Việt Nam không nên mua F-16

Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,837
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Mỹ nó bỏ tên lửa tầm xa khỏi trang bị từ lâu rồi. Quyết định vào gần hơn để bắn bằng tầm trung và tầm ngắn.
Nga không biết đã loại tên lửa tầm xa khỏi trang bị chưa?
Bỏ là chuẩn .. bây h chú nào chả có gây nhiễu với chát, phờ le ... lrm không ăn thua .. chủ yếu để dọa .. tầm trung & ngắn 5-70km trở lại là hợp lý ...
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
cụ coi dùm em bài về radar dẫn đường chủ động và bán chủ động đi ạ
radar chủ động
https://en.wikipedia.org/wiki/Active_radar_homing
radar bán chủ động
https://en.wikipedia.org/wiki/Semi-active_radar_homing
1 bài viết nhỏ về 3 cơ chế hoạt động của tên lửa đối không: chủ động,bán chủ động và hồng ngoại
http://news.zing.vn/cach-may-bay-khoa-va-diet-muc-tieu-bang-ten-lua-post606153.html
Hiện tại ngoài các loại tên lửa đối không tầm siêu xa như R37(gần 400km) là dùng kết hợp 2 kiểu dẫn đường ra em chưa thấy loại tên lửa đối không nào làm như thế cả
Khổ ghê. Thèng nhà báo nó nói đúng những gì em mí lão blackuday nói còn gì. Tại cụ đọc báo mà không hiểu gì =))
 

blackuday

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302334
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
232
Động cơ
308,120 Mã lực
Ba Lan tuyên bố sẽ không mua F-16 cũ của Mỹ
(Vũ khí) - Chính phủ Ba Lan đã thay đổi quyết định mua F-16A/ B Fighting Falcons do Mỹ sản xuất để thay thế các máy bay tiêm kích dòng Su và MiG của Nga.
Trong bản tuyên bố mới của Bartosz Kownacki – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ba Lan tới Quốc hội, ông cho biết: “Sau khi Bộ Quốc phòng, tổng tư lệnh lực lượng vũ trang Ba Lan và các bên liên quan thực hiện phân tích việc mua lại máy bay F-16A cũ cho rằng đây không phải hướng đúng”.

Kownacki nói với một ủy ban nghị viện rằng: “Chúng tôi sẽ không mua các phiên bản cũ của F-16”.


Ngày 19/9/2016, hai chiếc F-16 Fighting Falcons của Không quân Nam Dakota đến Lask Air Base (Ba Lan) sau khi hoàn thành nhiệm vụ đào tạo.
Với việc đưa F-16 cũ để thay thế Su-22 và MiG-29 vủa Nga, Bộ trưởng đã không đưa ra con số cụ thể nhưng theo ông, chi phí hiện đại hóa các máy báy F-16 cũ sẽ phải bỏ ra là rất lớn.

Gen. Jan Sliwka, Phó chỉ huy lực lượng vũ trang Ba Lan cho biết, các quan chức đã rất ngạc nhiên vì những chi phí cao do Romania trả cho việc mua và nâng cấp chiếc F-16A/Bs từ Bồ Đào Nha. “Nó còn đắt hơn giá so với một số máy bay chiến đấu mới”, Sliwka nói.

Trước đó vào tháng 1/2017, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Antoni Macierewicz cho biết, cơ quan này chuẩn bị khởi động đối thoại kỹ thuật với các nhà máy sản xuất máy bay chiến đấu nhằm tìm ra gương mặt mới thay thế cho pho đội Mi-24 trong biên chế.

Hiện, Ba Lan đang cân nhắc mua 50 – 100 chiếc F-16 của Lockheed Martin Corp.

Đồng thời, Kownacki nói trên tờ Nhật báo địa phương Gazeta Prawana rằng: “Đúng là Ba Lan đang cần máy bay chiến đấu mới nhưng chúng tôi đang tiến hành phân tích việc mua lại máy bay F-16 cũ có hiệu quả về mặt kinh tế hay không”.

Cơ quan này cũng đang có một sự lựa chọn khác là mua F-35 Joint Strike Fighter, nhưng ông Kownacki cho rằng việc mua F-35s là “không hợp lý về mặt kinh tế nên chúng ta sẽ phải đưa ra một sự lựa chọn đúng đắn”.

Hiện tại, Ba Lan đang có 48 chiếc F16-C/Ds và chúng có thể vận hành trong ít nhất 30 năm nữa để nghĩ tới việc nâng cấp.
 

blackuday

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302334
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
232
Động cơ
308,120 Mã lực
Máy bay tiêm kích của Mỹ F-16 lại gặp sự cố
(Vũ khí) - Máy bay tiêm kích F-16 gặp sự cố khi đang thực hiện nhiệm vụ và phi công đã buộc phải tách hai thùng nhiên liệu của chúng vào không trung.
Một máy bay tiêm kích của F-16 Không quân Mỹ đã phải thả hai thùng nhiên liệu ra bên ngoài khi đang bay trên không phận Hàn Quốc, tin từ kênh truyền hình “Star”.

Chiếc máy bay tiêm kích đang bay theo nhiệm vụ thì gặp vấn đề khẩn cấp. Máy bay này đã buộc phải tách những thùng nhiên liệu này trực tiếp vào không khí. Hai thùng nhiên liệu được xác định lượng nhiên liệu kiểu tụ điện, chúng được ném xuống mặt đất và nhiều lo ngại rằng, nhiên liệu sẽ gây hại cho môi trường.


Máy bay tiêm kích đa năng thế hệ thứ 4 F-16 của Mỹ lập kỷ lục về số lần gặp sự cố, tai nạn.
Hai thùng nhiên liệu được thả xuống gần thành phố Gunsan (tỉnh Bắc Jeolla) của Hàn Quốc. Đây là thành phố được đặt một trong những căn cứ không quân của Mỹ.

Trước đó Mỹ và Hàn Quốc đã tham gia cuộc tập trận chung mang tên Foal Eagle. Thời gian dự kiến bắt đầu từ 1/3 đến cuối tháng 4, hãng Yonhap cho biết. Vào ngày 13/3 quân độ hai nước cũng đã tiến hành cuộc tập trận chung Key Resolve. Lầu Năm Góc đã gửi đến đây tàu sân bay của mình mang tên USS Carl Vinson, ngoài ra còn có các máy bay tiêm kích tàng hình F-35, cường kích và các máy bay ném bom B-1B và B-52.

Theo báo cáo chính thức của quân đội Mỹ, vụ việc không làm ai bị thương. Đại diện của quân đội Mỹ giải thích rằng, việc tách các thùng nhiên liệu để bảo đảm an toàn cho các máy bay khi gặp sự cố là hoàn toàn bình thường và được sự cho phép của họ. Nguyên nhân dẫn đến sự việc này đang được tìm hiểu, tuy nhiên theo một số nguồn tin có thể bên ngoài buồng lái gặp vấn đề và điều kiện bay.

Hiện tại việc tìm kiếm thùng nhiên liệu bị mất vẫn đang tiếp tục để ngắn chặn rò rỉ nhiên liệu ra môi trường. Được biết mỗi thùng có thể tích 1370 lít, các thông tin khác liên quan hiện vẫn đang được phía quân đội Mỹ giấu kín.

Sự cố xảy ra với loại máy bay tiêm kích đang được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới với hơn 4500 trang bị cho hơn 25 quốc gia.

Mặc dù được các quốc gia tin dùng và với số lượng lớn nhưng F-16 là một trong những máy bay tiêm kích thế hệ thứ 4 gặp các sự cố và tai nạn nhiều nhất.

Theo thống kê đến thời điểm này đã có 484 chiếc F-16 của Không quân Mỹ bị tai nạn tính đến đầu 2016, đặc biệt trong giai đoạn từ 2003 đến 2016 số vụ tai nạn xảy ra rất nhiều và thường xuyên, trung bình mỗi năm khoảng 12 chiếc gặp tai nạn.

Còn trên thế giới cho tới tháng 6/2016 đã có khoảng 835 chiếc F-16 gặp tai nạn, chiếm hơn 18% tổng số F-16 được sản xuất. Trong số này 652 chiếc bị phá hủy hoàn toàn chiếm 14,4 %. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với các loại máy bay cùng thời như F-15 (10,1 %), F/A-18 (12 %), Su-27 (4%).
 

trinhhunghb

Xe lăn
Biển số
OF-351322
Ngày cấp bằng
18/1/15
Số km
14,914
Động cơ
1,029,990 Mã lực
Em chỉ vào đọc tìm hiểu thôi
 

Macgregor

Xe điện
Biển số
OF-349101
Ngày cấp bằng
2/1/15
Số km
2,589
Động cơ
-10,074 Mã lực
Nơi ở
Hai Phong
làm gì đủ xèng mà chơi
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,591
Động cơ
588,163 Mã lực
Phải công nhận hàng Mỹ nhìn bao giờ cũng "nuột"
 

duoiuoicon2006

Xe buýt
Biển số
OF-55365
Ngày cấp bằng
20/1/10
Số km
788
Động cơ
456,284 Mã lực
Máy bay tiêm kích thả thùng nhiên liệu là bình thường mà. Sắp oánh nhau dogfight hoặc bị bắn tên lửa thì phải thả thật nhanh để còn né đòn chứ, đeo ba cái quả tạ đó thì nổ to lắm à :D Mà cháu cũng éo hiểu cái "bình nhiên liệu kiểu tụ điện" là như thế nào :D
Với cả, máy bay rơi thì cũng là bình thường, vì nó là đồ kỹ thuật cực cao, nhiều chi tiết điện tử nên cái chuyện hỏng là bình thường, chỉ có cố gắng duy trì để nó không hỏng thôi.
Chỉ có, phi công mà bị toi thì là không bình thường thôi :D vì chế độ cứu hộ của máy bay rất ngon, có cả tên lửa đẩy lắp dưới ghế cơ mà :D
 

born2go

Xe điện
Biển số
OF-359322
Ngày cấp bằng
21/3/15
Số km
3,044
Động cơ
283,295 Mã lực
Máy bay nó bay nhiều thì chả hỏng nhiều, so sao được với cái máy bay đắp chiếu dưới đất chả bao giờ gặp sự cố. Nhìn số giờ bảo dưỡng trên mỗi giờ bay thì biết là không phải đồ dành cho nhà nghèo rồi
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Máy bay nó bay nhiều thì chả hỏng nhiều, so sao được với cái máy bay đắp chiếu dưới đất chả bao giờ gặp sự cố. Nhìn số giờ bảo dưỡng trên mỗi giờ bay thì biết là không phải đồ dành cho nhà nghèo rồi
Vậy máy bay chở khách phải rơi lia liạ chứ đúng ko ?
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Máy bay tiêm kích thả thùng nhiên liệu là bình thường mà. Sắp oánh nhau dogfight hoặc bị bắn tên lửa thì phải thả thật nhanh để còn né đòn chứ, đeo ba cái quả tạ đó thì nổ to lắm à :D Mà cháu cũng éo hiểu cái "bình nhiên liệu kiểu tụ điện" là như thế nào :D
Với cả, máy bay rơi thì cũng là bình thường, vì nó là đồ kỹ thuật cực cao, nhiều chi tiết điện tử nên cái chuyện hỏng là bình thường, chỉ có cố gắng duy trì để nó không hỏng thôi.
Chỉ có, phi công mà bị toi thì là không bình thường thôi :D vì chế độ cứu hộ của máy bay rất ngon, có cả tên lửa đẩy lắp dưới ghế cơ mà :D
thế có biết đối thủ ở phương nào ko mà kịp thả ?
 

born2go

Xe điện
Biển số
OF-359322
Ngày cấp bằng
21/3/15
Số km
3,044
Động cơ
283,295 Mã lực
Vậy máy bay chở khách phải rơi lia liạ chứ đúng ko ?
Cụ không thấy là máy bay ở Mẽo tai nạn liên tọi đấy sao, còn ở VN mình thì thi thoảng có sự cố gọi là trợt da tí. Cơ bản là những vụ máy bay lớn nó hiếm thôi, chứ máy bay nhỏ thì ngày nào chả có.

Còn so sánh thì nó phải đồng cân lạng, so bay chở khách với máy bay chiến đấu nó không fair, điều kiện hoạt động khác nhau quá xa :)
 

duoiuoicon2006

Xe buýt
Biển số
OF-55365
Ngày cấp bằng
20/1/10
Số km
788
Động cơ
456,284 Mã lực
thế có biết đối thủ ở phương nào ko mà kịp thả ?
Cụ hỏi thế là thế nào, cháu không hiểu???? máy bay tiêm kích có chế độ báo động khi bị bắt tên lửa, kiểu như cảm biến lùi ở ô tô ấy. nó kêu um lên thì biết là bị bắn chứ sao nữa!!!
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Cụ hỏi thế là thế nào, cháu không hiểu???? máy bay tiêm kích có chế độ báo động khi bị bắt tên lửa, kiểu như cảm biến lùi ở ô tô ấy. nó kêu um lên thì biết là bị bắn chứ sao nữa!!!
chế độ gì thế ? nếu ý em nói RWR thì bậy rồi, máy bay đối thủ dùng radar AESA, IRST thì báo bằng mắt bây giờ là năm 2017 rồi ko phải chiến tranh vùng vịnh 1991 đâu, cảm biến lùi của oto chỉ cảnh báo vật thể vật lý phía sau khi cách khoảng vài m hoặc chục, trăm mm. Còn máy bay làm gì có cảm biến nào như vậy ? mà cách vài m thì làm sao né kịp ? khi tên lửa có tốc độ cao, chứ ko phải là bức tường hay cái xe oto phía sau. Tên lửa nó còn cơ động cao hơn cả chiếc máy bay
 

duoiuoicon2006

Xe buýt
Biển số
OF-55365
Ngày cấp bằng
20/1/10
Số km
788
Động cơ
456,284 Mã lực
chế độ gì thế ? nếu ý em nói RWR thì bậy rồi, máy bay đối thủ dùng radar AESA, IRST thì báo bằng mắt bây giờ là năm 2017 rồi ko phải chiến tranh vùng vịnh 1991 đâu, cảm biến lùi của oto chỉ cảnh báo vật thể vật lý phía sau khi cách khoảng vài m hoặc chục, trăm mm. Còn máy bay làm gì có cảm biến nào như vậy ? mà cách vài m thì làm sao né kịp ? khi tên lửa có tốc độ cao, chứ ko phải là bức tường hay cái xe oto phía sau. Tên lửa nó còn cơ động cao hơn cả chiếc máy bay

Cháu miêu tả kiểu nông rân cho dễ hiểu thôi ạ hehe... Với lại, tên lửa cánh nhỏ, máy bay cánh rộng hơn nên sẽ cơ động hơn, chỉ có vận tốc kém hơn thôi. Có nhiều kiểu né tên lửa, ví dụ như kiểu phóng mồi như trên, nếu không biết nó bắn thì làm sao phóng mồi được, hoặc thả nhiễu ra đa :D hoặc là kiểu "khiêu vũ với tử thần", tức là né tên lửa bằng cách điều khiển máy bay né khỏi quỹ đạo bay của nó thôi, chắc kiểu này chỉ ngày xưa thôi, vì bây giờ toàn loại hiện đại tầm nhiệt fire and forget.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực

Cháu miêu tả kiểu nông rân cho dễ hiểu thôi ạ hehe... Với lại, tên lửa cánh nhỏ, máy bay cánh rộng hơn nên sẽ cơ động hơn, chỉ có vận tốc kém hơn thôi. Có nhiều kiểu né tên lửa, ví dụ như kiểu phóng mồi như trên, nếu không biết nó bắn thì làm sao phóng mồi được, hoặc thả nhiễu ra đa :D hoặc là kiểu "khiêu vũ với tử thần", tức là né tên lửa bằng cách điều khiển máy bay né khỏi quỹ đạo bay của nó thôi, chắc kiểu này chỉ ngày xưa thôi, vì bây giờ toàn loại hiện đại tầm nhiệt fire and forget.
Vấn đề là hệ thống gì ? hệ thống nào ? cái tên cũng ko có mà to mồm quá
 

duoiuoicon2006

Xe buýt
Biển số
OF-55365
Ngày cấp bằng
20/1/10
Số km
788
Động cơ
456,284 Mã lực
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Mỗi người một nghề, biết lắm đau đầu. Cụ nói chuyện mất lịch sử bỏ mie. thôi nhá!!
Nhân tiện, TB
Cụ cứ search google cái cụm từ này Missile approach Warning system.
In all applications, this compact, lightweight system provides outstanding clutter rejection, long range and short shot missile detection, rapid automatic cuing to the countermeasures system, and increased situational awareness capabilities via heads-up display (HUD) or radar warning receiver (RWR) display.
http://www.northropgrumman.com/Capabilities/ANAAR54/Pages/default.aspx

Hệ thống này hoạt động dựa trên RWR, mà máy bay đối thủ dùng radar AESA thì làm sao mà nó hoạt động đc ? còn nữa phát hiện qua HUD thì dùng mắt thường cũng được, mà tên lửa nó bắn mọi hướng thì đỡ bằng răng, phạm vi phát hiện cũng ko ai rõ ? 1km 10km hay 100km ? nếu chỉ phát hiện ở 10m thì vứt đi cho đỡ nặng. MAWS này chỉ dùng để phát hiện tên lửa IR ko phải bằng tên lửa ARH


Radar-guided missiles

Fighter aircraft have Radar Warning Receiver (RWR) which detects enemy radar transmissions. Listening to that can tell the pilot when the enemy radar is “searching” & when the radar has “locked” (i.e. tracking) his aircraft.

Although this isn’t so effective against modern radars like AESA due to their LPI characteristics. Another way is when the AAM (Air-Air missile) goes “active” i.e. turn on their own radar seeker. However, this is only during their terminal stage (few miles away from their target) – this is what makes AAMs so deadly today.

IR missiles

They’re detected by Missile Approach Warning (MAW)/Missile Launch Detector (MLD): These consist of sensors around the aircraft which detects IR (Infrared) or UV signature of an approaching missile or a missile launch. Thus, they can directly detect a missile (or missile launch) but only from short or medium ranges (depending on a lot of external factors). (Read: Missile approach warning system)



https://www.quora.com/How-do-missile-warning-systems-detect-missile-launches
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,837
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Kinh ngạc: F-16 "hàng bãi" bền... gấp đôi Su-30MK sản xuất mới

Nam Đồng | 03/05/2017 07:15 AM

56

Theo trang tin quân sự Defense News, Không quân Mỹ sẽ tăng đáng kể thời gian phục vụ của các đơn vị máy bay F-16 Fighting Falcon hiện có trong biên chế.
Tiêm kích hàng bãi: Mỹ còn dùng, sao Việt Nam phải ngại!

Cụ thể, nhà sản xuất Lockheed Martin sẽ tiến hành chương trình nâng cấp khung thân giúp "Chim ứng chiến" F-16 kéo dài thời hạn phục vụ từ 8.000 giờ bay hiện nay lên tới 12.000 giờ.

Theo ước tính, Không quân Mỹ có thể nâng cấp hơn 300 máy bay F-16 phiên bản Block 40 lên chuẩn Block 52, số F-16 này sẽ "tại ngũ" tới tận năm 2040, thậm chí là hơn.

Kết quả của thử nghiệm của Lockheed Martin khẳng định, F-16 vẫn hoạt động tốt kể cả khi bay hơn 16.000 giờ. Tuy nhiên để đạt được kết quả trên, F-16 cần được nâng cấp sâu tới mức gần như can thiệp vào hệ thống khung thân của máy bay.

Sau khi đơn giản hóa quá trình này, Phó chủ tịch Lockheed Martin cho biết, tiêm kích F-16 của Không lực Hoa Kỳ nếu trải qua đại tu sửa chữa lớn sẽ nâng được tuổi thọ lên 12.000 giờ bay.


Tiêm kích F-16C/D Block 52 Plus

So sánh với một số loại máy bay chiến đấu do Liên Xô/Nga sản xuất, theo số liệu của Tập đoàn Sukhoi, tuổi thọ khung thân của tiêm kích Su-27SK/UBK chỉ vào khoảng 2.000 giờ, đưa về chế độ "Zero hour" - tức là tổng số giờ bay đạt 4.000 giờ thì sẽ phải thay mới gần như toàn bộ chi tiết kết cấu khung thân, vẫn chỉ bằng 1/4 mức tối đa của F-16.

Tuy nhiên Su-27 là dòng máy bay đã bị ngừng sản xuất, để có cái nhìn trực quan hơn thì nên đặt F-16 cạnh chiếc tiêm kích Nga đang bán rất chạy là Su-30MK, khung thân của chiếc Flanker này có tuổi thọ 3.000 giờ bay (nâng cấp tối đa được 4.000 giờ), con số này vẫn kém quá xa 12.000 giờ bay của F-16.

Khi xét tới chi phí hoạt động, do chỉ có 1 động cơ nên một giờ bay của F-16C/D Block 52 tốn 22.514 USD, trong khi Su-30MK ước tính "đốt" hết 40.000 - 45.000 USD cho một giờ làm việc trên không. Quá trình chuẩn bị, bảo dưỡng, duy trì sức chiến đấu của tiêm kích nhẹ cũng đơn giản hơn nhiều so với tiêm kích nặng.


Tiêm kích Su-30MKK của Không quân Trung Quốc

Ngoài ra giới chức quân sự Mỹ đánh giá, ở thời điểm hiện tại, những phiên bản nâng cấp mới nhất của F-16 có tính năng không thua kém gì các đơn vị máy bay không chiến chuyên nghiệp F-15 Eagle, tức là ít nhất cũng ngang ngửa (thậm chí còn vượt trội) Su-30MK2.

Với những ưu điểm kể trên, không khó hiểu tại sao nhiều quốc gia (kể cả có tiềm lực tài chính khá dồi dào như Indonesia) vẫn tin dùng F-16 "hàng bãi" đang được lưu trữ tại căn cứ không quân Davis-Monthan, bang Arizona.

Số F-16 trong trạng thái bảo quản tại đây phần lớn đã dùng hết 6.000 giờ bay, khi được sửa chữa nhẹ chúng vẫn bay tốt thêm 2.000 giờ, tức là tương đương Su-27SK vừa xuất xưởng.

Còn nếu nước chủ nhà muốn kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của F-16 Fighting Falcon, nhà sản xuất Lockheed Martin sẽ rất vui mừng được thực hiện hợp đồng nâng cấp khung thân để chúng có thêm dự trữ thời gian bay 6.000 giờ nữa.

Như vậy trong điều kiện lý tưởng, F-16 secondhand sẽ có độ bền... gấp đôi Su-30MK sản xuất mới. Điều này lý giải là do Mỹ đã đạt được những thành tựu vượt trội về công nghệ vật liệu trước Liên Xô/Nga, khiến khung vỏ máy bay F-16 thoát khỏi "giới hạn mỏi" mà người Nga hay Trung Quốc vẫn "mày mò" nhưng chưa thu về kết quả thực sự đáng khích lệ.

http://soha.vn/kinh-ngac-f-16-hang-bai-ben-gap-doi-su-30mk-san-xuat-moi-20170502203445111.htm
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,906
Động cơ
605,504 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Cụ không thấy là máy bay ở Mẽo tai nạn liên tọi đấy sao, còn ở VN mình thì thi thoảng có sự cố gọi là trợt da tí. Cơ bản là những vụ máy bay lớn nó hiếm thôi, chứ máy bay nhỏ thì ngày nào chả có.

Còn so sánh thì nó phải đồng cân lạng, so bay chở khách với máy bay chiến đấu nó không fair, điều kiện hoạt động khác nhau quá xa :)
Mỗi lần trợt da đều hy sinh hơn chục chiến sỹ ưu tú phỏng ạ?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top