Harvard phi lợi nhuận nhưng sao lại giàu có tới vậy, họ kiếm tiền từ đâu? Câu trả lời là nguồn thu của trường không chỉ dựa vào học phí mà còn dựa vào những khoản kinh doanh và quyên góp. Như vậy, trường học phi lợi nhuận không phải là trường học “làm từ thiện” mà chỉ đơn giản, là dòng tiền lợi nhuận đó không được chia vào túi các cổ đông mà được quay trở lại để tái đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, giáo dục, cơ sở vật chất.
Mô hình đại học tư thục không vì lợi nhuận lần đầu tiên được định nghĩa trong luật Giáo dục Đại học 2012. Theo đó, các thành viên góp vốn không được chia cổ tức, hoặc được hưởng mức lợi tức không vượt quá lãi suất trái phiếu Chính phủ; phần lợi nhuận còn lại được dùng để tái đầu tư cho trường. Mô hình này được cụ thể hóa trong Điều lệ Trường đại học (2014) và Nghị định 141 của Chính Phủ (2013). Luật Giáo dục Đại học 2018 siết chặt thêm định nghĩa đại học không vì lợi nhuận: chỉ công nhận một trường đại học là không vì lợi nhuận khi nhà đầu tư cam kết
hoàn toàn không hưởng lợi tức, mà đưa phần lợi nhuận hằng năm trở thành tài sản chung không phân chia để tái đầu tư phát triển trường. Nghị định 99 của Chính Phủ (2019) đưa ra những quy định cụ thể hơn cho mô hình sửa đổi này. Nhìn chung, định nghĩa về đại học tư thục không vì lợi nhuận tại Việt Nam khá giống với định nghĩa trên thế giới.
(Dân trí) - Cụm từ trường học phi lợi nhuận bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, với phần lớn phụ huynh, phi lợi nhuận tức là học phí rẻ. Nhưng thực tế, phi lợi nhuận không phải chỉ có vấn đề học phí.
dantri.com.vn