[Funland] Vì sao "trường ĐH không vì lợi nhuận" chưa phát triển ở Việt Nam ?

Hải Linh Lưu

Xe tải
Biển số
OF-835498
Ngày cấp bằng
16/6/23
Số km
272
Động cơ
6,826 Mã lực
Tuổi
38
Không phải phi lợi nhuận là miễn phí cụ ạ. Ví như đại học Fulbright và Vinuni dù là phi lợi nhuận nhưng học phí khủng nhất VN đấy.
nó phi lợi nhuận tức không thu được lợi nhuận gì từ người học cả, học xong là tếch đít đi làm nơi khác chứ có phải trả nợ tiền học cho trường đâu. Nhưng nhà trường vẫn phải thu tiền xây dựng, trả tiền giáo viên, trả tiền điện, tiền duy trì hoạt động của trường chứ
 

Minhnd

Xe container
Biển số
OF-110095
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
5,968
Động cơ
1,055,267 Mã lực
nó phi lợi nhuận tức không thu được lợi nhuận gì từ người học cả, học xong là tếch đít đi làm nơi khác chứ có phải trả nợ tiền học cho trường đâu. Nhưng nhà trường vẫn phải thu tiền xây dựng, trả tiền giáo viên, trả tiền điện, tiền duy trì hoạt động của trường chứ
Harvard phi lợi nhuận nhưng sao lại giàu có tới vậy, họ kiếm tiền từ đâu? Câu trả lời là nguồn thu của trường không chỉ dựa vào học phí mà còn dựa vào những khoản kinh doanh và quyên góp. Như vậy, trường học phi lợi nhuận không phải là trường học “làm từ thiện” mà chỉ đơn giản, là dòng tiền lợi nhuận đó không được chia vào túi các cổ đông mà được quay trở lại để tái đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, giáo dục, cơ sở vật chất.

Mô hình đại học tư thục không vì lợi nhuận lần đầu tiên được định nghĩa trong luật Giáo dục Đại học 2012. Theo đó, các thành viên góp vốn không được chia cổ tức, hoặc được hưởng mức lợi tức không vượt quá lãi suất trái phiếu Chính phủ; phần lợi nhuận còn lại được dùng để tái đầu tư cho trường. Mô hình này được cụ thể hóa trong Điều lệ Trường đại học (2014) và Nghị định 141 của Chính Phủ (2013). Luật Giáo dục Đại học 2018 siết chặt thêm định nghĩa đại học không vì lợi nhuận: chỉ công nhận một trường đại học là không vì lợi nhuận khi nhà đầu tư cam kết hoàn toàn không hưởng lợi tức, mà đưa phần lợi nhuận hằng năm trở thành tài sản chung không phân chia để tái đầu tư phát triển trường. Nghị định 99 của Chính Phủ (2019) đưa ra những quy định cụ thể hơn cho mô hình sửa đổi này. Nhìn chung, định nghĩa về đại học tư thục không vì lợi nhuận tại Việt Nam khá giống với định nghĩa trên thế giới.

 

Mzc

Xe điện
Biển số
OF-727317
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
2,936
Động cơ
147,925 Mã lực
Ở VN có Vin và Fulbright. Vin thì do Vova bơm, lợi nhuận giữ lại để đầu tư phát triển. Còn Fulbright do nhiều nguồn từ US, hỗ trợ của CP VN, và quyên góp. Đại loại mấy trường này nó vẫn thu học phí, nhưng cũng sẽ có nguồn để hỗ trợ sv nghèo học giỏi.
Nó khác trường tư thục khác nhiều khi vì sức ép tài chính mà làm mọi cách để có người học. Nói chung kinh tế phát triển thì mới có. Còn giờ kể cả đại gia cũng đang mải kiếm tiền thì giáo dục cũng là một cách kinh doanh tốt.
Em cũng đang thích kiếm 1 cái trường dân lập nát nát nào để làm lại nhưng tốn kém quá.
 

Tuongtien1977

Xe điện
Biển số
OF-623327
Ngày cấp bằng
13/3/19
Số km
2,865
Động cơ
655,613 Mã lực
Tuổi
47
phi lợi nhuận em hiểu ở đây là ông chủ trường ( hoặc các ông chủ trường) sẽ không chia lợi nhuận mà để lại tái đầu tư hoặc cấp học bổng. học phí vẫn là nguồn thu chính và hỗ trợ từ mạnh thường quân. chi phí cho nhân công thì vẫn phải chi trả
 

NNS

Xe lừa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
36,678
Động cơ
1,812,392 Mã lực
nó phi lợi nhuận tức không thu được lợi nhuận gì từ người học cả, học xong là tếch đít đi làm nơi khác chứ có phải trả nợ tiền học cho trường đâu. Nhưng nhà trường vẫn phải thu tiền xây dựng, trả tiền giáo viên, trả tiền điện, tiền duy trì hoạt động của trường chứ
=))mịe, nó thu ác là khác chứ từ thiện éo đâu?
 

danleduc

Xe container
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
5,355
Động cơ
756,531 Mã lực
Các cụ nên hiểu đúng bản chất của 1 ĐH phi lợi nhuận...

ĐH hoạt động không vì lợi nhuận (phi lợi nhuận), không có nghĩa ĐH đó không cần lợi nhuận.
Mà ngược lại rất cần lợi nhuận, nhưng lợi nhuận không (hoặc cam kết không) chia cho cổ đông, hoặc đút túi Chủ sở hữu, mà lợi nhuận (từ tất cả các nguồn) được dùng để tái đầu tư cho ĐH đó.
 

7years

Xe điện
Biển số
OF-438258
Ngày cấp bằng
19/7/16
Số km
3,051
Động cơ
241,806 Mã lực
Tuổi
50
Các cụ nên hiểu đúng bản chất của 1 ĐH phi lợi nhuận...

ĐH hoạt động không vì lợi nhuận (phi lợi nhuận), không có nghĩa ĐH đó không cần lợi nhuận.
Mà ngược lại rất cần lợi nhuận, nhưng lợi nhuận không (hoặc cam kết không) chia cho cổ đông, hoặc đút túi Chủ sở hữu, mà lợi nhuận (từ tất cả các nguồn) được dùng để tái đầu tư cho ĐH đó.
em chưa hiểu rõ luật lắm.
Ví dụ 1 trường khi thành lập tuyên bố là phi lợi nhuận và được công nhận
sau đó 10 năm hay 20 năm trường lại xin thành tư thục có lợi nhuận
thì có được không ạ
 

danleduc

Xe container
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
5,355
Động cơ
756,531 Mã lực
em chưa hiểu rõ luật lắm.
Ví dụ 1 trường khi thành lập tuyên bố là phi lợi nhuận và được công nhận
sau đó 10 năm hay 20 năm trường lại xin thành tư thục có lợi nhuận
thì có được không ạ
Theo em hiểu thì chả ai làm thế. Có thể vẫn làm được, nhưng rất phức tạp và lằng nhằng về thủ tục.

Mý lại, Đại Gia ai làm ăn lèm nhèm thế. :))
 

Batman

Xe container
Biển số
OF-9779
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
5,371
Động cơ
285,401 Mã lực
Em vào xem các cụ lên mô hình ĐH phi lợi nhuận, biết đâu lại có thêm trường mới tại Việt Nam.
 

TsarPutin

Xe tăng
Biển số
OF-732456
Ngày cấp bằng
12/6/20
Số km
1,812
Động cơ
89,761 Mã lực
Nơi ở
Mỹ Đình
Phi lợi nhuận không có nghĩa là không thu học phí, hay 100% cấp học bổng toàn phần cho sinh viên
NN sở dĩ bao năm qua có thể hỗ trợ phần lớn học phí ĐH mức thấp là do thu dc nhiều sắc thuế trong xã hội như thuế GTGT hay thuế tài nguyên vv. Một số nước phát triển miễn học phí cũng vậy, do họ thu dc khá nhiều tiền từ thuế thu nhập
 

minhlp

Xe tải
Biển số
OF-107719
Ngày cấp bằng
4/8/11
Số km
443
Động cơ
383,017 Mã lực
Các cụ nên hiểu đúng bản chất của 1 ĐH phi lợi nhuận...

ĐH hoạt động không vì lợi nhuận (phi lợi nhuận), không có nghĩa ĐH đó không cần lợi nhuận.
Mà ngược lại rất cần lợi nhuận, nhưng lợi nhuận không (hoặc cam kết không) chia cho cổ đông, hoặc đút túi Chủ sở hữu, mà lợi nhuận (từ tất cả các nguồn) được dùng để tái đầu tư cho ĐH đó.
Mãi mới thấy có cụ trả lời đúng ý em nghe hồi SV - khi mà trường em theo mô hình này.
Đợt đó các Thầy Cô cũng giới thiệu mô hình với SV như vậy, còn bọn em, sau khi nghe giải thích thì kết luận: "Thay vì gọi là Đại học tư thục không vì mục đích lợi nhuận XXX, trường mình nên gọi tắt là Đại học Tư Lợi XXX".
Có nhẽ nào cụ đồng môn với em ^^
 

otothanglong

Xe điện
Biển số
OF-65579
Ngày cấp bằng
5/6/10
Số km
4,596
Động cơ
494,332 Mã lực
Mô hình trường ĐH không vì lợi nhuận rất phổ biến trên thế giới. Đa phần các đại học danh tiếng trên thế giới hoạt động theo mô hình này.
Nhưng vì sao trường ĐH không vì lợi nhuận chưa phát triển ở Việt Nam?
- Vì chưa phổ biến văn hoá đóng góp tài chính, cơ sở vật chất của cá mạnh thường quân cho trường học?
- Vì DN và người dân VN ta chưa đủ giàu để hỗ trợ các trường ĐH?
- Hay vì điều gì khác vậy CCCM?
Nhà nghèo mà cứ nhìn nhà giàu nó sài, học theo thì tèo mất ;))
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
23,213
Động cơ
640,921 Mã lực
Có nhiều người suy nghĩ rất đơn giản. Họ hiểu là:
Phi lợi nhuận = miễn học phí
Viện trợ = cho không
Bảo lãnh = trả nợ thay
...
Thế nên nhiều chuyện dở khóc dở cười :))
 

phuongmit

Xe ba gác
Biển số
OF-134398
Ngày cấp bằng
14/3/12
Số km
22,155
Động cơ
3,068,312 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Có nhiều người suy nghĩ rất đơn giản. Họ hiểu là:
Phi lợi nhuận = miễn học phí
Viện trợ = cho không
Bảo lãnh = trả nợ thay
...
Thế nên nhiều chuyện dở khóc dở cười :))
Khái niệm chưa thông, bàn bạc vô ích :))
 

Hải Linh Lưu

Xe tải
Biển số
OF-835498
Ngày cấp bằng
16/6/23
Số km
272
Động cơ
6,826 Mã lực
Tuổi
38
=))mịe, nó thu ác là khác chứ từ thiện éo đâu?
Tát nhiên rồi, mỡ mà húp đi đòi từ thiện. Từ thiện chỉ dành cho người nghèo khó, tàn tật. Chứ nó xây cái trường đẹp như cung điện không phải dành để từ thiện
 

Hải Linh Lưu

Xe tải
Biển số
OF-835498
Ngày cấp bằng
16/6/23
Số km
272
Động cơ
6,826 Mã lực
Tuổi
38
Harvard phi lợi nhuận nhưng sao lại giàu có tới vậy, họ kiếm tiền từ đâu? Câu trả lời là nguồn thu của trường không chỉ dựa vào học phí mà còn dựa vào những khoản kinh doanh và quyên góp. Như vậy, trường học phi lợi nhuận không phải là trường học “làm từ thiện” mà chỉ đơn giản, là dòng tiền lợi nhuận đó không được chia vào túi các cổ đông mà được quay trở lại để tái đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, giáo dục, cơ sở vật chất.

Mô hình đại học tư thục không vì lợi nhuận lần đầu tiên được định nghĩa trong luật Giáo dục Đại học 2012. Theo đó, các thành viên góp vốn không được chia cổ tức, hoặc được hưởng mức lợi tức không vượt quá lãi suất trái phiếu Chính phủ; phần lợi nhuận còn lại được dùng để tái đầu tư cho trường. Mô hình này được cụ thể hóa trong Điều lệ Trường đại học (2014) và Nghị định 141 của Chính Phủ (2013). Luật Giáo dục Đại học 2018 siết chặt thêm định nghĩa đại học không vì lợi nhuận: chỉ công nhận một trường đại học là không vì lợi nhuận khi nhà đầu tư cam kết hoàn toàn không hưởng lợi tức, mà đưa phần lợi nhuận hằng năm trở thành tài sản chung không phân chia để tái đầu tư phát triển trường. Nghị định 99 của Chính Phủ (2019) đưa ra những quy định cụ thể hơn cho mô hình sửa đổi này. Nhìn chung, định nghĩa về đại học tư thục không vì lợi nhuận tại Việt Nam khá giống với định nghĩa trên thế giới.

Dạ cụ, em lại hiểu thêm tí kiến thức. Tóm lại là nhiều cụ nhà mình chỉ thích ăn không cho không cụ nhỉ, làm gì có mỡ mà húp chứ.
 

Minhnd

Xe container
Biển số
OF-110095
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
5,968
Động cơ
1,055,267 Mã lực
Dạ cụ, em lại hiểu thêm tí kiến thức. Tóm lại là nhiều cụ nhà mình chỉ thích ăn không cho không cụ nhỉ, làm gì có mỡ mà húp chứ.
Vâng. Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng phi lợi nhuận tức là không thu phí. Ngược lại nhiều trường phi lợi nhuận như VinUni và Fulbright thu học phí rất cao.
 

TranCB

Xe tăng
Biển số
OF-119314
Ngày cấp bằng
4/11/11
Số km
1,606
Động cơ
405,984 Mã lực
Đang thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, không lợi nhuận có mà các thầy chết đói à. Khi nào chủ nghĩa xã hội thành công sẽ có "không lợi nhuận"
 

tieunhupha

Xe điện
Biển số
OF-114423
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
4,654
Động cơ
1,033,657 Mã lực
Ngày xưa trường đại học là phi lợi nhuận vì ngân sách bỏ tiền nhưng đến giờ đứt rồi nên chả hoạt động vì lợi nhuận thì lấy gì ra mà ăn. Đến đại học Sư phạm được đủ thứ ưu đãi mà cử nhân ra trường còn tìm mọi cách té mất để khỏi phải đền bù chứ giờ mong vào đóng góp của cựu sinh viên mà chả có lợi ích gì thì giỏi lắm được lần đầu.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top