* Viêm mũi xoang cấp thường là điều trị ngắn ngaỳ với kháng sinh, chống viêm, làm sạch dịch mủ...
* Viêm mũi xoang chỉ thật sự thành vấn đề gây lo lắng, quan tâm khi nó đã trở thành mạn tính, dai dẳng. Bài viết này xin đề cập đến điều trị “viêm mũi xoang mạn tính”
TÂY Y ĐIỀU TRỊ VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH THẾ NÀO?
Điều trị nội khoa: Là biện pháp điều trị căn bản trong VMXMT. Chỉ khi điều trị nội khoa tích cực nhưng không giảm mới điều trị ngoại khoa.
Điều trị tại chỗ:
- Xì sạch mũi, nhỏ mũi bằng thuốc co mạch, thuốc sát khuẩn
- Khí dung mũi bằng thuốc kháng sinh, kháng viêm (Thường dùng với nhóm thuốc kháng viêm steroide)
- Xông hơi nước nóng pha tinh dầu
- Phương pháp đổi thế (Proetz).
Điều trị toàn thân:
- Làm lỏng chất xuất tiết bằng cách điều chỉnh tiết dịch – nhày nhằm làm loãng lượng nhày mủ trong các hốc xoang, tạo điều kiện dẫn lưu nhày mủ ra ngoài.
- Thuốc chống viêm: Có thể dùng thuốc chống viêm đường toàn thân hoặc tại chỗ, chống viêm, giảm phù nề lại các khu vực phức hợp lỗ ngách.
- Điều trị cơ địa bằng các thuốc có iode, can xi, photpho, lưu huỳnh, vitamin A, D. Các thuốc nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng.
- Thuốc kháng sinh: Tốt nhất điều trị kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ. Có thể điều trị kháng sinh phổ rộng, bao vây.
Điều trị ngoại khoa:
Áp dụng trong trường hợp điều trị nội khoa tích cực không đỡ hoặc có biến chứng.
Ngày nay, phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang được áp dụng rộng rãi ở nước ta. Phương pháp mổ mũi xoang nội soi, thời gian hậu phẫu được rút ngắn và kết quả điều trị cao hơn .
Phẫu thuật chỉ tạo điều kiện chứ không chữa khỏi bệnh, cần phải kết hợp các phương pháp điều trị nội khoa sau phẫu thuật và áp dụng các biện pháp phòng bệnh.
Phòng bệnh
- Giải quyết triệt để các ổ viêm nhiễm ở mũi họng, răng, miệng
- Bảo vệ đường thở bằng cách tích cực điều trị các loại viêm mũi trong các bệnh nhiễm khuẩn lây đường hô hấp, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với lạnh và hoá chất
- Nâng cao thể trạng, tăng cường sức chống đỡ của niêm mạc.
- Tránh các tác nhân gây dị ứng.