 nghìn một bao, có điều phải trả tiền bản quyền (Royalty) cho Marlboro 10 nghìn một bao được bán ra. Thế thì cả hai bên có lợi quá, làm thôi! Hãy tưởng tượng tiếp như thế này. Qua một thời gian, công ty Thăng Long trở nên giỏi hơn nên dần dần tự phát triển sản phẩm của mình, đặt tên là Thăng Long Premium, bán 15 nghìn một bao, chạy như tôm tươi. Tất nhiên là Marlboro không chịu, đòi chia doanh thu của cả sản phẩm này. Không ai chịu ai nên phải mang nhau ra tòa. Tòa xử Thăng Long phải trả cho Marlboro 5 nghìn đồng cho mỗi bao thuốc bán ra trong vòng 10 năm tới.
Ví dụ tưởng tượng trên mô tả mối quan hệ giữa T.I. và Samsung. Vụ kiện xảy ra năm 1996, nhưng trước đó Samsung đã thỏa thuận trả cho T.I. số tiền 1 tỷ đô trong vòng 10 năm để T.I. rút đơn kiện. Năm ngoái, 2021, doanh thu của mảng chip bán dẫn của Samsung đạt 22 tỷ đô. Một thỏa thuận thành công! Điều rút ra ở đây là anh không thể đi loanh quanh với hàm răng hô ở trên, chiếc ca tút rỗng bên dưới để xin nhà này bí quyết làm bún chả, xin nhà kia công thức nấu phở. Người ta có "cho", xin về có khi anh cũng chẳng làm được. Người ta phải thấy anh có quân cán hùng hậu, mặt bằng thuận tiện, con người thì đã biết cách quản lý vận hành, có khi người ta sẽ chuyển giao để đỡ phải làm mà vẫn có thu.
Còn lúc Samsung định SX chip thì SS hoàn toàn là tay mới, cơ sở, nhân lực, kiến thức, thị trường vv là con số 0 tròn trĩnh.
Vị thế của các công ty Hàn quốc lúc đó cũng khác xa so với bây giờ. Có thể nói các công ty Hàn quốc không có bất cứ một tư thế nào trước các công ty lớn của Mỹ và Nhật.
Trong trường hợp đó, cụ nghĩ tự Samsung đi gõ cửa Fujitsu và TI mà họ đồng ý chuyển giao công nghệ, lại là loại công nghệ thời thượng, cốt lõi như sản xuất chip nhớ?
Sở dĩ tôi biết chuyện là vì năm 2015 sang Đài loan tôi có được đọc 1 tài liệu nội bộ về ngành CN bán dẫn Hàn quốc. Trong đó nói rằng đầu tiên lúc định làm chip thì về công nghệ, SS không biết bắt đầu từ đâu mới đi nhờ Sharp (do SS có liên doanh lắp ráp đồ điện tử Sharp), Sharp tốt bụng chỉ sang Fujitsu. SS mới nhờ cả Sharp và chính phủ Hàn tiếp xúc với Fujitsu. Fujitsu "tốt bụng" nhận lời và giới thiệu luôn cả TI vì F. đang liên doanh với TI sản xuất cả chip và máy gia công trong ngành chip.
Tất nhiên ở đây các suy tính về lợi nhuận chiếm tai trò quyết định, vì khi nhận chuyển giao công nghệ cho SS thì Fujitsu và TI bán được cả công nghệ, vật liệu và thiết bị. Nhưng nếu như không có ảnh hưởng của cả Sharp và chính quyền HQ thì chắc chắn Fuj và TI không đời nào nhận chuyển giao cho SS, vì trước đó họ có quan hệ gì với SS đâu.
Nói về công nghệ vắc-xin covid thì ngay từ đầu tôi đã thấy việc vận động chuyển giao bí quyết là cực kỳ ngây thơ, hoặc có thể không ngây thơ nhưng các bác lấy đó như bài để xin vắc-xin (mày không cho được bí quyết thì cho tao sản phẩm đi, nhiều 1 chút là được).
Đương nhiên là thời 2020-2021 sẽ không ai chuyển giao công nghệ vắc xin covid vì đó đang hoặc là con gà đẻ trứng kim cương, hoặc là công cụ gây ảnh hưởng và vị thế toàn thế giới. Có điên mới chuyển giao lúc đó.
Cái mà tôi muốn nói ở mảng SX chip là hiện tại, ngay cả với các mảng phụ/cũ của SX chip (như đúc chip tiến trình trên 200nm) thì Mỹ, Nhật cũng e ngại chuyển giao công nghệ, mặc dù chúng không còn nhiều ý nghĩa với họ. Lúc đó, có thể chỉ cần thêm 1 vài lời của phía chính phủ VN là các tập đoàn Mỹ/Nhật, nhất là Mỹ sẽ đồng ý chuyển giao. Việt nam cũng chỉ cần như vậy. Còn ở các mảng cốt lõi của SX chip thì đừng nên hy vọng.
Chỉnh sửa cuối: