[Funland] Việt Nam chính thức gia nhập câu lạc bộ UAV ?

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
bác cứ so cái con ấy làm gì mấy loại dùng cho bộ binh cháu pót ảnh kia kìa . đơn giản gọn nhẹ . đang tập bò chớ lo tập chạy
 

turbin_engine

Xe tăng
Biển số
OF-64778
Ngày cấp bằng
23/5/10
Số km
1,383
Động cơ
448,175 Mã lực
Nơi ở
Chợ.
đúc composite có gì phải mua
Composite thì VN mình làm vô tư cụ ạ! Nhưng phần khó nhất là làm khuôn, muốn nhanh thì nên mua một chiếc rồi lấy đó làm khuôn sản xuất hàng loạt.

Việc đúc composite em nghĩ ta làm quá đơn giản như cụ Súng hết đạn đã đề cập, làm mấy cái mục tiêu bay để quân ta tập bắn thì cũng không khó rì, nhưng làm UAV thì em nghĩ nó đòi hỏi độ ổn định cao hơn ,vì UAV nó bay cao và xa hơn, lại còn mang theo 1 đống cảm biến và thiết bị quang học+ thêm cả cái động cơ và nhiên liệu, cái này đòi hỏi trình độ kĩ thuật hàng không đẳng cấp cao rồi chứ không đơn thuần như mấy cái máy bay cánh bằng bọn trẻ con chúng em chơi, cụ nào hay coi thời sự thì biết bên Mỹ nó có cái UAV Global Hawk to khủng luôn


Các cụ cứ nghĩ đúc composite giống như đúc kim loại thì đúng là đơn giản thật, chả việc gì phải mua cho tốn xèng? :))

Còn cái khuôn thì chế tạo cũng chả khó lắm đâu các cụ ợ? Sau khi vẽ bằng CAD và SOLID + mô phỏng khí động bằng ANSYS => xuất ra bản vẽ rồi đưa vào máy CNC nó làm ra cái khuôn đơn giản. Nhưng vấn đề là đúc composite nó khác với đúc kim loại lỏng nên có cái khuôn đấy cũng chả giải quyết được gì trừ những chi tiết đơn giản của vỏ? :))

Quan trọng nhất là các cụ nhìn cái vỏ máy bay bên ngoài thì thấy nó đơn giản, và đúng là với hình dạng bên ngoài thì đơn giản và dễ đúc thật. Nhưng còn bộ khung chịu lực bên trong mới là cái khó và phức tạp?

=> Ở VN hiện nay chưa thể đúc ra cái khung máy bay hoàn chỉnh bằng composite được, nếu có loại khung này thì chắc chắn là nhập. Còn đâu nếu là trong nước tự làm thì vẫn là dùng khung gỗ bansa, và có thể kết hợp với vỏ + cánh làm bằng composit tự đúc thôi ợ.
 

grandeurHD

Xe tải
Biển số
OF-129343
Ngày cấp bằng
3/2/12
Số km
394
Động cơ
377,570 Mã lực
- Mà em cũng băn khoăn là với cái engine chạy xăng quay cánh quạt thế thì lộ hết các cụ nhỉ ,mà ko hiểu con này nó bay trăm cây mất mấy lít nữa ạ
 
Biển số
OF-177267
Ngày cấp bằng
17/1/13
Số km
1,921
Động cơ
354,613 Mã lực
Các cụ cứ nghĩ đúc composite giống như đúc kim loại thì đúng là đơn giản thật, chả việc gì phải mua cho tốn xèng? :))

Còn cái khuôn thì chế tạo cũng chả khó lắm đâu các cụ ợ? Sau khi vẽ bằng CAD và SOLID + mô phỏng khí động bằng ANSYS => xuất ra bản vẽ rồi đưa vào máy CNC nó làm ra cái khuôn đơn giản. Nhưng vấn đề là đúc composite nó khác với đúc kim loại lỏng nên có cái khuôn đấy cũng chả giải quyết được gì trừ những chi tiết đơn giản của vỏ? :))

Quan trọng nhất là các cụ nhìn cái vỏ máy bay bên ngoài thì thấy nó đơn giản, và đúng là với hình dạng bên ngoài thì đơn giản và dễ đúc thật. Nhưng còn bộ khung chịu lực bên trong mới là cái khó và phức tạp?

=> Ở VN hiện nay chưa thể đúc ra cái khung máy bay hoàn chỉnh bằng composite được, nếu có loại khung này thì chắc chắn là nhập. Còn đâu nếu là trong nước tự làm thì vẫn là dùng khung gỗ bansa, và có thể kết hợp với vỏ + cánh làm bằng composit tự đúc thôi ợ.
Em hỏi khí không phải, nếu không đúng thì mong cụ bỏ quá cho: hình như cụ hiểu về ngành vật liệu composite qua các loại clip phóng sự của nước ngoài về cách chế tạo composite dạng như chương trình HOW DO THEY DO IT? trên Discovery. Còn lại thì chưa đến bất cứ xưởng chế tạo composite nào trong nước cả?
Em từng làm ngành liên quan đến cả kim loại lẫn composite, nhưng cực ghét từ "đúc" vì nó gây hiểu lầm như cụ. Có chăng người ta dùng từ "đúc" vì nó cùng phải có khuôn giống như đúc kim loại cần phải có khuôn, còn lại thì hoàn toàn khác xa nhau vì đúc KLoại thực hiện với vật liệu "Đồng chất + Đẳng hướng"; còn Composite là tổng hợp cấu trúc của vật liệu nhựa và cốt. Theo em đối với công nghệ composite thì nên gọi là "dán", "phun" kể cả cái giờ đây đang gọi là "đúc áp lực" cũng chỉ là quá trình hút chân không cho vật liệu được điền đầy.
 

turbin_engine

Xe tăng
Biển số
OF-64778
Ngày cấp bằng
23/5/10
Số km
1,383
Động cơ
448,175 Mã lực
Nơi ở
Chợ.
Em hỏi khí không phải, nếu không đúng thì mong cụ bỏ quá cho: hình như cụ hiểu về ngành vật liệu composite qua các loại clip phóng sự của nước ngoài về cách chế tạo composite dạng như chương trình HOW DO THEY DO IT? trên Discovery. Còn lại thì chưa đến bất cứ xưởng chế tạo composite nào trong nước cả?
Em từng làm ngành liên quan đến cả kim loại lẫn composite, nhưng cực ghét từ "đúc" vì nó gây hiểu lầm như cụ. Có chăng người ta dùng từ "đúc" vì nó cùng phải có khuôn giống như đúc kim loại cần phải có khuôn, còn lại thì hoàn toàn khác xa nhau vì đúc KLoại thực hiện với vật liệu "Đồng chất + Đẳng hướng"; còn Composite là tổng hợp cấu trúc của vật liệu nhựa và cốt. Theo em đối với công nghệ composite thì nên gọi là "dán", "phun" kể cả cái giờ đây đang gọi là "đúc áp lực" cũng chỉ là quá trình hút chân không cho vật liệu được điền đầy.

Cụ biết rõ Composite như vậy chắc cụ đã nghe đến cái tên GS: Trần Ích Thịnh rồi chứ? Thưa cụ là e ko biết Composite qua TV mà bọn e đã từng được học môn này do thày Thịnh dạy rồi ợ.
Hiện tại trên Bộ Môn em cũng dang thử nghiệm làm vỏ, cánh máy bay RC và UAV bằng đúc composite. Gọi là đúc cho oai chứ thật ra là: phết keo nhựa lên khuôn, đặt cốt sợi thủy tinh, rồi lại phết keo + hút chân không + sấy. Như e đã nói ở trên là với vỏ hoặc cánh có biên dạng ngoài đơn giản thì ở VN đúc bằng composite được còn cái khung bên trong thì hơi khó nếu không muốn nói là rất khó cụ ạ? Có thể cụ chỉ nhìn thấy cái vỏ UAV mà chưa nhìn thấy cái khung bên trong nó như thế nào nên cụ nghĩ nó là đơn giản và có thể đúc 1 cách dễ dàng được? Và với cánh và vỏ máy bay cần profil gần như chính xác tuyệt đối thì đúc nó cũng không đơn giản như đúc ra cái thùng, hoặc cái bể chứa bằng composite đâu ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
Các cụ cứ nghĩ đúc composite giống như đúc kim loại thì đúng là đơn giản thật, chả việc gì phải mua cho tốn xèng? :))

Còn cái khuôn thì chế tạo cũng chả khó lắm đâu các cụ ợ? Sau khi vẽ bằng CAD và SOLID + mô phỏng khí động bằng ANSYS => xuất ra bản vẽ rồi đưa vào máy CNC nó làm ra cái khuôn đơn giản. Nhưng vấn đề là đúc composite nó khác với đúc kim loại lỏng nên có cái khuôn đấy cũng chả giải quyết được gì trừ những chi tiết đơn giản của vỏ? :))

Quan trọng nhất là các cụ nhìn cái vỏ máy bay bên ngoài thì thấy nó đơn giản, và đúng là với hình dạng bên ngoài thì đơn giản và dễ đúc thật. Nhưng còn bộ khung chịu lực bên trong mới là cái khó và phức tạp?

=> Ở VN hiện nay chưa thể đúc ra cái khung máy bay hoàn chỉnh bằng composite được, nếu có loại khung này thì chắc chắn là nhập. Còn đâu nếu là trong nước tự làm thì vẫn là dùng khung gỗ bansa, và có thể kết hợp với vỏ + cánh làm bằng composit tự đúc thôi ợ.
vãi bác để cháu hầu bác 1 số cái link đọc chơi chớ tưởng là thật
đây là cái mail cháu nhận đc khá lâu òi
Công ty TNHH TV-DV-TM Nhựa Xanh
(Plastic Green)
Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Chất dẻo & Đào tạo
(CELPLAST)
–
THƯ MỜI THAM GIA KHÓA ĐÀO TẠO
“LÀM KHUÔN VÀ GIA CÔNG SẢN PHẨM COMPOSITE”
Ngày nay vật liệu composite được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống, vật liệu composite dần thay thế các vật liệu truyền thống như kim loại, silicat, gỗ…nhờ những ưu điểm vượt bậc của mình. Trước nhu cầu sử dụng và sản xuất sản phẩm composite, Cty TNHH Tư vấn – dịch vụ – Thương mại Nhựa Xanh (Plastic Green) kết hợp với Trung tâm Nghiên cứu - Ứng dụng – Đào tạo (CELPLAST) trực thuộc VINAPLAST tổ chức khóa huấn luyện “Công nghệ làm khuôn và gia công sản phẩm composite”.
Nội dung chương trình nhằm giúp học viên nắm bắt các quy trình làm khuôn, gia công sản phẩm composite; cách lựa chọn chất liệu để gia công, các khuyết tật khi gia công, và an toàn lao động trong gia công composite, Ứng dụng linh hoạt những công nghệ mới để nâng cao chất lượng của sản phẩm compsoite.
Đối tượng tham dự là các nhà quản lý, kỹ sư, kỹ thuật viên và những doanh nghiệp quan tâm.
NỘI DUNG KHÓA ĐÀO TẠO “ NHỰA PHẾ LIỆU VÀ CÔNG NGHỆ TÁI CHẾ
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VẬT LIỆU COMPOSITE NHIỆT RẮN
I. Định nghĩa
II. Phân loại
III. Cấu tạo của vật liệu composite
IV. Đặc điểm, tính chất, ưu điểm.
V. Ứng dụng
CHƯƠNG 2: THÀNH PHẦN CỦA VẬT LIỆU COMPOSITE
I. Nhựa
I.1. Một số đặc tính của nhựa
I.2. Phân loại nhựa
I.2.1 Gelcoat
I.2.2. Một số loại nhựa nhiệt rắn thông thường
a. Polyester
b. Vinylester
c. Epoxy
II. Xúc tác – xúc tiến
II.1. Xúc tác
II.2. Xúc tiến
III. Chất pha loãng,
IV. Chất róc khuôn, chất làm kín
V. Các phụ gia khác (đóng rắn, chống UV, thấm ướt sợi, chất ức chế….)
VI. Vật liệu gia cường
V.1. Dạng sợi (Sợi thủy tinh, sợi cacbon, sợi thực vật…)
V.2. Dạng hạt
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU CÁCH LÀM KHUÔN
I. Giới thiệu các dụng cụ để làm khuôn composite
II. Qui trình làm khuôn composite
2.1. Tạo mẫu – chuẩn bị mẫu – xử lý bề mặt mẫu
2.2. Tạo đường phân khuôn
2.3. Làm kín và chống dính bề mặt mẫu
2.4. Tiến hành phun gelcoat và đắp nhựa, sợi
2.5. Gia cố cho khuôn composite
2.6. Hoàn thiện khuôn, bề mặt khuôn; Sử dụng khuôn và cách sửa chữa hư hỏng của khuôn
2.7. Đặc tính vật lý của đóng rắn sau đóng rắn (post-cure), tầm quan trọng của đặc tính này trong quá trình làm khuôn.
2.8. Điều kiện để hạn chế sự biến dạng khuôn.
2.9. Các khuyết tật thường gặp trong quá trình làm khuôn
III. Qui trình làm khuôn dẻo (Khuôn Silicon và khuôn PU dẻo)
CHƯƠNG 4: KỸ THUẬT ĐẮP TAY
I. Giới thiệu
II. Phương pháp
III. Nguyên vật liệu
IV. Thiết bị và dụng cụ
4.1. Khuôn
4.2. Thiết bị trộn và chuẩn bị
V. Quy trình công nghệ
VI. Một số thuận lợi và hạn chế của phương pháp đắp tay
VII. Những lỗi thường gặp trong công nghệ đắp tay, nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
CHƯƠNG 5: GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ MỚI GIA CÔNG SẢN PHẨM COMPOSITE
I. Kỹ thuật sún phun
II. Kỹ thuật Conposite theo công nghệ SMC, BMC
III. Kỹ thuật hút chân không
IV. Công nghệ INFUSION
V. Công nghệ RTM
CHƯƠNG 6: THỰC HÀNH
I. Làm các dạng khuôn composite
II. Làm khuôn silicon
III. Gia công sản phẩm composite
THỜI GIAN HỌC VÀ ĐỊA ĐIỂM ĐĂNG KÝ
· Thời gian của chương trình: 24,25,26 tháng 05 năm 2012
· Thời hạn đăng ký: Từ nay đến hết ngày 23/05/2012
· Học phí: 2.400.000 VND/học viên
· Địa điểm đăng ký: 300B Nguyễn Tất Thành , Quận 4, TPHCM
· Địa chỉ học: 320 Bến Vân Đồn, Quận 4, TPHCM
· Điện Thoại: (08) 39402300 - Fax: (08) 39402300
· Email: plasticgreenco@gmail.com Website: www.plasticgreen.vn
· Hotline: 0919998427 gặp Ms.Ngọc Anh ,
01688099908 gặp Mr. Minh, 0909821101 gặp Ms Loan
[video=youtube;f4ZVayyiMYU]http://www.youtube.com/watch?v=f4ZVayyiMYU[/video]

[video=youtube;M68YB0siiHo]http://www.youtube.com/watch?v=M68YB0siiHo[/video]

[video=youtube;ibPUVZiIV20]http://www.youtube.com/watch?v=ibPUVZiIV20[/video]
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
Cụ biết rõ Composite như vậy chắc cụ đã nghe đến cái tên GS: Trần Ích Thịnh rồi chứ? Thưa cụ là e ko biết Composite qua TV mà bọn e đã từng được học môn này do thày Thịnh dạy rồi ợ.
Hiện tại trên Bộ Môn em cũng dang thử nghiệm làm vỏ, cánh máy bay RC và UAV bằng đúc composite. Gọi là đúc cho oai chứ thật ra là: phết keo nhựa lên khuôn, đặt cốt sợi thủy tinh, rồi lại phết keo + hút chân không + sấy. Như e đã nói ở trên là với vỏ hoặc cánh có biên dạng ngoài đơn giản thì ở VN đúc bằng composite được còn cái khung bên trong thì hơi khó nếu không muốn nói là rất khó cụ ạ? Có thể cụ chỉ nhìn thấy cái vỏ UAV mà chưa nhìn thấy cái khung bên trong nó như thế nào nên cụ nghĩ nó là đơn giản và có thể đúc 1 cách dễ dàng được?
cụ Thịnh cháu biết . hồi xưa cháu có nhờ đúc cái sân khấu xuyên sáng đâu như đổ 3 lần mới đc :))
cháu biết bác học hành cẩn lắm nhưng cháu lại hỏi lại bác bên trong cái UAV có xương như thế nào ạ . bác biết đại khai nhãn giới cho cháu
cái loại nho nhỏ như VN ta đang làm thồi chưa cần đến khủng như X-47 hay global hay bét tỹ như predator
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
cháu hỏi bác cái này thôi nhá




 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
hình như có 1 cái na ná cái nì nhệ


các chi tiết khó thì đúc bằng cái nì nhệ
 
Biển số
OF-177267
Ngày cấp bằng
17/1/13
Số km
1,921
Động cơ
354,613 Mã lực
Như e đã nói ở trên là với vỏ hoặc cánh có biên dạng ngoài đơn giản thì ở VN đúc bằng composite được còn cái khung bên trong thì hơi khó nếu không muốn nói là rất khó cụ ạ? Có thể cụ chỉ nhìn thấy cái vỏ UAV mà chưa nhìn thấy cái khung bên trong nó như thế nào nên cụ nghĩ nó là đơn giản và có thể đúc 1 cách dễ dàng được? Và với cánh và vỏ máy bay cần profil gần như chính xác tuyệt đối thì đúc nó cũng không đơn giản như đúc ra cái thùng, hoặc cái bể chứa bằng composite đâu ạ.
Em lại bắt đầu thích cụ Động cơ phản lực rồi đây!
Khung sườn kết cấu cho các loại máy bay, tàu thủy nhằm mục đích tạo cứng vững, ổn định cho tấm vỏ bằng cách tham gia vào "mép kèm" vật liệu vỏ để tăng mô men chống uốn cho lớp vỏ. Đối với các phương tiện lớn, khối lượng nặng như tàu thủy, máy bay thì kết cấu này cực kỳ quan trọng. Nhưng với UAV thì có thể là không cần thiết, bởi vì nó có khối lượng nhỏ nên để cứng vững thì có thể tăng chiều dày vật liệu tấm vỏ đến mức đạt đủ mô men chống uốn (như con UAV Galileo Falco cụa cụ Chã nhỏ), còn nếu sợ tăng khối lượng thì làm dạng kết cấu vỏ rỗng rồi phun xốp hạt hoặc phun POLYURETHANE.
Còn nếu cụ cứ khăng khăng là phải có kết cấu khung xương phía trong của vỏ composite thì vẫn có cách là chế tạo dạng hai nửa, dán khung xương vào rồi tìm cách ghép lại. Cái này cụ nào đi mấy cái cano "xịn" thì sẽ thấy là chả nhìn ra kết cấu khung xương đâu, nhưng đừng nghĩ là nó không có.
Còn về việc cụ yêu cầu profil gần như chính xác tuyệt đối thì cả thế giới nó cũng không làm được điều này, mà phải thực hiện tương đối rồi tiến hành cân bằng động. Kể cả khi hoạt động, nếu có sai sót nhỏ về biên dạng profil dẫn đến chuyển động lệch phương, hướng thì máy lái tự động nó cũng sẽ bù lại cho thiết bị (Như cái máy bay chở khách đang bay trên trời, không phải cứ vài cụ nhảy sang một bên ngồi là máy bay phải nghiêng theo bên ấy).
Tranh luận về kỹ thuật cũng là một điểm rất hay trên box này, để biết rằng VN ta thì kém trong thiết kế, chế tạo; nhưng hiểu về nguyên lý hoạt động thì mình cũng không lạc hậu lắm so với thế giới!
À mà nick của cụ có liên quan gì đến nghề nghiệp của cụ không đấy? Em là em thích nó lắm!
 

dongnv

Xe hơi
Biển số
OF-158911
Ngày cấp bằng
1/10/12
Số km
129
Động cơ
351,410 Mã lực
xin chúc mừng khoa học việt nam, dù sao cũng đã nghiên cứu thành công UAV
 

Makeno

Xe tăng
Biển số
OF-12367
Ngày cấp bằng
31/12/07
Số km
1,430
Động cơ
537,814 Mã lực
xin chúc mừng khoa học việt nam, dù sao cũng đã nghiên cứu thành công UAV
Nhà cháu chả tin chuyện này đâu, ấy là các bác ấy sang bên Tung-cẩu mua mấy cái đồ ba lăng nhăng về lắp thôi, mục đích chính là... để tiêu tiền ợ!!! ~X(
 

lamthitvit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105805
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
838
Động cơ
401,930 Mã lực
Đúng là chẳng tin được chuyện này!!! VN chỉ có làm chính trị là thống soái thôi, mọi nguồn lực đều tập trung vào chính trị, khoa học kỹ thuật để giành cho mấy cu thiểu năng trí tuệ.
 

turbin_engine

Xe tăng
Biển số
OF-64778
Ngày cấp bằng
23/5/10
Số km
1,383
Động cơ
448,175 Mã lực
Nơi ở
Chợ.
vãi bác để cháu hầu bác 1 số cái link đọc chơi chớ tưởng là thật
đây là cái mail cháu nhận đc khá lâu òi


[video=youtube;f4ZVayyiMYU]http://www.youtube.com/watch?v=f4ZVayyiMYU[/video]

[video=youtube;M68YB0siiHo]http://www.youtube.com/watch?v=M68YB0siiHo[/video]

[video=youtube;ibPUVZiIV20]http://www.youtube.com/watch?v=ibPUVZiIV20[/video]

hình như có 1 cái na ná cái nì nhệ


các chi tiết khó thì đúc bằng cái nì nhệ

Vãi cụ! E chỉ nói là hiện tại ở VN chưa làm đc những thứ này thôi chứ e có nói là trên TG chưa làm được đâu mà cụ mang 1 đống UAV của bọn Tây ra dọa em thế? Cụ có vấn đề về đọc hiểu ợ?
Tiện đây e cũng nhờ cụ khai nhãn giúp em là ở VN chỗ nào đúc ra được cái khung bằng composite liền khối như hình bên dưới với ợ?






cụ Thịnh cháu biết . hồi xưa cháu có nhờ đúc cái sân khấu xuyên sáng đâu như đổ 3 lần mới đc :))
cháu biết bác học hành cẩn lắm nhưng cháu lại hỏi lại bác bên trong cái UAV có xương như thế nào ạ . bác biết đại khai nhãn giới cho cháu
cái loại nho nhỏ như VN ta đang làm thồi chưa cần đến khủng như X-47 hay global hay bét tỹ như predator

Thưa cụ, chính cụ Thịnh đã nói với bọn e là:"Ở VN hiện tại làm về Composite chỉ là làm mò, vừa làm vừa học hỏi, rút kinh nghiệm là chính". Cho nên việc bên cụ nhờ cụ Thịnh đúc mái mà phải đổ 3 lần mới được e thấy là vẫn còn ít đấy ợ? Nếu bên cụ ngon lành thì sao không mua hoặc thuê mẹ luôn bọn nước ngoài nó làm cho có phải nhanh không, việc gì phải đi nhờ người ta, xong rồi lại ngồi phán với cái giọng kể cả ,e thấy nó bốc mùi bỏ mệ?


Em lại bắt đầu thích cụ Động cơ phản lực rồi đây!
Khung sườn kết cấu cho các loại máy bay, tàu thủy nhằm mục đích tạo cứng vững, ổn định cho tấm vỏ bằng cách tham gia vào "mép kèm" vật liệu vỏ để tăng mô men chống uốn cho lớp vỏ. Đối với các phương tiện lớn, khối lượng nặng như tàu thủy, máy bay thì kết cấu này cực kỳ quan trọng. Nhưng với UAV thì có thể là không cần thiết, bởi vì nó có khối lượng nhỏ nên để cứng vững thì có thể tăng chiều dày vật liệu tấm vỏ đến mức đạt đủ mô men chống uốn (như con UAV Galileo Falco cụa cụ Chã nhỏ), còn nếu sợ tăng khối lượng thì làm dạng kết cấu vỏ rỗng rồi phun xốp hạt hoặc phun POLYURETHANE.
Còn nếu cụ cứ khăng khăng là phải có kết cấu khung xương phía trong của vỏ composite thì vẫn có cách là chế tạo dạng hai nửa, dán khung xương vào rồi tìm cách ghép lại. Cái này cụ nào đi mấy cái cano "xịn" thì sẽ thấy là chả nhìn ra kết cấu khung xương đâu, nhưng đừng nghĩ là nó không có.
Còn về việc cụ yêu cầu profil gần như chính xác tuyệt đối thì cả thế giới nó cũng không làm được điều này, mà phải thực hiện tương đối rồi tiến hành cân bằng động. Kể cả khi hoạt động, nếu có sai sót nhỏ về biên dạng profil dẫn đến chuyển động lệch phương, hướng thì máy lái tự động nó cũng sẽ bù lại cho thiết bị (Như cái máy bay chở khách đang bay trên trời, không phải cứ vài cụ nhảy sang một bên ngồi là máy bay phải nghiêng theo bên ấy).
Tranh luận về kỹ thuật cũng là một điểm rất hay trên box này, để biết rằng VN ta thì kém trong thiết kế, chế tạo; nhưng hiểu về nguyên lý hoạt động thì mình cũng không lạc hậu lắm so với thế giới!
À mà nick của cụ có liên quan gì đến nghề nghiệp của cụ không đấy? Em là em thích nó lắm!

@màu đỏ: Cụ Súng nói không sai. Composite là vật liệu dị hướng chứ không đẳng hướng như kim loại thông thường nên với mỗi chi tiết chế tạo ra thì dựa vào việc tính toán kết cấu chịu lực của nó mà người ta đưa ra việc sắp xếp và bố trí cốt sợi phù hợp, để bảo đảm cho chi tiết có cơ tính như yêu cầu. Việc này cũng giống như việc chế tạo 1 chi tiết bằng kim loại thì sau khi gia công cắt gọt người ta lại phải đem đi nhiệt luyện để đảm bảo cho nó có cơ tính như yêu cầu thiết kế đặt ra.

Nhưng vấn đề ở đây (cũng chính là vấn đề e muốn tranh luận từ đầu) là hiện nay ở VN chưa làm được việc này, chưa thể dựa vào tính toán về độ bền và khả năng chịu lực để đúc ra chi tiết có cơ tính đạt yêu cầu thiết kế. Trong trường hợp này là ta chưa thể tự đúc ra được mấy cái vỏ UAV kia, vì thế mà với mấy cái UAV của ta hiện nay vẫn phải làm theo cái bộ khung như hình ở trên của em, còn vỏ nếu dùng composite thì cũng chỉ là đúc đơn giản như e đã nói ở cmt trước. Do đó e tin là nếu có bộ vỏ bằng comp ngon lành thì chắc chắn là nhập hoặc nếu khá hơn thì mình nhập công nghệ.

ps: e là e cũng thấy thích cụ Súng rối đấy ợ, khi nào rảnh thì e với cụ gặp nhau cafe hoặc bia bọt để chém gió tiếp nhể? Chứ chém mãi ở đây lại làm loãng thớt của các cụ? :-bd
 
Biển số
OF-177267
Ngày cấp bằng
17/1/13
Số km
1,921
Động cơ
354,613 Mã lực
Vãi cụ! E chỉ nói là hiện tại ở VN chưa làm đc những thứ này thôi chứ e có nói là trên TG chưa làm được đâu mà cụ mang 1 đống UAV của bọn Tây ra dọa em thế? Cụ có vấn đề về đọc hiểu ợ?
Hê hê... Cụ làm gì mà nóng thế? :D Chắc do cụ Chã nhỏ động chạm đến thầy cụ hử?:D
Tiện đây e cũng nhờ cụ khai nhãn giúp em là ở VN chỗ nào đúc ra được cái khung bằng composite liền khối như hình bên dưới với ợ?
Em muốn bàn luận thêm với cụ về tấm ảnh kết cấu khung xương của chiếc máy bay này.
Đúng là trong công nghệ sản xuất máy bay và đóng tàu thì phương pháp thông dụng nhất (chứ không phải là duy nhất) là chế tạo lắp ráp khung xương xong rồi mới tiến hành "lợp" tôn vỏ. Nhưng cách này đòi hỏi không gian bên trong phải đủ chỗ để người công nhân thao tác. (Bọn em đến khổ khi triển khai thi công tôn vỏ tàu phần sống mũi và phần vòm đuôi do thiếu không gian). Như vậy cái mô hình (nhỏ) trong ảnh của cụ nếu mà có chế tạo được bộ khung xương như vậy xong thì cũng chả có cách nào chui vào trong để liên kết lớp vỏ với khung xương cả. Muốn làm được cụ chỉ có cách phân đoạn lớp vỏ ra làm nhiều phần, nhưng đối với vỏ composite thì cụ lại gặp khó về công nghệ ghép liên kết mép vỏ, còn nếu cụ bọc vải làm khuôn dương rồi phun phủ composite tạo thành vỏ luôn thì se gặp khó khăn trong liên kết vỏ - khung xương đồng thời tuyến hình vỏ máy bay sẽ không chuẩn.
Tóm lại em là em vẫn bảo lưu quan điểm là đối với UAV chỉ cần đúc cái vỏ composite dầy dầy tí là đủ :D. Chả mang tải gì nhiều đến mức độ phải khung xương.
Em rất thích cụ đấy! kiến thức của em về tàu bay tàu bò, súng ống đạn dược thì hạn chế chứ về turbine thì hy vọng em với cụ ngồi với nhau có thể chém cả ngày :))
 
Chỉnh sửa cuối:

Makeno

Xe tăng
Biển số
OF-12367
Ngày cấp bằng
31/12/07
Số km
1,430
Động cơ
537,814 Mã lực
Cụ @Sung-hết-đạn sai cơ bản rồi, mấy cái quan điểm của cụ đưa ra là... chỉ để làm mấy cái máy bay đồ chơi và tiêu xèng ngân sách thôi nhá, mựa không chịu tải để chở được vũ khí, thuốc nổ thì... cơm toi!!! =))
 

MinhHa

Xe máy
Biển số
OF-3039
Ngày cấp bằng
9/1/07
Số km
96
Động cơ
560,270 Mã lực
RC em cất hạ cánh tự động lâu rồi cụ à, mấy con MEM, sensor độ cao ( siêu âm 12m), giờ có thể kết hợp GPS + INS ( dẫn quán tính được)
Cái quan trọng là mình làm bằng đam mê và tiền túi nên không chơi ngông được.
Cụ nào muốn thì sắm cái CNC cớ 2K$ rồi mua vật liệu, loại sợi carbon về mà làm. PU thì nhiều loại bền lắm. Vỏ thì không nhất thiết phải composit vì mình làm độc hại lắm do dính đến sợ thủy tinh. Cụ sang Bát tràng kiếm đất sét rồi dùng CNC thì nhanh lắm. Lấy nhựa loại tấm để làm vỏ bên trong tủ lạnh + đèn hồng ngoại + hút chân không ( mượn thợ lắp điều hòa) là làm vỏ như bản vẽ ngay.
OSD + kính đeo có mà hình ảo 100inch thì như lái thật luôn.
OSD xin mẫu MAXIM về code trên ARM cortex M3 hay M4 là hiện cao độ, vận tốc, đường chân trời.... như thật
đo nhiệt động cơ dùng IR sensor.
ST có đầy đủ các loại MEM để đo gia tốc, góc nghiêng.
Dùng cảm biến áp suất Frescale để đo vận tốc qua 2 ống, so sánh vận tốc khí tĩnh và động ( ống bút bi = đồng) + khéo tay hàn là xong. Cái máy bay thật cũng có cái ống này thò ra. Nhìn con MIC là thấy ngay.

Nói chung không quá khó vì họ làm cả rồi. Cái chính là ai cho mình tiền để làm. Còn làm bằng tiền mình thì có đến đâu làm đến đây.

Em xem video thì có cụ cầm cái cục đề ( khởi động to đùng). Cái này 2004 em đã START bằng điện rồi. Giờ càng đơn giản vì động cơ moment lớn mua rất dễ

Cam độ nét cao thì làm con máy ảnh là xong.
Góc 360 độ thì có nhiều cách.
đơn giản như các bác làm UAV thì dùng 2 con sevor quay cái khung đặt máy.
Phức tạp và biết điện tử thì tháo con CAM ra.
Mạch điện để trong thân, chỉ điều khiển ống kính + CCD sẽ nhẹ hơn và chiếm ít khoang hơn.
Bảo vệ ống kính thì ra tràng thi mua cái chụp camera gián sát tầm 50K

động cơ của em loại 2 thì dùng methanol ( các cụ UAV kia dùng xăng thi phải)

giờ các thiết bị đều bán cả, nhiều tiền thì mua phần mềm nhận dạng ảnh ( cấp đầy đủ API) cái này tiền chùa thì mua thỏa mái. + camera ảnh nhiệt là nhìn cả ngày và đêm. Em thì dùng đồ rẻ tiền, trên cao không phát hiện ra người được nhưng cháy rừng,... là cũng thấy luôn.

Các cụ không sợ gió đâu, loại chạy điện bé tý thì ảnh hưởng nhiều, loại to ít bị hơn. Kết hợp với cảm biến gia tốc là ổn định ngon ngay.
Còn trên mặt đất qua vdeo ( chanel 1) trên buồng lái thì y chang đang lái.
 

grandeurHD

Xe tải
Biển số
OF-129343
Ngày cấp bằng
3/2/12
Số km
394
Động cơ
377,570 Mã lực
RC em cất hạ cánh tự động lâu rồi cụ à, mấy con MEM, sensor độ cao ( siêu âm 12m), giờ có thể kết hợp GPS + INS ( dẫn quán tính được)
Cái quan trọng là mình làm bằng đam mê và tiền túi nên không chơi ngông được.
Cụ nào muốn thì sắm cái CNC cớ 2K$ rồi mua vật liệu, loại sợi carbon về mà làm
- Cụ cho em xin tài liệu về cánh máy bay RC được không ạ, và cho em hỏi để cân bằng động cho nó ta dùng phương pháp nào ạ, cụ đưa hình lên cho em và mấy cụ ở đây chiễm ngưỡng em uav của cụ với
 

grandeurHD

Xe tải
Biển số
OF-129343
Ngày cấp bằng
3/2/12
Số km
394
Động cơ
377,570 Mã lực
Cụ @Sung-hết-đạn sai cơ bản rồi, mấy cái quan điểm của cụ đưa ra là... chỉ để làm mấy cái máy bay đồ chơi và tiêu xèng ngân sách thôi nhá, mựa không chịu tải để chở được vũ khí, thuốc nổ thì... cơm toi!!! =))
- Bản thân cái máy bay đồ chơi RC mà trở thêm khoảng 1 cân cái loại TNT thì nó đã là 1 loại bom tự hành rồi đấy cụ, đấy là cháu nghĩ vậy, thích thì cảm tử luôn, chứ mấy con RC tải tầm 5 lạng đến 1 cân thì cũng bình thường
 

baochiha

Xe hơi
Biển số
OF-186549
Ngày cấp bằng
22/3/13
Số km
188
Động cơ
334,470 Mã lực
Nơi ở
Th.Bình-T.Quang-H.Nội quê em
Cháu vote một phiếu cho các cụ nhà mình ạ, cháu là cháu thích mấy thứ này lắm, có điều kiện cháu sẽ đến xem các cụ ấy thử nghiệm
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top