[Funland] Việt Nam chính thức gia nhập câu lạc bộ UAV ?

Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,727
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Có vẻ được việc hơn mấy cái công trình ngâm cứu khác các cụ nhẩy:


Máy bay không người lái chụp ảnh ở Tây Nguyên


Chiếc máy bay không người lái có nhiệm vụ chụp lại hình ảnh Tây Nguyên từ trên cao. Ảnh: Vietnam+

6 chiếc máy bay không người lái của Viện Công nghệ không gian Việt Nam, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa đưa vào bay thử nghiệm, phục vụ chương trình “Tây Nguyên 3” (chương trình khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Nguyên - PV) tại Đà Lạt, Lâm Đồng. Đây là bước thử nghiệm tiếp theo sau khi máy bay không người lái bay thử nghiệm thành công ngày 3/5, tại Hà Nội.

Đúng 9h05, máy bay AV.UAV.S2 mang theo camera, máy ảnh chuyên dụng và thiết bị đo phổ kế phản xạ chính thức bay trên bầu trời Tây Nguyên. Chiếc máy bay này sẽ thực hiện ghi hình, chụp ảnh và đo phổ các đối tượng tự nhiên trên mặt đất để chuẩn hóa số liệu ảnh viễn thám thu được từ vệ tinh.

Tiến sĩ Phạm Ngọc Lãng, chủ nhiệm đề tài cho biết, những dữ liệu hình ảnh chất lượng đầu tiên được truyền thời gian thực về trung tâm xử lý ảnh mặt đất. Máy ảnh chuyên dụng có độ phân giải trên 20 megapixel, tốc độ chụp 5 ảnh/giây được đặt chế độ chụp tự động đặc tả vùng rừng, thảm thực vật, mặt nước theo đúng hành trình mà máy bay tác nghiệp.

Đặc biệt, máy đo phổ kế phản xạ đã được tối ưu hóa có kích thước nhỏ gọn phù hợp cho việc lắp đặt trên máy bay không người lái AV.UAV.S2. Nhờ đó, các thiết bị này đã triển khai hàng loạt các phép đo, thu thập, xây dựng nguồn thư viện dữ liệu phổ phục vụ khoa học viễn thám thuộc chương trình “Tây Nguyên 3” và các chương trình nghiên cứu khoa học ứng dụng khác.

6 chiếc máy bay sẽ liên tục bay trong từ 17-19/05 tại Lâm Đồng để ghi lại hình ảnh động về hiện trạng tài nguyên rừng, mặt nước tại đây, với khoảng hơn 10.000 bức ảnh chụp độ phân giải cao tại các tọa độ được định trước. Những tấm ảnh này đối chiếu với kết quả thu được từ vệ tinh viễn thám giúp giới khoa học có đủ số liệu tin cậy, bổ sung cho quá trình nghiên cứu, tính toán và dự báo trong các chuyên đề.

Ông Lãng cũng cho hay, quá trình thử nghiệm cũng giúp nhóm đề tài của Viện Công nghệ không gian có thêm điều kiện đánh giá lại độ ổn định của máy bay không người lái đã chế tạo và khả năng thích nghi của những tổ hợp máy bay này trong môi trường ở Lâm Đồng.

Thêm vào đó, các máy bay cũng phải trải nghiệm trong môi trường bay rất khắc nghiệt, mây dày đặc, nhiều sấm sét, gió xoáy, gió lốc, gió “thăng,” “giáng” tại Đà Lạt. Đến nay, các máy bay đều hoạt động hiệu quả, chưa có bất kỳ sự trục trặc kỹ thuật nào trong quá trình thử nghiệm.

Theo Vietnam+


link: http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2013/05/may-bay-khong-nguoi-lai-chup-anh-o-tay-nguyen/
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,727
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Thêm mấy ảnh chụp Lâm Đồng từ UAV VN cho ló mấu:


Toàn cảnh khu vực Lạc Dương, Lâm Đồng. Ảnh được ghép từ hàng trăm tấm ảnh nhỏ do máy ảnh chuyên dụng gắn trên máy bay không người lái chụp (Chụp lại từ màn hình. VGP/ Xuân Tuyến).


Ảnh: Khu vực nằm trong khung màu đỏ. Với thiết bị chụp ảnh chuyên dụng, việc quan sát chi tiết các đối tượng trên mặt đất là rất dễ dàng. Ảnh chụp lại từ màn hình. VGP/ Xuân Tuyến


Chuẩn bị cất cánh


Rời đường băng.


Ổn định độ cao.


Chuẩn bị hạ cánh.

.....

Nguồn: http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Anh-chup-tu-may-bay-khong-nguoi-lai-cua-Viet-Nam/20135/168985.vgp
 

grandeurHD

Xe tải
Biển số
OF-129343
Ngày cấp bằng
3/2/12
Số km
394
Động cơ
377,570 Mã lực
Vn hoàn toàn có thể phát triển đc món này nhưng có dám đầu tư mạnh hay ko thôi,chứ nền tảng thì chúng ta vô địch robocon mấy lần liền vệ tinh thì cũng phóng vài cái rồi.
- chúng ta phóng vài cái Sat lúc nào ạ , em thấy vệ tinh thì thuê tây chế tạo và phóng lên thôi , cái Sat của VN chế thì ngỏm củ tỏi ngay từ lúc được đưa ra ngoài quỹ đạo .
- Em thấy món UAV này thế giới nó đi trước VN lâu lắm rồi , mà món này chỉ hơn thằng RC tí là có cái kết nối điều khiển trực tiếp qua vệ tinh thôi, bọn này chạy máy nổ , tốc độ thấp, địch nó phang cho quả Sam có mà rụng ngay
- Mà cái món của mấy ông chế tạo UAV kia làm ra em thấy cất cánh bằng tay, rồi bay tự động theo map về tới đích thì lại chạy ra hạ cánh bằng remote hoặc bung dù ra tự dụng, chứ chưa điều khiển trực tiếp tác chiến được, ví dụ như ngồi trong căn cứ ở Cam Ranh rồi điều khiển UAV bay quanh Trường Sa chụp vài cái không ảnh rồi hạ cánh ở sân bay trên đảo, bơm thêm nhiên liệu rồi bay về nhỉ ?
- Em thấy nên làm quả tàu cao tốc không người lái kích thước bằng con matiz trang bị rada, tên lửa chống tàu chiến ,thủy lôi.... , bộ đội ta ngồi trên đảo điều khiển nó chiến, phương án của em vừa rẻ vừa an toàn cho quân ta ,lại cho đối phương thấy tiềm lực vũ khí khí tài của ta mạnh mẽ như thế nào
 

dtdong

Xe hơi
Biển số
OF-72057
Ngày cấp bằng
5/9/10
Số km
104
Động cơ
427,130 Mã lực
Em cũng tò mò không biết mấy cái UAV này bay trông như nào. Cụ nào có clip mấy cái này đang bay post lên cho em mở rộng tầm mắt với. Thanks
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,727
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Em cũng tò mò không biết mấy cái UAV này bay trông như nào. Cụ nào có clip mấy cái này đang bay post lên cho em mở rộng tầm mắt với. Thanks
UAV kích thước sải cánh cỡ mét rưỡi đến 2mét , cũng kg tệ lắm :))



Xe điều khiển sơn rằn ri => có vẻ sau này bên quân đội sẽ sở hữu mấy chú UAV này ???





 

grandeurHD

Xe tải
Biển số
OF-129343
Ngày cấp bằng
3/2/12
Số km
394
Động cơ
377,570 Mã lực
Body kit nhìn xấu quá , nhưng trạm điều khiển thế kia thì chắc phạm vi hoạt động cũng xa lắm, các cụ bên điện tử cho em hỏi nếu em có thiết bị điều khiển có cùng tần số điều khiển với cái uav kia, em có bắt được nó không nhỉ ?
 

nntp

Đi bộ
Biển số
OF-177687
Ngày cấp bằng
20/1/13
Số km
7
Động cơ
339,260 Mã lực
iem này bay cao bao nhiêu các bác ?:-w:-$
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,727
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Body kit nhìn xấu quá , nhưng trạm điều khiển thế kia thì chắc phạm vi hoạt động cũng xa lắm, các cụ bên điện tử cho em hỏi nếu em có thiết bị điều khiển có cùng tần số điều khiển với cái uav kia, em có bắt được nó không nhỉ ?
Tín hiệu điều khiển được mã rồi cụ ợ.
Đơn giản như sóng di động của tất cả các mạng di động GSM và 3G đều dùng chung tần số 900 và 2100 , tín hiệu từng cuộc gọi nếu kg được mã thì cả làng nghe thấy nhau và thành ... chợ vỡ. :))
 

lee.13

Xe hơi
Biển số
OF-113839
Ngày cấp bằng
22/9/11
Số km
131
Động cơ
387,460 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Việt Nam mình hình như cũng có tí chơi bời với anh Israel, gắng học tập của các anh ấy tí kinh nghiệm vì Israel hiện nay đang là trùm ở lĩnh vực sản xuất máy bay không người lái !
 

grandeurHD

Xe tải
Biển số
OF-129343
Ngày cấp bằng
3/2/12
Số km
394
Động cơ
377,570 Mã lực
Việt Nam mình hình như cũng có tí chơi bời với anh Israel, gắng học tập của các anh ấy tí kinh nghiệm vì Israel hiện nay đang là trùm ở lĩnh vực sản xuất máy bay không người lái !
-israel Nó cũng có tí với hội khựa đấy cụ ạ, em đọc món uav này cũng nhiều nhưng thấy Mỹ nó mới là cường quốc ạ, uav của nó có loại tàng hình chở mấy quả nuke đi chiến, có thể tiếp dầu và bay liên tục thực hiện nhiệm vụ nữa kia
 

carmy

Xe buýt
Biển số
OF-178285
Ngày cấp bằng
23/1/13
Số km
739
Động cơ
344,910 Mã lực
Nơi ở
Homeless
làm 1 UAV bay được theo lập trình tự động hoặc điều khiển từ xa không khó nhưng tích hợp các tính năng quân sự (trinh sát tàng hình, ném bom) thì là cả vấn đề.
 

grandeurHD

Xe tải
Biển số
OF-129343
Ngày cấp bằng
3/2/12
Số km
394
Động cơ
377,570 Mã lực
Các bác cho em hỏi nếu kích hoạt tên lửa trên máy bay chiến đấu hoặc trên bệ phóng thì người ta sử dụng phương pháp nào ạ ?
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
ng ta lắp vào *** tên lửa cái ngòi nổ điện , phi công bấm nút 1 phát thì giá đỡ dính điện co lại buông cái quả tên lửa ra đồng thời điện chjay đến cái ngòi nổ ở *** tên lửa giật đoạch 1 cái . tên lửa giật mình phọt ra và chạy đấy đấy như thế đấy
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
- chúng ta phóng vài cái Sat lúc nào ạ , em thấy vệ tinh thì thuê tây chế tạo và phóng lên thôi , cái Sat của VN chế thì ngỏm củ tỏi ngay từ lúc được đưa ra ngoài quỹ đạo .
- Em thấy món UAV này thế giới nó đi trước VN lâu lắm rồi , mà món này chỉ hơn thằng RC tí là có cái kết nối điều khiển trực tiếp qua vệ tinh thôi, bọn này chạy máy nổ , tốc độ thấp, địch nó phang cho quả Sam có mà rụng ngay
- Mà cái món của mấy ông chế tạo UAV kia làm ra em thấy cất cánh bằng tay, rồi bay tự động theo map về tới đích thì lại chạy ra hạ cánh bằng remote hoặc bung dù ra tự dụng, chứ chưa điều khiển trực tiếp tác chiến được, ví dụ như ngồi trong căn cứ ở Cam Ranh rồi điều khiển UAV bay quanh Trường Sa chụp vài cái không ảnh rồi hạ cánh ở sân bay trên đảo, bơm thêm nhiên liệu rồi bay về nhỉ ?
- Em thấy nên làm quả tàu cao tốc không người lái kích thước bằng con matiz trang bị rada, tên lửa chống tàu chiến ,thủy lôi.... , bộ đội ta ngồi trên đảo điều khiển nó chiến, phương án của em vừa rẻ vừa an toàn cho quân ta ,lại cho đối phương thấy tiềm lực vũ khí khí tài của ta mạnh mẽ như thế nào
này thì mỸ này phóng tay này ngồi phán như thánh


 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
- RC toy hay UAV, FPV hiện tại đều có thể bay tự động dựa trên GPS và Auto Pilot cụ ạ, Vấn đề là ở UAV thì ngta hoàn toàn có thể can thiệp vào quá trình bay tự động của nó chuyển sang lái bằng tay để thực hiện các nhiệm vụ riêng như đến gần căn cứ đối phương thì bay là là chụp ảnh, bắn tên lửa.....
- RC tóy thì sóng của nó yếu và không yêu cầu dữ liệu thời gian thực như trên UAV, nói đơn giản thế này trong các chiến dịch không kích Taliban mấy con Predator UAV của Mẽo cất cánh tại đó nhưng lại được 1 tổ các đồng chí phi công ngồi tại Mỹ điều khiển trực tiếp, thông qua tín hiệu vệ tinh và GPS
- Nắm bắt được nguyên lí điều khiển và dẫn đường GPS, các bạn iran đã lừa được hẳn 1 con UAV loại tàng hình X1 hạ cánh và tuyên bố tịch thu luôn do dám xâm nhập không phận nước này, khi anh Mẽo sang xin chuộc lại thì các bạn đạp Tung Cửa đã kịp sang tham gia kíp mổ xẻ con UAV này rồi
- Cách đây mấy hôm em có đọc trên VNexpress thấy hội Khựa nó đã sản xuất song UAV tàng hình của nó, giống y hệt như con UAV mà bọn iran nó vợt được của Mỹ
- Khoa học quân sự của VN không hề thua kém nước nào trên thế giới nhưng em mong thay vì máy bay, tại sao các ông ấy không làm mấy cái tàu chiến không người lái ra bảo vệ đảo và bà con đánh cá ngoài biển nhỉ
UAV tầu
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
30,847
Động cơ
752,102 Mã lực
- chúng ta phóng vài cái Sat lúc nào ạ , em thấy vệ tinh thì thuê tây chế tạo và phóng lên thôi , cái Sat của VN chế thì ngỏm củ tỏi ngay từ lúc được đưa ra ngoài quỹ đạo .
- Em thấy món UAV này thế giới nó đi trước VN lâu lắm rồi , mà món này chỉ hơn thằng RC tí là có cái kết nối điều khiển trực tiếp qua vệ tinh thôi, bọn này chạy máy nổ , tốc độ thấp, địch nó phang cho quả Sam có mà rụng ngay
- Mà cái món của mấy ông chế tạo UAV kia làm ra em thấy cất cánh bằng tay, rồi bay tự động theo map về tới đích thì lại chạy ra hạ cánh bằng remote hoặc bung dù ra tự dụng, chứ chưa điều khiển trực tiếp tác chiến được, ví dụ như ngồi trong căn cứ ở Cam Ranh rồi điều khiển UAV bay quanh Trường Sa chụp vài cái không ảnh rồi hạ cánh ở sân bay trên đảo, bơm thêm nhiên liệu rồi bay về nhỉ ?
- Em thấy nên làm quả tàu cao tốc không người lái kích thước bằng con matiz trang bị rada, tên lửa chống tàu chiến ,thủy lôi.... , bộ đội ta ngồi trên đảo điều khiển nó chiến, phương án của em vừa rẻ vừa an toàn cho quân ta ,lại cho đối phương thấy tiềm lực vũ khí khí tài của ta mạnh mẽ như thế nào
Làm tầu nổi, tầu ngầm chẳng dễ như 3 cái tầu lượn kia.
Độ cản của nước gấp hơn 800 lần không khí đòi hỏi động cơ công suất lớn hơn rất nhiều. Ảnh hưởng của sóng, gió tới tầu cũng rất lớn. Máy tính có khi chạy bét nhè mà vẫn chẳng ra nổi lệnh điều khiển cho tầu í chứ.
Đấy mới là chỉ nói tới chuyện chạy, chưa tính đến việc tìm kiếm phát hiện, bám bắt, khóa mục tiêu và khai hỏa.
vì vậy số quốc gia làm được UAV không có ít song mấy ai đã làm được và phổ biến tầu không người lái
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,727
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
vì vậy số quốc gia làm được UAV không có ít song mấy ai đã làm được và phổ biến tầu không người lái
Việt Nam thuộc nhóm it nước đã là được tàu không người lái mà lại còn làm từ năm 1972 nữa cơ đấy. :)) :))
Mời cụ ra Bảo tàng hải quân, hình như ở đấy còn trưng bày tàu (cano thì đúng hơn) điều khiển từ xa, phóng từ phá thủy lôi T5.







Chúng tôi hỏi về nguyên lý của T5 hoạt động như thế nào và được đóng ở đâu. Công trình sư Nguyễn Hữu Bảo cho biết, T5 thực chất là một ca nô, lắp động cơ của Liên Xô 23 mã lực chạy bằng diezel. Còn việc điều khiển chiếc cano ấy, do bộ phận điện tử điều khiển từ xa thực hiện. T5 vẫn phải có người lái, nhưng người lái đứng trên bờ, cách tàu một cự ly an toàn.
- Nghĩa là vẫn phải nổ máy để cano hoạt động? Đúng vậy – kỹ sư Bảo nói. Còn bộ phận điều khiển sẽ làm cho tàu nhận được 7 tín hiệu: tiến, lùi, về 0, rẽ phải, rẽ trái, phóng từ trường và tắt từ trường. Vì phải đứng từ xa để điều khiển nên chiếc tàu được sơn 3 màu, mạn trái đỏ, mạn phải xanh, đuôi tàu sơn trắng để người điều khiển biết tàu đang đi thẳng hoặc vòng trái hay vòng phải. Vào khu vực có thủy lôi, từ trường do con tàu phóng ra trong phạm vi từ 40 - 100 mét có thể làm thủy lôi kích nổ.
- Có bao giờ thủy lôi nổ làm hỏng tàu không thưa ông? Chưa lần nào, thủy lôi chỉ nổ khi tàu đã ở cự ly an toàn.
- Khoảng cách từ người điều khiển đến con tàu bao xa? Khoảng dưới 500m, tùy theo địa hình.
 
Chỉnh sửa cuối:

grandeurHD

Xe tải
Biển số
OF-129343
Ngày cấp bằng
3/2/12
Số km
394
Động cơ
377,570 Mã lực
Làm tầu nổi, tầu ngầm chẳng dễ như 3 cái tầu lượn kia.
Độ cản của nước gấp hơn 800 lần không khí đòi hỏi động cơ công suất lớn hơn rất nhiều. Ảnh hưởng của sóng, gió tới tầu cũng rất lớn. Máy tính có khi chạy bét nhè mà vẫn chẳng ra nổi lệnh điều khiển cho tầu í chứ.
Đấy mới là chỉ nói tới chuyện chạy, chưa tính đến việc tìm kiếm phát hiện, bám bắt, khóa mục tiêu và khai hỏa.
vì vậy số quốc gia làm được UAV không có ít song mấy ai đã làm được và phổ biến tầu không người lái
- bác chã nhỏ:Em rất thích mấy món RC toy, cũng có từng chơi qua món này, nhưng cái em đam mê nhất là UAV thì mới chỉ biết qua sách báo và internet, cho nên ở phạm vi kiến thức mà em biết và chia sẻ trên này không đầy đủ và còn nhiều điều em chưa biết, mong các bác thông cảm
- Phóng bằng tay theo ý em không phải là dùng tay phóng nó lên trời ạ, ý em là người ta sẽ đứng dưới sân bay, sử dụng Remote Control điều khiển cái máy bay ý bay lên trời, sau đó mới giao lại quyền điều khiển trên không cho phi công ngồi trong cabin và hạ cánh thì quy trình lại ngược lại như thế ạ, chứ chưa hoàn toàn điều khiển từ A đến Z được ạ
- Tàu chiến không người lái anh Mĩ đã có rồi cụ ạ, tên nó là USV , em dùng đt nên ko đưa link lên được, có cụ nào giúp em với

http://m.youtube.com/index?&desktop_uri=%2F
 

grandeurHD

Xe tải
Biển số
OF-129343
Ngày cấp bằng
3/2/12
Số km
394
Động cơ
377,570 Mã lực
Việt Nam thuộc nhóm it nước đã là được tàu không người lái mà lại còn làm từ năm 1972 nữa cơ đấy. :)) :))
Mời cụ ra Bảo tàng hải quân, hình như ở đấy còn trưng bày tàu (cano thì đúng hơn) điều khiển từ xa, phóng từ phá thủy lôi T5.





-Thế hệ cha ông quá giỏi ạ ! Món này là tự chế tạo , cháu phục sát đất ạ !
 
Biển số
OF-177267
Ngày cấp bằng
17/1/13
Số km
1,921
Động cơ
354,613 Mã lực
Làm tầu nổi, tầu ngầm chẳng dễ như 3 cái tầu lượn kia.
Độ cản của nước gấp hơn 800 lần không khí đòi hỏi động cơ công suất lớn hơn rất nhiều. Ảnh hưởng của sóng, gió tới tầu cũng rất lớn. Máy tính có khi chạy bét nhè mà vẫn chẳng ra nổi lệnh điều khiển cho tầu í chứ.
Đấy mới là chỉ nói tới chuyện chạy, chưa tính đến việc tìm kiếm phát hiện, bám bắt, khóa mục tiêu và khai hỏa.
vì vậy số quốc gia làm được UAV không có ít song mấy ai đã làm được và phổ biến tầu không người lái
Em lại nghĩ khác cụ. Bỏ qua tàu ngầm (vì khi đi ngầm thì không nhận được sóng vô tuyến), còn làm tàu nổi USV rất dễ, bởi vì:
1. Đành rằng sức cản của nước gấp nhiều lần không khí, nên đòi hỏi công suất lớn tiêu hao nhiên liệu nhiều, nhưng thuận lợi hơn UAV là khả năng bố trí chỗ chứa nhiên liệu dễ dàng hơn chứ không gò bó hạn chế khối lượng như UAV.
2. Quá trình vận hành UAV rất phức tạp ở giai đoạn cất và hạ cánh, thường là phải cắt tự động chuyển sang điều khiển tay. Còn đối với tàu nổi thì cứ lập trình là xong, phát lệnh là chân vịt quay, tàu chạy.
3. Thiết bị dẫn đường cho tàu nổi đơn giản và sẵn có: GPS hàng hải và máy lái tự động cho tàu bán đầy trên thị trường. Cụ nào dư giả tiền bạc (khoảng vài chục triệu) có thể tự làm lấy cái vỏ tàu, lắp thiết bị lên. Lập trình quãng đường cho GPS và thế là tàu chạy đi và tìm đường về. Cụ nào máu thì xung phong làm đi, em tư vấn về kỹ thuật cho :D
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top