Ôi xời, cứ thần thánh hóa với bí hiểm hóa.....chất liệu chế tạo hộp đen mà bị ô xi hóa trong điều kiện thường được thì thằng SX hộp đen phá cmn sản rồi. Có thể mấy thằng SX làm màu tí cho thêm phần quan trọng, chứ còn va đập, chịu nhiệt, chịu ăn mòn...là điều kiện bắt buộc của hộp đen máy bay rồi...bày đặt ngâm nước tinh khiết, rồi không được cầm tay. M.ịa, nó rơi cả trăm cả nghìn mét éo sợ hỏng, đi sợ 1 ông cầm tay lắc nó hỏng mất....bố khỉ
Tư tưởng của cụ chính là một trong những điểm hạn chế đặc trưng nhất của dân tộc VN.
Đã không sản xuất được cái gì ra hồn nhưng cứ tưởng mình thông minh lắm, từ công nhân cho đến kỹ sư toàn thích rút ngắn quy trình, đi tắt đón đầu...
"Ôi dào, hỏng thế quái nào được, tại nạn thế quái nào được, chết thế quái nào được..."
Bọn nó sx ra, nó nói sao thì cứ làm thế, hộp đen chỉ có 1 cái đó thôi, lỡ hỏng là coi như xong phim.
Khuyến cáo đưa ra là để
bảo vệ bo mạch bên trong chứ ko phải để bảo vệ cái vỏ.
Ai dám đảm bảo lớp vỏ hộp đen sau khi đâm xuống ko nứt hay có vết dò nào? Nếu vỏ nó còn tốt thì có ngâm nước nữa nó cũng ko sao, nếu vỏ bị rò rỉ, nước ngấm vào trong thì ngâm nước sẽ hạn chế hư hại cho bo mạch bên trong, cả 2 trường hợp đều tốt thế tại sao lại không làm?
Bên trong hộp đen nó cũng chẳng thần thánh như cụ nghĩ đâu, cái bo mạch chíp nhớ bên trong nó như này này:
Cụ nên biết rằng hãng có thể lấy lại được dữ liệu cả trong trường hợp hư hại nặng bo mạch chíp nhớ (gãy, vỡ, cháy xém...), tất nhiên những trường hợp như thế thì phải gửi về hãng và có thể mất hàng tháng để lấy lại data.