Em không rõ quy chế đấu thầu mua gạo dự trữ quốc gia như thế nào nhưng nếu nó đơn thuần là một giao dịch kinh tế thì việc các doanh nghiệp trúng thầu rồi không tiếp tục thực hiện nữa cũng là chuyện bình thường. Khi nộp hồ sơ dự thầu, về nguyên tắc họ đã phải có bảo lãnh ngân hàng và nếu không tiếp tục thực hiện, họ đương nhiên mất tiền trong bảo lãnh dự thầu. Là doanh nghiệp, trong tình hình này, khi nhà nước chưa và không hỗ trợ hoạt động của họ thì đương nhiên họ phải chọn phương án ít ảnh hưởng về mặt kinh tế nhất. Cá nhân em hoàn toàn thông cảm.
Ngoài vụ ấy, em cho rằng đề xuất không cho xuất khẩu gạo giá rẻ cho đến khi Nhà nước mua xong dự trữ quốc gia của Bộ Tài chính có vẻ hợp lý hơn, vừa đảm bảo dự trữ nhà nước mua đủ, vừa đảm bảo tiếp tục nguồn cung, tránh thiệt hại cho các loại gạo thơm, cao cấp. Khi ngừng xuất khẩu gạo giá rẻ thì dự trữ nhà nước em cho là đầy ngay tắp lự khi lượng lớn gạo sản xuất vẫn là gạo giá rẻ xuất đi với giá thấp hơn nhiều gạo thơm.
Còn 1 việc nữa, quota 400k tấn nghe thì hợp lý nhưng mọi người có thể thấy ngay là đội Bộ Công thương và TCHQ thực hiện nó vô trách nhiệm như thế nào và đề nghị của ông Tổng giám đốc Trung An, cho XK trước những hàng đã nằm cảng từ cuối tháng 03 trước khi được đăng ký quota mới là cực kỳ hợp lý, hài hòa lợi ích thay vì bỗng dưng 1 ông con buôn đúng nghĩa (Intimex) bụp cái đăng ký được tới gần 1/4 lượng xuất, có công bằng với những doanh nghiệp gắn bó lợi ích, hỗ trợ và bao tiêu cho nông dân không?