[Funland] Viện Dưỡng Lão

YarisVerso

Xe tải
Biển số
OF-353921
Ngày cấp bằng
6/2/15
Số km
487
Động cơ
300,286 Mã lực
Ông già em phải vào viện dưỡng lão từ năm 2019 đến giờ, đã "trải nghiệm" qua 5 viện ở Hà Nội (1 viện ở 3 cơ sở, 1 viện 2 cơ sở).
Nói chung là giá cả thì tương đương, cách thức chăm sóc thì có nhiều khác biệt phụ thuộc vào trình độ của nhân viên và cách tổ chức của viện.

Việc các cụ có phù hợp với viện dưỡng lão hay không với các cụ còn minh mẫn phụ thuộc rất nhiều vào tính cách từng người.
Với những cụ mà phải chăm sóc toàn phần thì viện dưỡng lão là giải pháp tốt để giảm thiểu áp lực cho người thân như vợ/chồng, con cái.
 

Nắng nhạt

Xe điện
Biển số
OF-600931
Ngày cấp bằng
27/11/18
Số km
2,247
Động cơ
163,595 Mã lực
VDL được như Tây thì quá tốt, em sợ lại như một số nhà trẻ tư
Ăn không, không ăn à, bộp bộp
Có vài nhóm đại gia đang tìm hiểu để kinh doanh viện dưỡng lão tiêu chuẩn quốc tế rồi cụ ạ. Cụ nào chưa già lắm thì cứ đợi là có. Em thì không có ý định vào VDL. Sau này nếu đổi ý thì cũng chính em sẽ là người quyết định có vào hay không, chọn viện nào chứ không để con cháu đưa mình vào. Em sợ nhất là bị người khác quyết định cuộc sống của mình
 

wild nature

Xe điện
Biển số
OF-448583
Ngày cấp bằng
26/8/16
Số km
2,243
Động cơ
228,124 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đưa cha mẹ vào VDL ở hiện tại và mình trong tương lai là mong muốn chính đáng của một bộ phận xã hội trong đó có em và nhiều bạn bè. Luôn có hai luồng ý kiến: thích và không thích VDL. Em thuộc về phía thích và tôn trọng phía không thích do ai cũng có mong muốn và cái lý của mình.

Ở đây em chỉ xin trình bày lí do mà mình thích, cần thiết mô hình này sớm được đầu tư rộng rãi với quy mô từ bình dân tới cao cấp, phù hợp với tài chính của người dân.

☘NGƯỜI GIÀ CẦN CÓ BẠN: Ở bất cứ lứa tuổi nào con người cũng đều có nhu cầu giao lưu, trao đổi, tâm tình, thậm chí tranh luận với người khác. Ở người già, khi các hoạt động khác hầu như không còn hoặc rất ít thì nhu cầu này lại càng cần thiết. Tuổi nào bạn đó, ở VDL với những người cùng lứa tuổi, tinh thần - sức khoẻ tương tự mình thường sẽ dễ giao lưu, trò chuyện hơn.

☘NGƯỜI GIÀ CẦN ĐƯỢC ĂN UỐNG PHÙ HỢP NHU CẦU VÀ SỨC KHOẺ: Tất nhiên khi ở nhà người già vẫn ăn uống bình thường. Tuy nhiên người già răng thường yếu nên nhiều người cần ăn thức ăn nhừ, cắt nhỏ và không có xương. Con cháu bận rộn không phải lúc nào cũng nấu 2 chế độ theo đúng nhu cầu người già. Thậm chí khi con cháu vắng bữa hoặc không ở cùng thì nhiều lúc các cụ bỏ bữa rất hại cho sức khoẻ.

☘NGƯỜI GIÀ CẦN ĐƯỢC CHĂM SÓC Y TẾ THƯỜNG XUYÊN: Tuổi già đi kèm với bệnh tật là diễn biến tất yếu của cơ thể. Để làm chậm quá trình hỏng hóc của các bộ phận cơ thể - người già cần được khám hàng tuần và uống thuốc hàng ngày. Vì thế cần có người phát và nhắc uống đúng thuốc theo giờ - điều này nếu ở nhà không có người ở cạnh cả ngày thì các cụ có thể nhầm lẫn hoặc quên.
Việc đưa người già hàng tuần đi thăm khám các bệnh già thông thường tại bệnh viện là bất khả thi do đông đúc, đường xa và mất thời gian - vì thế thường khi bệnh nặng mới đi khám. Ở VDL có nhân viên y tế kiểm tra hàng tuần sẽ giảm nguy cơ tăng nặng.
Người già cũng cần vận động thể dục nhẹ nhàng nâng cao thể lực như đi bộ, tập dưỡng sinh, thiền...: có người cùng tập hoặc nhân viên hỗ trợ các cụ sẽ chịu khó bớt ỳ hơn.
Khi chẳng may bị ngã hoặc đổ bệnh nặng cần được phát hiện sớm và xử lý kịp thời: tại VDL có nhân viên y tế và xe cấp cứu sẽ giúp cho việc này tốt hơn ở nhà. Và việc một nhân viên y tế chăm sóc nhiều người già sẽ giảm gánh nặng chi phí hơn so với việc thuê riêng nhân viên y tế đến nhà thường xuyên.

☘NGƯỜI GIÀ CẦN NGỦ NGHỈ THEO NHU CẦU: về già đa số sẽ ngủ sớm dậy sớm và ngủ nhiều giấc ngắn. Ngủ theo sinh hoạt giờ giấc của người trẻ sẽ làm nhiều cụ mất ngủ, thiếu ngủ do khi người già cần ngủ thì người trẻ vẫn còn bật nhạc, trẻ con nô đùa. Người già cũng dễ tỉnh giấc mất ngủ, vì thế cần môi trường yên tĩnh, ít tiếng động hơn - sống cùng nhà trong khu dân cư hoặc chung cư khó đảm bảo yên tĩnh.

☘NGƯỜI GIÀ CŨNG CẦN GIẢI TRÍ: việc cùng nhau xem những bộ phim “thời xưa”, xem biểu diễn nghệ thuật như Cải lương, Tuồng, Chèo..là rất cần thiết cho tinh thần. VDL cũng có thể tổ chức câu cá hàng tuần cho các cụ ông còn đủ sức khoẻ, tổ chức cho các cụ biểu diễn văn nghệ cùng nhau.

🍎Trên đây em đã liệt kê một số lí do chính vì sao có nhu cầu về VDL. Cha mẹ vào VDL không có nghĩa xa cách, không nhận được sự thăm hỏi quan tâm của con cháu. Cuối tuần con cháu đến thăm các cụ, đưa các cụ đi chơi, các cụ còn sức khoẻ thì thỉnh thoảng tổ chức các chuyến du lịch ngắn ngày . Những ngày gia đình tổ chức gặp mặt đông đủ như sinh nhật các thành viên, mừng thọ, giỗ chạp, các ngày lễ thì đón các cụ về tham gia trong ngày sau đó đưa về Viện để đảm bảo thói quen sinh hoạt. Muốn vậy VDL chỉ nên cách nhà tối 1h xe chạy.
Tuỳ theo khả năng và nhu cầu mà có sự lựa chọn: ở phòng chung 8, 6, 4, 2 người hay ở phòng riêng. VDL có vườn hoa khuôn viên rộng rãi để đi dạo hay chỉ có sảnh nhỏ để ngồi nói chuyện.. Có bác sĩ túc trực hay chỉ có y tá phát thuốc, có sẵn xe cấp cứu hay chỉ liên kết với đơn vị y tế.. Chế độ ăn uống theo yêu cầu hay chung theo thực đơn sẵn có. Một điều dưỡng chăm sóc 5-10 hay 20 người..
Để có thể thực hiện được việc vào VDL đáp ứng các nhu cầu từ vừa phải đến cao cấp thì bắt buộc phải có tài chính đảm bảo do VN chưa thể có phúc lợi xã hội đủ cho người già. Hiện tại cũng có một số VDL nhưng quá ít ỏi, ít sự lựa chọn. Trong tương lai nếu được đầu tư và có sự trợ giúp của nhà nước, em tin rằng sẽ có nhiều người lựa chọn hình thức này
4A21E3EB-AA2A-4560-A40B-04560F7C69A0.jpeg
NGƯỜI GIÀ CẦN CÓ NGƯỜI THÂN BÊN CẠNH. NHẤT LÀ CON CHÁU.
Đó là điều em mong muốn sau này với chính mình. Các điều cụ nói trên chỉ vui ban ngày. Tối đến buồn lắm. Nó là cảm giác cô đơn khi ko có người thân bên cạnh.
Để hài hòa cả 2 thì quá khó.
Uây dà,
 

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
13,371
Động cơ
80,607 Mã lực
NGƯỜI GIÀ CẦN CÓ NGƯỜI THÂN BÊN CẠNH. NHẤT LÀ CON CHÁU.
Đó là điều em mong muốn sau này với chính mình. Các điều cụ nói trên chỉ vui ban ngày. Tối đến buồn lắm. Nó là cảm giác cô đơn khi ko có người thân bên cạnh.
Để hài hòa cả 2 thì quá khó.
Uây dà,
Nếu không phải chăm sóc y tế thì điều ý không khó cụ ạ. Nhưng khi phải chăm sóc y tế thì trừ trường hợp lấy vợ sớm con cái về hưu chứ phương án thuê người không khả thi. Vì tìm được người qua đào tạo, có tâm thì quá khó, còn họ làm đối phó thì đúng là khổ các cụ.
 

YarisVerso

Xe tải
Biển số
OF-353921
Ngày cấp bằng
6/2/15
Số km
487
Động cơ
300,286 Mã lực
Cho em xin thông tin VDL mẹ cụ đang ở với ạ: viện gì, ở đâu, chi phí với trường hợp của mẹ cụ ntn ạ. Em cảm ơn
Ở Hà Nội thì giá cả các viện dưỡng lão đều same same nhau. Bảng giá và địa điểm đều có công khai trên trang web của viện. Cụ cứ tra google từ khoá "viện dưỡng lão Hà Nội" là ra. Mấy cái tên viện ở HN như Diên Hồng, Nhân Ái, Javilink, Thanh Xuân là hay xuất hiện nhất.
Riêng về cơ sở vật chất thì em đánh giá cơ sở 4 của Diên Hồng ở đường Quang Lai (gần ga Văn Điển) là thoáng mát, rộng rãi nhất.
 

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
10,690
Động cơ
378,200 Mã lực
Em không phán xét và lên án gì về con cái đối với việc tuổi già vào VDL bởi các con có hạnh phúc và đời sống tốt đẹp chính là kỳ vọng của em.
Tuy nhiên, em vẫn sợ VDL vù ở đó có rủi ro về việc bị xử tệ khi mà mình không còn đủ thể chất để tự vệ trong khi tinh thần vẫn minh mẫn thì thật đày đoạ.....sợ lắm
 

my.eb

Xe điện
Biển số
OF-758749
Ngày cấp bằng
29/1/21
Số km
3,758
Động cơ
100,945 Mã lực
Có vài nhóm đại gia đang tìm hiểu để kinh doanh viện dưỡng lão tiêu chuẩn quốc tế rồi cụ ạ. Cụ nào chưa già lắm thì cứ đợi là có. Em thì không có ý định vào VDL. Sau này nếu đổi ý thì cũng chính em sẽ là người quyết định có vào hay không, chọn viện nào chứ không để con cháu đưa mình vào. Em sợ nhất là bị người khác quyết định cuộc sống của mình
Ơ mợ Nắng nhạt đi đâu mà bị cán đinh thế này,
 

xedaprach

Xe điện
Biển số
OF-76843
Ngày cấp bằng
2/11/10
Số km
2,756
Động cơ
88,919 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ông già em phải vào viện dưỡng lão từ năm 2019 đến giờ, đã "trải nghiệm" qua 5 viện ở Hà Nội (1 viện ở 3 cơ sở, 1 viện 2 cơ sở).
Nói chung là giá cả thì tương đương, cách thức chăm sóc thì có nhiều khác biệt phụ thuộc vào trình độ của nhân viên và cách tổ chức của viện.

Việc các cụ có phù hợp với viện dưỡng lão hay không với các cụ còn minh mẫn phụ thuộc rất nhiều vào tính cách từng người.
Với những cụ mà phải chăm sóc toàn phần thì viện dưỡng lão là giải pháp tốt để giảm thiểu áp lực cho người thân như vợ/chồng, con cái.
Cụ chia sẻ kĩ kĩ hơn được không? Ít người có được nhiều kinh nghiệm như gia đình cụ.
 

quy la tien

Xe điện
Biển số
OF-126198
Ngày cấp bằng
1/1/12
Số km
3,623
Động cơ
547,352 Mã lực
Em nhặt được câu chuyện vui ...
 

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
13,371
Động cơ
80,607 Mã lực
Em không phán xét và lên án gì về con cái đối với việc tuổi già vào VDL bởi các con có hạnh phúc và đời sống tốt đẹp chính là kỳ vọng của em.
Tuy nhiên, em vẫn sợ VDL vù ở đó có rủi ro về việc bị xử tệ khi mà mình không còn đủ thể chất để tự vệ trong khi tinh thần vẫn minh mẫn thì thật đày đoạ.....sợ lắm
Em thấy có camera 24/24 con cháu đc chia sẻ, nhiều người đầu óc vẫn còn minh mẫn, vẫn gọi đt cho con cháu thường xuyên nên có đối xử tệ chả xong với cái gọi là cộng đồng mạng đâu cụ ạ. Họ dí cho chết luôn ý chứ
 

YarisVerso

Xe tải
Biển số
OF-353921
Ngày cấp bằng
6/2/15
Số km
487
Động cơ
300,286 Mã lực
Cụ chia sẻ kĩ kĩ hơn được không? Ít người có được nhiều kinh nghiệm như gia đình cụ.
Hôm trước em có viết ở đây rồi cụ ạ. Nếu cần biết thêm kinh nghiệm gì thì cụ cứ hỏi nhé.

Góc nhìn của đàn ông chắc không giống với phụ nữ như các mợ nên chắc là chỉ kể những gì đã được trải nghiệm thôi nhé. Xin phép luôn là sẽ "bạ đâu nói đấy", nhớ ra cái gì thì kể chứ không trình bày như báo cáo có dàn bài mạch lạc.

1. Đầu tiên là chuyện nhà dưỡng lão. Đã có trải nghiệm với viện Phúc Lâm bên Hưng Yên, viện Nhân Ái, 3 cơ sở của viện Javilink, 2 cơ sở của viện Diên Hồng, sắp tới sẽ là 1 viện khác.
Ông già em bị tai biến, cấp cứu kịp nẻn không để lại di chứng gì nhưng tiểu đường cao phải tiêm insulin hàng ngày. Ông già ở một mình vì bà cô tập 2 hay tập 3 của cụ không muốn chăm sóc người ốm nên đã giải tán sau khi cụ bị tai biến 1 năm. Con cái đều đi xa cả nên chỉ còn giải pháp cuối cùng là vào viện dưỡng lão.
Ngày xưa nhà em đã chứng kiến bà ngoại nằm một chỗ mười mấy năm vì bị ngã mà không được điều trị kịp thời dẫn đến chân đi lại cực kỳ khó khăn. Sau khi ông ngoại mất thì bà phải đến ở lần lượt nhà các con để có người chăm. Nhà của các bác và nhà em đều là nhà tập thể 18, 20m² cho 4 người rồi, thêm bà là 5 nên bà cứ cả ngày ngồi trên giường và đi ra đến...wc rồi quay lại giường, chẳng có hình thức vận động nào khác.
Vì thế khi chọn viện dưỡng lão cho bố thì cũng có hình dung trong đầu sẽ chọn viện có khuôn viên, có vườn, ở chỗ thoáng mát không ồn ào... Chính vì thế viện Phúc Lâm được chọn đầu tiên, mở đầu cuộc sống trong viện dưỡng lão của bố em. Viện Phúc Lâm nằm trong khuôn viên bệnh viện Phúc Lâm, đi qua khỏi Ecopark một quãng là đến. Phòng ở thoáng, có vườn, nhà cửa sạch sẽ, yên tĩnh, trừ mỗi việc được ngắm sông Bắc Hưng Hải đen kịt chảy qua bên cạnh. Ưu điểm nữa là thuộc về bệnh viện nên có thể chuyển bảo hiểm y tế luôn về đó, khám bệnh, lấy thuốc luôn tại chỗ.
Nhưng người già có suy nghĩ khác mà thế hệ sau không thể hiểu nổi hoặc là sau này ta cũng thế chăng? Như bố em thì lại không thích giao lưu, không thích ra ngoài đi dạo mà chỉ muốn nằm trong phòng "tự kỷ" với cái máy tính bảng, xem những thứ nhảm nhí trên youtube. Căng nhất là vụ cụ nghe theo quảng cáo của các "giáo sư, bác sỹ" tự xưng trên mạng rồi đặt mua thuốc của chúng nó để tự chữa bệnh tiểu đường, bỏ hết cả thuốc tiêm, thuốc uống của bệnh viện.
Rồi cũng chỉ ở đó gần 1 năm, kêu là ở xa quá nên mọi người ít đến thăm nên cụ đòi chuyển viện. Thôi thì bố lớn tuổi rồi, nhà em cũng chiều để bố vui vẻ. Chuyển về viện bên nội thành, và cái chu kỳ chuyển viện sau 1 năm cứ đều đặn như vậy 😜.
Các viện dưỡng lão ở nội thành thường giống nhau là một toà nhà 5, 6 tầng, chia ra nhiều loại phòng: 2 giường, 5 giường, 8 giường. Khuôn viên thường có sân nhỏ để các cụ xuống ngồi chơi cờ, uống trà hoặc dạo bộ. Giá cả cũng tương đối giống nhau, chi phí cơ bản là 7 hoặc 8 triệu cho phòng 8 người, 10tr cho phòng 2 giường. Các dịch vụ khác sẽ cộng vào thêm như tiêm, bón ăn, phục vụ tắm gội, vệ sinh tại giường... full dịch vụ chắc tầm hơn 20 triệu/tháng. Đội ngũ nhân viên thì nói chung là đều ổn, khác nhau chút ít về độ nhiệt tình và chuyên nghiệp tùy từng viện.
Trừ các cụ không còn tỉnh táo thì các cụ nào sống cởi mở, thích giao lưu sẽ tìm thấy ở viện dưỡng lão một môi trường tốt để sống vui vẻ lúc về già.
 

huynhnv

Xe tải
Biển số
OF-389576
Ngày cấp bằng
29/10/15
Số km
491
Động cơ
242,939 Mã lực
Tuổi
39
Đưa cha mẹ vào VDL ở hiện tại và mình trong tương lai là mong muốn chính đáng của một bộ phận xã hội trong đó có em và nhiều bạn bè. Luôn có hai luồng ý kiến: thích và không thích VDL. Em thuộc về phía thích và tôn trọng phía không thích do ai cũng có mong muốn và cái lý của mình.

Ở đây em chỉ xin trình bày lí do mà mình thích, cần thiết mô hình này sớm được đầu tư rộng rãi với quy mô từ bình dân tới cao cấp, phù hợp với tài chính của người dân.

☘NGƯỜI GIÀ CẦN CÓ BẠN: Ở bất cứ lứa tuổi nào con người cũng đều có nhu cầu giao lưu, trao đổi, tâm tình, thậm chí tranh luận với người khác. Ở người già, khi các hoạt động khác hầu như không còn hoặc rất ít thì nhu cầu này lại càng cần thiết. Tuổi nào bạn đó, ở VDL với những người cùng lứa tuổi, tinh thần - sức khoẻ tương tự mình thường sẽ dễ giao lưu, trò chuyện hơn.

☘NGƯỜI GIÀ CẦN ĐƯỢC ĂN UỐNG PHÙ HỢP NHU CẦU VÀ SỨC KHOẺ: Tất nhiên khi ở nhà người già vẫn ăn uống bình thường. Tuy nhiên người già răng thường yếu nên nhiều người cần ăn thức ăn nhừ, cắt nhỏ và không có xương. Con cháu bận rộn không phải lúc nào cũng nấu 2 chế độ theo đúng nhu cầu người già. Thậm chí khi con cháu vắng bữa hoặc không ở cùng thì nhiều lúc các cụ bỏ bữa rất hại cho sức khoẻ.

☘NGƯỜI GIÀ CẦN ĐƯỢC CHĂM SÓC Y TẾ THƯỜNG XUYÊN: Tuổi già đi kèm với bệnh tật là diễn biến tất yếu của cơ thể. Để làm chậm quá trình hỏng hóc của các bộ phận cơ thể - người già cần được khám hàng tuần và uống thuốc hàng ngày. Vì thế cần có người phát và nhắc uống đúng thuốc theo giờ - điều này nếu ở nhà không có người ở cạnh cả ngày thì các cụ có thể nhầm lẫn hoặc quên.
Việc đưa người già hàng tuần đi thăm khám các bệnh già thông thường tại bệnh viện là bất khả thi do đông đúc, đường xa và mất thời gian - vì thế thường khi bệnh nặng mới đi khám. Ở VDL có nhân viên y tế kiểm tra hàng tuần sẽ giảm nguy cơ tăng nặng.
Người già cũng cần vận động thể dục nhẹ nhàng nâng cao thể lực như đi bộ, tập dưỡng sinh, thiền...: có người cùng tập hoặc nhân viên hỗ trợ các cụ sẽ chịu khó bớt ỳ hơn.
Khi chẳng may bị ngã hoặc đổ bệnh nặng cần được phát hiện sớm và xử lý kịp thời: tại VDL có nhân viên y tế và xe cấp cứu sẽ giúp cho việc này tốt hơn ở nhà. Và việc một nhân viên y tế chăm sóc nhiều người già sẽ giảm gánh nặng chi phí hơn so với việc thuê riêng nhân viên y tế đến nhà thường xuyên.

☘NGƯỜI GIÀ CẦN NGỦ NGHỈ THEO NHU CẦU: về già đa số sẽ ngủ sớm dậy sớm và ngủ nhiều giấc ngắn. Ngủ theo sinh hoạt giờ giấc của người trẻ sẽ làm nhiều cụ mất ngủ, thiếu ngủ do khi người già cần ngủ thì người trẻ vẫn còn bật nhạc, trẻ con nô đùa. Người già cũng dễ tỉnh giấc mất ngủ, vì thế cần môi trường yên tĩnh, ít tiếng động hơn - sống cùng nhà trong khu dân cư hoặc chung cư khó đảm bảo yên tĩnh.

☘NGƯỜI GIÀ CŨNG CẦN GIẢI TRÍ: việc cùng nhau xem những bộ phim “thời xưa”, xem biểu diễn nghệ thuật như Cải lương, Tuồng, Chèo..là rất cần thiết cho tinh thần. VDL cũng có thể tổ chức câu cá hàng tuần cho các cụ ông còn đủ sức khoẻ, tổ chức cho các cụ biểu diễn văn nghệ cùng nhau.

🍎Trên đây em đã liệt kê một số lí do chính vì sao có nhu cầu về VDL. Cha mẹ vào VDL không có nghĩa xa cách, không nhận được sự thăm hỏi quan tâm của con cháu. Cuối tuần con cháu đến thăm các cụ, đưa các cụ đi chơi, các cụ còn sức khoẻ thì thỉnh thoảng tổ chức các chuyến du lịch ngắn ngày . Những ngày gia đình tổ chức gặp mặt đông đủ như sinh nhật các thành viên, mừng thọ, giỗ chạp, các ngày lễ thì đón các cụ về tham gia trong ngày sau đó đưa về Viện để đảm bảo thói quen sinh hoạt. Muốn vậy VDL chỉ nên cách nhà tối 1h xe chạy.
Tuỳ theo khả năng và nhu cầu mà có sự lựa chọn: ở phòng chung 8, 6, 4, 2 người hay ở phòng riêng. VDL có vườn hoa khuôn viên rộng rãi để đi dạo hay chỉ có sảnh nhỏ để ngồi nói chuyện.. Có bác sĩ túc trực hay chỉ có y tá phát thuốc, có sẵn xe cấp cứu hay chỉ liên kết với đơn vị y tế.. Chế độ ăn uống theo yêu cầu hay chung theo thực đơn sẵn có. Một điều dưỡng chăm sóc 5-10 hay 20 người..
Để có thể thực hiện được việc vào VDL đáp ứng các nhu cầu từ vừa phải đến cao cấp thì bắt buộc phải có tài chính đảm bảo do VN chưa thể có phúc lợi xã hội đủ cho người già. Hiện tại cũng có một số VDL nhưng quá ít ỏi, ít sự lựa chọn. Trong tương lai nếu được đầu tư và có sự trợ giúp của nhà nước, em tin rằng sẽ có nhiều người lựa chọn hình thức này
4A21E3EB-AA2A-4560-A40B-04560F7C69A0.jpeg
E ủng hộ chủ thớt. Gần nhà e có viện dưỡng lão Duyên Hồng. E thỉnh thoảng sang chơi và nghĩ cho tương lai của mình. E thấy VDL là văn minh. Các con cháu mua thẻ cho các cụ là báo hiếu, cuối tuần các cụ thích về nhà thì con cháu đón về là vui.
 

YarisVerso

Xe tải
Biển số
OF-353921
Ngày cấp bằng
6/2/15
Số km
487
Động cơ
300,286 Mã lực
Em không phán xét và lên án gì về con cái đối với việc tuổi già vào VDL bởi các con có hạnh phúc và đời sống tốt đẹp chính là kỳ vọng của em.
Tuy nhiên, em vẫn sợ VDL vù ở đó có rủi ro về việc bị xử tệ khi mà mình không còn đủ thể chất để tự vệ trong khi tinh thần vẫn minh mẫn thì thật đày đoạ.....sợ lắm
Chuyện đối xử tệ trong viện dưỡng lão là không xảy ra được đâu cụ ạ. Có thể với các cụ khó chăm sóc quá thì các bạn điều dưỡng viên sẽ phải nói to một tí để "đưa các cụ vào khuôn khổ" chứ tuyệt nhiên không có chuyện đánh chửi các cụ. Lãnh đạo viện, các cụ cùng viện và người nhà giám sát chặt chẽ lắm, chả ai dám đối xử tệ với các cụ già đâu.
Người nhà hay người giúp việc gia đình có khi còn quát nạt, mắng mỏ nhiều hơn vì cả ngày chăm sóc cũng áp lực lắm, chứ các bạn điều dưỡng chỉ làm theo ca nên hết ca trực là có nghỉ ngơi, giảm căng thẳng, tâm lý sẽ thoải mái hơn nhiều.
 

alceste

Xe điện
Biển số
OF-331518
Ngày cấp bằng
16/8/14
Số km
4,280
Động cơ
287,006 Mã lực
Chuyện đối xử tệ trong viện dưỡng lão là không xảy ra được đâu cụ ạ. Có thể với các cụ khó chăm sóc quá thì các bạn điều dưỡng viên sẽ phải nói to một tí để "đưa các cụ vào khuôn khổ" chứ tuyệt nhiên không có chuyện đánh chửi các cụ. Lãnh đạo viện, các cụ cùng viện và người nhà giám sát chặt chẽ lắm, chả ai dám đối xử tệ với các cụ già đâu.
Người nhà hay người giúp việc gia đình có khi còn quát nạt, mắng mỏ nhiều hơn vì cả ngày chăm sóc cũng áp lực lắm, chứ các bạn điều dưỡng chỉ làm theo ca nên hết ca trực là có nghỉ ngơi, giảm căng thẳng, tâm lý sẽ thoải mái hơn nhiều.
Mẹ chồng bạn em cũng đi viện Dưỡng lão, bà vào thăm bạn trong đó thích quá, thế là nhất định đòi vào. Em ko biết tên gì, nhưng mạn Sóc Sơn. Bạn em kể phòng rộng 2 người/phòng, hàng ngày có người đến thăm, bóp chân tay 30-1h, rồi các bà tụ tập chơi ở sân hoặc phòng ai đó để buôn chuyện. Ăn uống theo chế độ của các cụ, mẹ bạn em bị tiểu đường và huyết áp nhưng lại thích ăn uống, ở nhà ăn bừa phứa ko ai có thể kìm được bà, ko cho bà ăn thì bà chửi. Ở đó gia đình đăng kí cho ăn theo chế độ, nên bà rất ko hài lòng, nhưng thôi cũng được để bà ăn vào khuôn khổ.
Chưa thấy ghi nhận hay có bất kì vụ đối xử tệ bạc hay quát nạt đánh đập các cụ. Nhưng nói to như quát thì có vì nhiều cụ lãng tai lắm. Như cậu em dù mới 60, nhưng h ko đeo máy là lúc nào nói cũng như quát, hoặc em phải nhắn tin với cậu.
 

YarisVerso

Xe tải
Biển số
OF-353921
Ngày cấp bằng
6/2/15
Số km
487
Động cơ
300,286 Mã lực
Mẹ chồng bạn em cũng đi viện Dưỡng lão, bà vào thăm bạn trong đó thích quá, thế là nhất định đòi vào. Em ko biết tên gì, nhưng mạn Sóc Sơn. Bạn em kể phòng rộng 2 người/phòng, hàng ngày có người đến thăm, bóp chân tay 30-1h, rồi các bà tụ tập chơi ở sân hoặc phòng ai đó để buôn chuyện. Ăn uống theo chế độ của các cụ, mẹ bạn em bị tiểu đường và huyết áp nhưng lại thích ăn uống, ở nhà ăn bừa phứa ko ai có thể kìm được bà, ko cho bà ăn thì bà chửi. Ở đó gia đình đăng kí cho ăn theo chế độ, nên bà rất ko hài lòng, nhưng thôi cũng được để bà ăn vào khuôn khổ.
Chưa thấy ghi nhận hay có bất kì vụ đối xử tệ bạc hay quát nạt đánh đập các cụ. Nhưng nói to như quát thì có vì nhiều cụ lãng tai lắm. Như cậu em dù mới 60, nhưng h ko đeo máy là lúc nào nói cũng như quát, hoặc em phải nhắn tin với cậu.
Nếu ở gần phủ Thành Chương thì là viện Tâm Đức cụ ạ.
Những viện ở xa nội thành thì được cái nhà cửa rộng rãi và chi phí rẻ hơn một chút vì thực phẩm rẻ hơn mua trong nội thành. Quang cảnh các viện thì gia đình cứ đến tận viện tham quan sẽ cảm nhận tốt hơn là chỉ nhìn ảnh. Chương trình "Có hẹn với thanh xuân" có một tập quay ở viện Diên Hồng cơ sở đường Lĩnh Nam và cơ sở ở Thanh Trì. Còn phim "Gặp em ngày nắng" cũng quay ở viện dưỡng lão FDC trên Xuân Mai. Lên phim thì thấy cũng long lanh phết đấy.

Phần lớn các em, các cháu làm điều dưỡng trong các viện dưỡng lão cũng tốt nghiệp các trường y tế ra nên làm việc cũng chuyên nghiệp. Nhiều bạn cũng định hướng sẽ đi làm điều dưỡng ở nước ngoài (Nhật, Đức), gắn bó lâu dài với nghề nên cũng tận tình.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top