[TT Hữu ích] Việt Nam xưa (Phần 1)

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực

Đài ra đa Cam Ranh, còn gọi là đài Lo ren, con mắt thần của Đông Nam Á, trước 1975 nó là đài ra đa hiện đại nhất Châu Á, có thể phát hiện ra một quả bóng chày đang bay trong bán kính 400 km
Đó chính là lý do sau năm 1975 Liên Xô bằng mọi giá đòi thuê lại căn cứ chiến lược này
Cam Ranh có vị trí địa chiến lược tối quan trọng ở Đông Nam Á, từ Cam Ranh nếu bố trí tên lửa bờ biển thì tối đa không quá 5 phut có thể tấn công hủy diêt toàn bộ hạm đội Nam Hải của Trung Quốc. Hiện nay Trung Quốc rất ngại Cam Ranh,
Cụ ơi đây là an-ten của hệ thống Integrated Communications System (ICS) của Mỹ truyền số liệu và tiếng nói, tại Vũng Tàu (là đầu mối) đưa về Mỹ bằng cáp biển qua ngả Thái Lan sử dụng sóng ngắn và tropospheric scatter nên còn gọi là Đài TROPO, kết nối Vũng Tàu với Cần Thơ, Long Bình, Biên Hoà, Pleiku và Cam Ranh kể cả phi trường Vũng Tàu
Người chụp bức hình này là John Hansen
Ông viết: I worked here with ITT Federal Electric from mid-1971 to the summer of 1973. All photos were taken in August 1972.
Cam Ranh Bay antennas (left), with those looking toward Pleiku behind

 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Đài TROPO Vũng Tàu đây ạ





























 

Nam Kỳ thuộc Pháp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-577096
Ngày cấp bằng
3/7/18
Số km
192
Động cơ
141,990 Mã lực
Tuổi
40

Cánh chim câu trên đầu họng súng...
Cảm ơn tác giả đã cho ta bức ảnh hêt sức ý nghĩa
 

Nam Kỳ thuộc Pháp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-577096
Ngày cấp bằng
3/7/18
Số km
192
Động cơ
141,990 Mã lực
Tuổi
40

Từ góc nhìn này có thể thấy rõ Ngân hàng Đông Dương và Sở Thuế quan Sài Gòn
 

Nam Kỳ thuộc Pháp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-577096
Ngày cấp bằng
3/7/18
Số km
192
Động cơ
141,990 Mã lực
Tuổi
40


nơi cạnh dưới là Dinh Thương thơ Nội Vụ
 
Chỉnh sửa cuối:

Nam Kỳ thuộc Pháp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-577096
Ngày cấp bằng
3/7/18
Số km
192
Động cơ
141,990 Mã lực
Tuổi
40
Thế hệ những người sinh vào thập niên 1940 tại miền Nam nay còn không ít, cũng không nhiều. Số người không còn phần vì tuổi tác, bệnh tật, phần vì đã trải qua nhiều thăng trầm dâu bể của những năm trước và sau 30-4-1975: chiến trận, tù đày, những cuộc vượt biển kinh hoàng…, số người còn trụ lại kẻ thì sống tha hương trên xứ người, người ở lại Việt Nam thì phần đông cũng lang thang bên lề cuộc sống, tuổi tác chất chồng, sống bằng ký ức hơn là những dự phóng tương lai.

Trong tay không còn bao nhiêu tư liệu chính thức về một thời kỳ giáo dục đã trải qua năm, sáu mươi năm, chỉ còn một mớ ký ức sót lại trong đầu, hy vọng rằng những bạn đọc là chứng nhân của thời kỳ này sẵn lòng bổ khuyết, đính chính cho những sai sót của một bộ nhớ đã trải qua nhiều thử thách của thời gian và thời cuộc. Bởi vậy mà mấy bài viết này có tên là “Ký ức vụn”, không mang ý nghĩa một biên khảo, mà chỉ nhằm giúp người đọc có chút ý niệm tổng quát về một nền học đã mai một từ hơn nửa thế kỷ đã qua.

miền Nam thời Đệ nhất Cộng hòa
Học viện Quốc gia Hành chánh được xây mới năm 1962.
CHUYỆN HỌC
Sơ lược việc học trước thời Đệ Nhất Cộng Hòa
Những năm trước năm 1954, không thấy có chương trình giáo dục mầm non dành cho lứa tuổi dưới 6. Thường một đứa bé đến 6 tuổi, thậm chí 7-8 tuổi hay hơn nữa, mới được cha mẹ cho đi học lớp đầu đời là lớp năm, bậc tiểu học. Trước thời Đệ nhất Cộng hòa, hệ thống giáo dục tại Việt Nam cũng có ba bậc học chính là Tiểu học, Trung học và Đại học, song ở hai bậc học đầu, mỗi bậc lại chia thành hai cấp. Ở bậc Tiểu học, lớp khởi đầu là lớp Năm hay lớp Đồng ấu (Cours Enfantin), kế đến là lớp Tư hay lớp Dự bị (Cours Préparatoire), lớp Ba hay lớp Sơ đẳng (Cours Elémentaire). Cả ba lớp này thuộc cấp Sơ học, học xong, học sinh thi lấy bằng Sơ học Yếu lược (Primaire Elémentaire).

miền Nam thời Đệ nhất Cộng hòa

Sau cấp Sơ học là cấp Tiểu học gồm ba lớp: lớp Nhì một năm (Cours Moyen de 1ère Année), lớp Nhì hai năm (Cours Moyen de 2è Année), và lớp Nhất (Cours Supérieur). Xong lớp Nhất, học sinh thi lấy bằng Tiểu học (Certificat D’Etude Primaire Complémentaire Indochinois, viết tắt là C.E.P.C.I), ai thi đỗ mới được học lên bậc Trung học. Thời đó, có bằng CEPCI đã đủ tự hào với làng trên xóm dưới rồi, “trâm” tiếng Tây với Tây đủ để trẻ em trong làng khiếp sợ. Thời kỳ trước Đệ nhất Cộng hòa, học sinh đỗ Tiểu học xong không vào ngay lớp Đệ nhất niên mà còn phải trải qua một lớp trung gian là lớp Tiếp liên (Cours Certifié), hết năm này mới vào lớp Đệ nhất niên của bậc Trung học. Thời Pháp thuộc, bậc học này cũng chia làm hai cấp: Cao đẳng Tiểu học và Trung học. Bốn năm Cao đẳng Tiểu học gồm các lớp: Đệ nhất niên, Đệ nhị niên, Đệ tam niên và Đệ tứ niên. Học xong bậc này, học sinh thi lấy bằng Thành Chung (Diplôme d’Étude Primaire Supérieur Franco-Indigène), người Việt bình dân lúc bấy giờ vẫn quen gọi là “bằng Đít-lôm”.

miền Nam thời Đệ nhất Cộng hòa

Sau bằng Thành chung, học sinh học lên bậc Tú tài. Kể từ cuối thập niên 1920, chương trình thi bậc Tú tài đã được Nha Học chính Đông Pháp qui định, gồm hai kỳ thi cách nhau một năm, kỳ thi lấy bằng Tú tài I hay Tú tài bán phần (Baccalauréat Première Partie) và kỳ thi Tú tài II hay Tú tài toàn phần (Baccalauréat Deuxième Partie, gọi tắt là BAC). Người dự thi Tú tài toàn phần bắt buộc phải có bằng Tú tài bán phần.
Nguồn https://m.trithucvn.net/van-hoa/ky-uc-vun-ve-chuyen-hoc-o-mien-nam-thoi-de-nhat-cong-hoa.html
Sưu tầm: vozforum
#infydude-TCT
 

One-77

Xe cút kít
Biển số
OF-64321
Ngày cấp bằng
17/5/10
Số km
19,790
Động cơ
1,837,880 Mã lực
Em vào xem ảnh:)
 

Nam Kỳ thuộc Pháp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-577096
Ngày cấp bằng
3/7/18
Số km
192
Động cơ
141,990 Mã lực
Tuổi
40
Ga Hàng Cỏ, Hà Nội


Ga Hàng Cỏ, Hà Nội đón Toàng quyền Đông Dương


Ga Hàng Cỏ, Hà Nội 1940


Ga Hàng Cỏ, Hà Nội


Ga Hàng Cỏ, Hà Nội lúc mới xây dựng


Bức ảnh sớm nhất tới nay được tìm thấy chụp về Ga Hà Nội. Có lẽ là khoảng năm 1899, cùng thời điểm bắt đầu đổ móng làm cầu Pông Đù mẹ
 

Nam Kỳ thuộc Pháp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-577096
Ngày cấp bằng
3/7/18
Số km
192
Động cơ
141,990 Mã lực
Tuổi
40











bức không ảnh Hà Nội năm 1929 chụp Hồ Gươm này cho thấy đến thời điểm chụp bức ảnh thì Tòa nhà Bưu điện đầu tiên của Hà Nội có đồng hồ trên tháp mái vẫn còn tồn tại, nhưng thật khó hiểu là sau đó nó lại bị phá đi, và những bức không ảnh sau này cho thấy cùng một vị trí đó chỉ còn là mảnh đât trống
 

Nam Kỳ thuộc Pháp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-577096
Ngày cấp bằng
3/7/18
Số km
192
Động cơ
141,990 Mã lực
Tuổi
40
Hà Nội đầu thế kỷ 20


1945 – Bắc Bộ Phủ với cờ Quẻ Ly trên nóc. Trước 1945 là Dinh Thống sứ Bắc Kỳ, sau khi Nhật Bản đảo chính, trao "độc lập" cho vua Bảo Đại, Toà nhà này trở thành Bắc Bộ Phủ – Trụ sở của Quan khâm sai Bắc Kỳ


1951 – Hồ Trúc Bạch và Hồ Tây
Nhìn bộ quân phục của anh lính cảnh vệ ngoài dinh thì chắc chắn không phải là giai đoạn 1945 như bác Ngao nói, bộ quân phục này xuất hiện ở lính Việt Nam "quốc gia" giai đoạn 1949-1953. Bác Ngao có sự nhầm lẫn
 

Nam Kỳ thuộc Pháp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-577096
Ngày cấp bằng
3/7/18
Số km
192
Động cơ
141,990 Mã lực
Tuổi
40
















Nhà Đoan, tức Sở Thuế quan thời Pháp thuộc, nay là Tòa Sở kế hoạch đầu tư Hải Phòng
 

Nam Kỳ thuộc Pháp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-577096
Ngày cấp bằng
3/7/18
Số km
192
Động cơ
141,990 Mã lực
Tuổi
40
những công trình do Phú Lăng Xa xây hầu hết đều nằm ở vị trí rất đắc địa, ngã ba ngã tư trung tâm thành phố. Cơ mà ngày xưa Hà Nội, Hải Phòng và Sài gòn toàn ao chuôm với nhà tranh vách đất, Pháp sang san lấp toàn bộ và làm mới lại hết từ đầu, có thể nói công lao của họ trong việc quy hoạch thành phố là rất lớn. Tuy nhiên, ngày nay đô thị phát triển, công sở cũ thời Pháp có cái thì xuống cấp không thể cải tạo nổi nữa, mưa là dột, ẩm mốc, rồi lại bị chia năm xẻ bảy, cái thì chia cho cán bộ, cái thì cho tư nhân thuê làm cửa hàng, cái thì chờ sập. Chính quyền họ cũng có cái khó của họ, bảo tồn thì đâu có tiền, mà làm lại mới thì tư nhân muốn xây villa hoặc đập đi làm tòa cao ốc 20=30 tầng chứ ai muốn bỏ cả trăm tỷ bảo tồn tòa nhà cũ này làm gì?
Các bác nên nhớ thời điểm năm 1997 khi giá vàng có 8-900k một chỉ mà giá trị gói thầu phục chế trùng tu nhà hát lớn Hà Nội đã gần 700 tỷ đồng, thật không thể tưởng tượng nổi néu quy ra thời giá hiện nay là bao nhiêu, có những viên ngói phải lên tận Lai Châu đẽo từng viên về lắp thủ công vì không tài nào tìm ra đúng chủng loại ngói ác doa nguyên bản ngày xưa, và cũng 100 năm tồn tại nó mới được duy tu lần đầu tiên.
Tất nhiên không phải công trình nào cũng được sự ưu ái và may mắn như Nhà hát lớn.
Còn 80% các kiến trúc Pháp cổ, chủ yếu ở Hà Nội đang chờ sập.
Và cũng 80% kiến trúc Pháp cổ ở Sài Gòn đã bị phá sạch do giá đất lên hàng trăm triệu một mét vuông , ai cũng muốn lấy lại mặt bằng để xây cao ốc, xây building v.v...
Chỉ còn độ 20% còn lại là nguyên vẹn, trong đó 10% đã rơi vào các công trình tiêu biểu di tích cấp quốc gia không ai dám đụng đến, còn độ 10% là sang tay chuyển nhượng cho tư nhân hoặc chia cho các ông "Tướng" về hưu, không biết giờ ai đang quản lý nó nữa...?
Đà Lạt trước 1975 có hơn 30.000 biệt thự cổ, vào loại nhất Châu Á chứ đừng nói Việt Nam, mà nay chỉ còn độ 1200..?
Nhiều lúc chỉ muốn khóc, khóc vì sự phá hoại di tích cổ, khóc vì chúng ta không biết gìn giữ văn hóa.
Tât nhiên, có những cái lỗi thời buộc phải phá, nhưng có những cái thực sự có giá trị tại sao lại phá ?
Nếu không đủ tiền để phục chế duy tu thì bán đấu giá cho tư nhân, họ sẵn sàng bỏ hàng trăm tỷ ra mua lại, họ có tiền họ sẽ bảo tồn được, còn hơn là gắn mác "công" rồi chờ sập lay lắt hết tháng này ngày khác, và một ngày nào đó đẹp trời ta chỉ còn thấy trong những tấm bưu ảnh cổ như nhà 107 Trần Hưng Đạo trụ sở Hội Tâm Điểm ngày xưa?
Trân trọng !












































Nhiều năm hoà bình, còi đặt trên nóc Nhà Hát Lớn là còi tầm làm việc của thành phố. Những năm chiến tranh chống Mỹ, còi tầm Nhà Hát Lớn Hà Nội thành còi báo động máy bay địch xâm lấn bầu trời thành phố. Nhưng chính những năm ấy, Nhà Hát Lớn Hà Nội là nơi trình diễn của Dàn Nhạc Giao Hưởng Quốc Gia Việt Nam, trình diễn những vở opera nước ngoài và Việt Nam như “Cô Sao” của Đỗ Nhuận, “Bên bờ Kroong Pa” của Nhật Lai… Ngày ấy, Nhà Hát Lớn là đại bản doanh của Nhà Hát thanh thiếu niên. Nhiều ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng trưởng thành từ đây như Hồng Kỳ, Ái Vân … Nhưng cũng chính thời bao cấp, do tầm nhìn hạn hẹp, người ta đã đem đục hết các phù điêu hài đồng, các thánh trên trần Nhà Hát Lớn. Đấy là điều đáng tiếc, mặc dù cuối thế kỷ XX, Nhà Hát Lớn Hà Nội đã được trùng tu nhưng các phù điêu thì không thể đắp lại.
 
Chỉnh sửa cuối:

Nam Kỳ thuộc Pháp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-577096
Ngày cấp bằng
3/7/18
Số km
192
Động cơ
141,990 Mã lực
Tuổi
40








Người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên mà Pháp gọi là "mọi"
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top