[Funland] Vì sao Tòa khuyên em rút đơn?

Nam Bim325

Xe tăng
Biển số
OF-206537
Ngày cấp bằng
18/8/13
Số km
1,133
Động cơ
329,629 Mã lực
Rất đồng cảm với hoàn cảnh của cụ. Với điều kiện như cụ mô tả, bên "Bị" có đk làm với Toà nên khuyên cụ rút đơn, cụ cứ làm tới cùng đi. Vận động cụ rút thì kh sao chứ kí vào bản án thì chưa chắc.
 

ngocmai227

Xe cút kít
Biển số
OF-354323
Ngày cấp bằng
11/2/15
Số km
16,793
Động cơ
2,156 Mã lực
Nơi ở
Ở nhà vợ nuôi.
Cụ xét nghiệm ADN chưa? Chứ con vợ cũ cụ như vậy khéo nó cũng chả biết bố con nó là ai. Mà thằng sgdd kia bú éo gì bú dai thế nhỉ?
 

Thuoc lao

Xe tăng
Biển số
OF-127256
Ngày cấp bằng
10/1/12
Số km
1,980
Động cơ
392,349 Mã lực
Hi vọng cụ tìm được luật sư có tâm...
Mong cụ đủ mạnh mẽ để theo đuổi đến tận cùng...
Chúc cụ đạt được mong muốn....
Có tin vui lên chia sẻ cùng mọi người nhé...
 

t_t_7love

Xe tải
Biển số
OF-711301
Ngày cấp bằng
24/12/19
Số km
481
Động cơ
92,939 Mã lực
Tuổi
35
Riêng cái vụ ở lỳ theo nguyện vọng của nó thì thi hành án cũng bó tay, cần có một phán quyết khác phù hợp với tâm nguyện đứa trẻ. 1001 trường hợp như thế này rồi mà Cụ.
Theo em nghĩ cháu nó ở lì không về thì dễ, nhưng quan trọng là vấn đề đi học rồi lớn lên thế nào mới quan trọng cụ ạ.. Đơn giản nhất như giờ mẹ nó vẫn giữ giấy Khai Sinh, rồi hộ khẩu thì theo HK của mẹ thì việc chuyển trường làm thế nào được, lớn lên làm CCCD ra sao, rồi bất kể chuyện gì cần đến giấy tờ gốc cũng tắc.. Vậy theo em vẫn phải chiến đấu trên tòa để giành quyền nuôi con thôi cụ ạ.
 
Biển số
OF-794954
Ngày cấp bằng
28/10/21
Số km
70
Động cơ
19,730 Mã lực
Tuổi
38
Nơi ở
Hà Nội, Việt Nam
Website
nangduyen.vn
Tuổi thơ của con nhỏ rất quan trọng, nó quyết định khá lớn đến tính cách, tâm lý để hình thành nên 1 con người trưởng thành. Có những người bị ám ảnh từ nhỏ rất khó thoát ra, suy nghĩ trở nên lệch lạc, là mầm họa.
Theo em nghĩ, nếu bên mẹ bé mà có dấu hiệu cặp kè thì hàng xóm láng giềng, khu phố,... sẽ biết chứ ạ.
 

thichduthu2011

Máy Bay
Biển số
OF-126262
Ngày cấp bằng
1/1/12
Số km
49,707
Động cơ
803,127 Mã lực
Em nghĩ phải có luật sư đại diện cho cụ chủ , thẩm phán trả lời như thế là "thiếu thuyết phục"

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Đoạn cụ bôi đen áp dụng khi ra tòa ly hôn (đã xong) còn tình huống của chủ thớt thì rơi vào điều 84 bên dưới và quan trọng nhất là phải có căn cứ theo khoản 2 để giải quyết rồi sau đấy mới tính đến nguyện vọng của con. Đại khái có căn cứ nhưng con trên 7 tuổi không muốn thay đổi vẫn có thể không cho phép thay đổi :))

Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
 

mèo lang thang

Xe buýt
Biển số
OF-735837
Ngày cấp bằng
12/7/20
Số km
885
Động cơ
193,626 Mã lực
Nơi ở
chu du thiên hạ học rùng mình
E có câu chuyện khổ tâm mãi chưa tìm được người tháo gỡ. Nay bú đá lên giãi bày với các cụ, hi vọng não nảy được tí mầm đá
Chuyện là thế này:
E với cô vợ cũ ly hôn được chừng 7-8 năm, cô ý nuôi con. Từ lúc 2-3 tuổi nó đã theo e, không theo mẹ ( 1 phần vì nó tu sữa ngoài - Chủ yếu e pha, hay thức đêm chơi 1 mình- chủ yếu e dậy và hát ru nó ngủ, chắc cả đời thơ ấu có mỗi tiếng ru của e với tiếng leng keng AOE lúc e vừa bế nó vừa chơi là nó ấn tượng nhất) . Nhưng lúc ly hôn, con còn nhỏ nên buộc phải theo mẹ, chu cấp tùy cha ( Vì lúc đó mẹ bé có 1 daddy -tiền nhiều, có cả quyền nữa- đỡ ngực, cũng chính là nguyên nhân tan vỡ khi lúc cô ta bầu, e thì điên cuồng cày cuốc chuẩn bị cho thành viên mới, và e vô tình phát hiện ra daddy đó bú ngực cô ý từ lúc lớp 8 tới tận khi có chồng, có con vẫn chưa dứt- Buồn.....)
Trong thời gian 5-6 năm gần đây, 1 năm cô ta chỉ cho e gặp con 2 lần - Tết và hè- Có năm chỉ có 1 lần- Vì từ khi con 5 tuổi, con đã biết kể nhiều thứ mỗi khi gặp bố, những thứ kiểu như: Mẹ với chú A, mẹ với chú B, bác C,.... Mẹ đi nhậu về mang đồ cho con, mẹ, chú tát con bằng cái chảo,v.v......
Lần nào gặp bố, 2 bố con đều khóc lúc chia tay, con không hề muốn rời xa e, không muốn sống cùng mẹ, cực kỳ sợ cuộc sống với mẹ.
Năm nay, con tròn 10, e làm đơn chuyển quyền nuôi con. Tòa yêu cầu e cung cấp chứng cứ chứng tỏ chị kia bạo hành, ngược đãi con hoặc không thể nuôi con.
Ngoài việc chị ta đang có 1 đứa con nhỏ hơn 1 tuổi với 1 người đang có gia đình khác, thì e không có yếu tố gì để chứng minh cả.
E có đề nghị tòa xét nguyện vọng của con e, và các chứng cứ do con của e cung cấp. Thẩm phán trả lời: Cháu còn nhỏ, dưới 18 tuổi nên mọi chứng cứ không được tính. Nguyện vọng của cháu không được xét, vì cháu vẫn đang ăn học, sinh hoạt cùng với mẹ bình thường.
Tòa yêu cầu e chứng minh bằng hình ảnh ngược đãi việc đối xử với con không tốt, điều này với e thì không thể: Bé nói- Mỗi lần đánh, bé hoặc bác D ( Là người đang sống như vợ chồng với mẹ bé) ra đóng cửa, hét to hàng xóm cũng không nghe thấy- Vậy e chứng mình bằng điều gì được đâu?.
Lần dịch gần nhất, cô ta vì điều kiện công việc, nên phải gửi bé sang nhà e hơn 1 tháng. Sau đó bé nhất quyết không về, liên tục hỏi e: Tại sao bố không nuôi con từ bé? Con sẽ không về với mẹ đâu,.....
Bé ở bên đó rất áp lực và kiểu như bị bạo hành tâm lý, hở 1 chút là bị đánh chửi, cứ có người hỏi bất cứ điều gì là toát hết mồ hôi, và thường tỏ ra sợ sệt. Mẹ bé chửi bé qua điện thoại mà đứng ở xa cũng nghe thấy: Mày thế này, mày thế nọ..... E thì chưa bao giờ gọi con là mày. Thậm chí SN con cô ta cũng cấm không cho e tổ chức lúc bé đang được gửi bên nhà e- Vì lý do, cô ta không tổ chức SN cho bé nhiều năm rồi.
Tất cả các yếu tố đó- kể cả tin nhắn cô ta chửi bới em qua Zalo vì e đã nhắn tin nói chuyện với con, để cô ta phát hiện được- Tòa - chính xác hơn là Thẩm phán nói là- không chấp nhận.
Và hôm nay, tòa (thẩm phán) gọi e lên, khuyên rút đơn về sau ~4 tháng thụ lý, chưa xét xử.
E cần lắm những lời khuyên, những lời tư vấn hoặc chia sẻ.
Và thực sự cần 1 luật sư có thể theo em tới cuối cùng vụ việc- E đã từng tới 2 công ty luật zời ơi ở HN, kết quả họ in cho e hóa đơn và những câu nói ít hơn lời các Luật sư ở trên mạng chia sẻ cho e. Không chịu nhận theo e tới cuối, chỉ thích tư vấn thôi ạ :D
Có phải thực sự e tới đường cùng? Có phải Tòa đã đứng trước cô kia? Tại sao tòa khuyên e rút đơn chứ không xét xử? Có ai hiểu và cảm nhận bé con của e đang sống như nào không? Có thật sự rằng về lý e đã thua (về tiền e chắc chắn thua rồi :( )?
Những lời kể của e, thông thường người ta sẽ nghĩ là khía cạnh chủ quan của e, nhưng thực sự còn nhiều thứ có thể còn hơn nữa mà e chưa được chứng kiến, chưa được bé thuật lại. Ngay cả việc cách đây mười mấy năm đã có daddy-baby là cặp đó, e nói mà nhiều người mỉa mai rằng e viện lý do để che giấu lỗi gì đó của mình: Ví dụ như cặp bồ, bạo lực,.... Sau đó, 4-5 năm sau e sống độc thân + với việc cô kia cặp bồ công khai ở cơ quan thì nhiều kẻ ồ, à,.....
Người quen của e sẽ đọc và biết được e là ai qua câu chuyện này, e không ngại chia sẻ, bởi việc quan trọng nhất đối với e bây giờ là cứu con của em khỏi cuộc sống áp lực mà bé đang phải gánh chịu.

Cụ nào văn tốt hơn có thể tóm lược lại cho mạch lạc, xúc tích, dễ hiểu và biết tới nơi, tới nhóm, diễn đàn có thể giúp em trong việc này thì cho e một lời nhắn ạ.

Cảm ơn các cụ đã chịu khó đọc các chia sẻ của em! Thực sự là 1 ngày buồn, và dài......
Chia sẻ với cụ, em được biết trường hợp giành lại con khi đứa bé đủ 10 tuổi, lúc đó Toà đã xử theo ý nguyện của đứa bé, nó chọn sống với ai thì Toà phán quyết cho người đó được nuôi dưỡng nó, nhưng trường hợp đó cả 2 người vợ và người chồng đều có điều kiện kinh tế tốt, nên em nghĩ nếu Toà còn chưa xử nghiêng sang ủng hộ cụ dù con cụ muốn ở với bố thì chắc là còn mắc điều kiện kinh tế. Em phỏng đoán vậy thôi, chứ em vẫn theo quan điểm đứa bé nên được người có điều kiện tốt hơn cả về đạo đức, nhân cách, kinh tế nuôi dưỡng trong trường hợp ly hôn và trên cơ sở nguyện vọng của đứa bé. Chúc cụ may mắn, những lúc này nên thật sự cẩn trọng, bình tĩnh và nhẫn nại, chứ nếu không những lúc sơ sảy của cụ sẽ là lý do để đối phương viện dẫn khiến Toà từ chối đề nghị của cụ.
 

--Lamborghini--

Xe cút kít
Biển số
OF-110827
Ngày cấp bằng
29/8/11
Số km
17,981
Động cơ
1,092,332 Mã lực
Cụ nghiên cứu lắp máy quay rồi dậy cháu nó sử dụng.
 

ung_sung_tu_tai

Xe container
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
6,150
Động cơ
227,570 Mã lực
Tuổi
45
Xin phân biệt rằng đây không phải là trường hợp phân chia con khi ly hôn. Điều này như chủ thớt nói đã được hai bên và tòa ra quyết định từ cách đây 7-8 năm.

Giờ mà vụ án khác hoàn toàn.
Giờ là vụ án giành lại quyền nuôi con.

Em nghĩ phải có luật sư đại diện cho cụ chủ , thẩm phán trả lời như thế là "thiếu thuyết phục"

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Cụ cũng có thể đặt vấn đề là ông /bà thẩm phán thụ lý vụ này nghi ngờ về khả năng chăm sóc nuôi dưỡng con của cụ chủ thớt nên họ mới đề nghị cụ chủ rút đơn 🤔
 

--Lamborghini--

Xe cút kít
Biển số
OF-110827
Ngày cấp bằng
29/8/11
Số km
17,981
Động cơ
1,092,332 Mã lực
Đoạn cụ bôi đen áp dụng khi ra tòa ly hôn (đã xong) còn tình huống của chủ thớt thì rơi vào điều 84 bên dưới và quan trọng nhất là phải có căn cứ theo khoản 2 để giải quyết rồi sau đấy mới tính đến nguyện vọng của con. Đại khái có căn cứ nhưng con trên 7 tuổi không muốn thay đổi vẫn có thể không cho phép thay đổi :))

Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
Thế cái 3. là như nào xư ?
 

--Lamborghini--

Xe cút kít
Biển số
OF-110827
Ngày cấp bằng
29/8/11
Số km
17,981
Động cơ
1,092,332 Mã lực
Đại khái qua vòng gởi xe (có căn cứ giải quyết) thì trong quá trình giải quyết sẽ tính đến 3 (điểm + :)) )
Thế khoai nhỉ xư.
Trước em nhớ có bộ phim của mỹ về một người cha bị thiểu năng tìm cách để được nuôi con.
 

thichduthu2011

Máy Bay
Biển số
OF-126262
Ngày cấp bằng
1/1/12
Số km
49,707
Động cơ
803,127 Mã lực
Thế khoai nhỉ xư.
Trước em nhớ có bộ phim của mỹ về một người cha bị thiểu năng tìm cách để được nuôi con.
Mấy vụ giành lại quyền nuôi con thì đơn giản nhất là bố mẹ thỏa thuận (tình cảm) chứ đụng đến PL khó lắm trừ khi có chứng cứ đủ mạnh :))
 

--Lamborghini--

Xe cút kít
Biển số
OF-110827
Ngày cấp bằng
29/8/11
Số km
17,981
Động cơ
1,092,332 Mã lực
Mấy vụ giành lại quyền nuôi con thì đơn giản nhất là bố mẹ thỏa thuận (tình cảm) chứ đụng đến PL khó lắm trừ khi có chứng cứ đủ mạnh :))
Chắc chơi luật rừng nhỉ xư.
Nếu là em khả năng em đến tìm con vợ cũ nói chuyện và cả thằng cha dượng đã đánh con em, rồi đưa con em về còn sau đ éo quan tâm.
 

thichduthu2011

Máy Bay
Biển số
OF-126262
Ngày cấp bằng
1/1/12
Số km
49,707
Động cơ
803,127 Mã lực
Chắc chơi luật rừng nhỉ xư.
Nếu là em khả năng em đến tìm con vợ cũ nói chuyện và cả thằng cha dượng đã đánh con em, rồi đưa con em về còn sau đ éo quan tâm.
Vk cũ vẫn còn gởi con khi cần thì chưa phải hết cách thêm nữa vk cũ đã có người mới, con mới thì đứa con ck cũ đôi khi cũng là gánh nặng (hiển nhiên nếu không có lý do gì khác thì cán cân vẫn lệch về tình cảm mẹ con) nên nếu chủ thớt tạo cho vk cũ đủ lý do để trao lại "gánh nặng" cho mình thì có thể sẽ được nhận lại quyền trực tiếp nuôi con (thái độ, hành động thiết thực rất quan trọng :)) )
 

ung_sung_tu_tai

Xe container
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
6,150
Động cơ
227,570 Mã lực
Tuổi
45
Ở vụ này,các bên đã thống nhất và ra quyết định là là sau ly hôn, người chồng không có quyền nuôi con; quyền nuôi con thuộc về người vợ.
Giờ người chồng muốn giành lại quyền được nuôi con thì.
1. Hai bên thỏa thuận được việc chuyển quyền thì tòa ra quyết định chuyển quyền.
2. Người vợ không đồng ý; thì người chồng phải chứng minh cho tòa thấy cô ta không đủ điều kiện nuôi con, các bằng chứng về việc cô ta không đủ điều kiện nuôi con được chấp nhận. Còn không thể chỉ nói mồm khơi khơi là tôi muốn nuôi con là được
3. Lúc này, khi tòa đã thấy người vợ không đủ điều kiện nuôi con thì dù nguyện vọng của đứa trẻ là vẫn muốn ở với mẹ, tòa cũng không cho. Ví dụ người mẹ bị điên thì nguyện vọng của đứa trẻ là muốn ở với mẹ tòa cũng không cho. Còn tòa hỏi nguyện vọng của cháu có muốn ở với bố không, cháu nói có thì tòa chấp nhận. Nguyện vọng của cháu là không muốn ở với bố, nhưng hoàn cảnh nhà cháu thế, mẹ không nuôi được thì cháu phải chấp nhận. Nếu cháu đưa ra được bằng chứng là bố ngược đãi cháu thì tòa sẽ xem xét chuyển cháu cho người giám hộ theo luật định; còn cháu không có bằng chứng thì đừng bẩu tòa phải theo nguyện vọng của cháu


Còn trường hợp không có bằng chứng là người mẹ không đủ điều kiện nuôi con; thì dù nguyện vọng của ông bố và đứa trẻ đều là muốn chuyển để người bố nuôi đều không được chấp nhận.
 

barca6996

Xe container
Biển số
OF-724771
Ngày cấp bằng
10/4/20
Số km
7,584
Động cơ
151,182 Mã lực
Xin phân biệt rằng đây không phải là trường hợp phân chia con khi ly hôn. Điều này như chủ thớt nói đã được hai bên và tòa ra quyết định từ cách đây 7-8 năm.

Giờ mà vụ án khác hoàn toàn.
Giờ là vụ án giành lại quyền nuôi con.
Thì đúng là vụ mới giành lại quyền nuôi con, cụ trên có nói là có thể thẩm phán vụ này muốn lọ chai thì em quất còm lại là sao không đặt vấn đề là thẩm phán nghi ngờ khả năng nuôi dạy con của cụ chủ thớt nên mới đề nghị rút lại đơn 🤔
 

Mít tố nữ

Xe tăng
Biển số
OF-707131
Ngày cấp bằng
10/11/19
Số km
1,387
Động cơ
134,583 Mã lực
Xin số tòa
Gọi riêng ra hỏi chốt bao nhiêu tiền thì t thắng kiện. Cụ kiện ko tiền thì kiện củ khoai
Cách này em thấy có khi hiệu quả.
Hoặc cụ tìm đến mấy cái văn phòng luật sư bên cạnh toà án chỗ cụ nộp đơn ý. Có giá hết mà không phải lòng vòng vì thường bên đó có quen với toà cả.
Tuy nhiên, trước khi phải kiện tốn tiến và thời gian lại mất tình cảm thì sao cụ không đàm phán lại với vợ cũ và nhờ gia đình ngừoi nhà bên cô ấy tác động giúp như có cụ đã tư vấn. Khôn khéo thì là vợ cũ đã có chồng con mới, lại thêm con riêng thì cuộc sống cũng khó khăn cụ muốn nuôi con để con được thoải mái hơn sống với cha dượng và vợ cũ cũng sẽ được toàn tâm ý hơn với gia đình mới. Cụ cũng cam kết sẽ để con được gặp gỡ mẹ và bên ngoại thoải mái theo nguyện vọng.
 
Chỉnh sửa cuối:

ung_sung_tu_tai

Xe container
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
6,150
Động cơ
227,570 Mã lực
Tuổi
45
Khi chưa đầy đủ bằng chứng là nơi đứa trẻ đang sống không tốt; người nuôi trẻ lại không đồng ý; thì không thể bẩu căn cứ theo nguyện vọng của đứa trẻ để chuyển quyền nuôi dưỡng được ạ.


Chia sẻ với cụ, em được biết trường hợp giành lại con khi đứa bé đủ 10 tuổi, lúc đó Toà đã xử theo ý nguyện của đứa bé, nó chọn sống với ai thì Toà phán quyết cho người đó được nuôi dưỡng nó, nhưng trường hợp đó cả 2 người vợ và người chồng đều có điều kiện kinh tế tốt, nên em nghĩ nếu Toà còn chưa xử nghiêng sang ủng hộ cụ dù con cụ muốn ở với bố thì chắc là còn mắc điều kiện kinh tế. Em phỏng đoán vậy thôi, chứ em vẫn theo quan điểm đứa bé nên được người có điều kiện tốt hơn cả về đạo đức, nhân cách, kinh tế nuôi dưỡng trong trường hợp ly hôn và trên cơ sở nguyện vọng của đứa bé. Chúc cụ may mắn, những lúc này nên thật sự cẩn trọng, bình tĩnh và nhẫn nại, chứ nếu không những lúc sơ sảy của cụ sẽ là lý do để đối phương viện dẫn khiến Toà từ chối đề nghị của cụ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top