Nay tôi lại hầu câc cụ câu Vì sao số 5: vì sao Vinfast có thể làm trái ngược thông lệ ngành ô tô trên thế giới? Trái ngược ở cả phân khúc xe sản xuất đầu tiên và trái ngược ở cả cách làm.
1. Vì họ có tiền. Cần rất nhiều tiền để làm kiểu này.
2. Vì họ có đầu óc: tất cả những ai đi sau mà rập khuôn kẻ đi trước đều đã THẤT BẠI. Nhìn thấy viễn cảnh đó mà cứ lao vào thì chết không chỗ chôn. Những hãng xe cứ raem rắp đi từ xe cỏ, xe rẻ bèo, xe thùng tôn, xe ăn cắp mẫu mã rồi xào nấu lên rốt cuộc hoặc chết ngay (VINAXUKI), hoặc chết dần (PROTON), hoặc không bán được ra ngoài (xe TQ), hoặc vĩnh viễn bị dán mác xe rẻ tiền (TOYOTA). Dù sau này TOYOTA có chơi chiêu ve sầu thoát xác, có build LEXUS, SUBARU đi nữa thì khách mua xe quốc tế vẫn nhè vào đó đè giá. Trừ khách Việt, nghèo quá sinh hèn đội tôn lên đầu thì không nói. Vì thế cách bắt đầu từ xe cao cấp và gắn chặt giá trị công nghệ, chất liệu, dây chuyền cho tới thẩm mỹ xe với những hãng, những nhà sản xuất, supplychain HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI và BÁM SÁT NHU CẦU THỰC, CHĂM SÓC THỰC SỰ TỬ TẾ KHÁCH HÀNG người mua xe Việt là cách làm trái ngược với thông lệ startup ngành xe nhưng lại phù hợp với quy luật. Mặc dù thoạt đầu rất tốn kém nhưng lâu dài lại rẻ.
3. Vì thực tế không ai cấm họ làm khác. Vấn đề đôi khi chỉ vì thói quen, vì định kiến. Kể cả những người giỏi nhất vẫn thường bị giam trong định kiến của họ, trùe khi thật sự sẵn sàng vứt bỏ thành công cũ.
Không ai cấm một hãng xe khoe hết mẫu mã (trừ khi họ cố giấu). "Monkey see monkey do" là cách làm của trình độ thấp (bắt chước tuyệt đối).
Chủ hãng Vin không ở trình độ thấp đó.
4. Vì công nghệ ngày nay cho phép. Ví dụ xe đất sét vốn là quy trình bất khả bỏ qua (nói cho cùng chỉ là nhìn trực quan) nhưng công nghệ dựng mô hình 3D cho phép bỏ qua.