Tàu chở người này phát tín hiệu cứu nạn khi nó ở tọa độ 9 độ 20 phút vĩ bắc và 111 độ 16 phút kinh đông (cách mũi Vũng Tàu khoảng 258 hải lý hay 478 km), nhưng chỉ cách Mũi Dinh (tỉnh Ninh Thuận) khoảng 337 km (~182 hải lý) về phía đông nam và đảo Trường Sa 105 km (57 hải lý) về phía tây bắc. Theo Luật Biển Việt Nam 2012 (
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Luat-bien-Viet-Nam-2012-143494.aspx) thì khi đó con tàu này nằm trong vùng biển Việt Nam (Điều 15, vùng đặc quyền kinh tế, rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở) và Việt Nam có quyền tài phán dân sự đối với vùng biển đó (Điều 31, 33). Do vậy, theo Công ước quốc tế về tìm kiếm cứu nạn hàng hải 1979 (International Convention on Maritime Search and Rescue 1979 / SAR 79,
https://hanghaikythuat.files.wordpress.com/2013/03/1979-international-convention-on-maritime-search-and-rescue-pdf.pdf), Điều 31, 33 Luật Biển Việt Nam cũng như theo Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 (
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Bo-luat-hang-hai-Viet-Nam-2015-298374.aspx, Điều 122) thì khi có bất kỳ tàu thuyền nào phát tín hiệu cứu hộ, cứu nạn hay có đề nghị từ Trung tâm/Ủy ban quốc gia tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ của bất kỳ quốc gia nào có tham gia các Công ước tìm kiếm, cứu nạn hàng hải quốc tế hay Công ước cứu hộ quốc tế (trong trường hợp này là tìm kiếm, cứu nạn từ Sri Lanka) thì Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn trên không và trên biển Việt Nam là đầu mối tổ chức và điều phối phương tiện trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ trong vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền hay có quyền tài phán dân sự của Việt Nam. Với quyền tài phán dân sự của mình thì Việt Nam có quyền yêu cầu bất kỳ tàu thuyền nào gần với tàu gặp nạn thực hiện nghĩa vụ tìm kiếm, cứu nạn và cứu hộ theo tập quán/thông lệ và các công ước quốc tế. Các quốc gia tiếp giáp biển khác có lẽ cũng có các quy định tương tự về tìm kiếm, cứu nạn và cứu hộ hàng hải.
Đối với công tác cứu hộ (Marine salvage, hoạt động hỗ trợ, giải cứu tàu thuyền và tài sản trên tàu thuyền gặp nguy hiểm) thì Công ước quốc tế về cứu hộ (International Convention on Salvage, 1989;
https://www.pravo.unizg.hr/_download/repository/1989_Salvage_convention.pdf) là nền tảng quốc tế cho nó. Bộ quy tắc York-Antwerp 2016 (York-Antwerp Rules 2016,
https://comitemaritime.org/wp-content/uploads/2018/06/2016-York-Antwerp-Rules-with-Rule-XVII-correction.pdf) là các nguyên tắc xác định tổn thất chung (General average) đối với tàu thuyền và hàng hóa, trong đó quy tắc VI quy định về thù lao cứu hộ (Salvage remuneration). Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 (
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Bo-luat-hang-hai-Viet-Nam-2015-298374.aspx, Điều 264-275) cũng quy định về cứu hộ và tiền công, tiền thưởng cứu hộ, quyền giữ tàu biển hoặc tài sản cứu được để đảm bảo thanh toán tiền công cứu hộ.