Hóng kết luận cuộc nc tư vấn giữa cụ chủ thớt với cụ DurexXL
Giành quyền nuôi con là một cuộc chiến pháp lý phức tạp và lâu dài, nhất là hai bên đều có những điều kiện không vượt trội hơn hẳn. Chỉ hy vọng những người làm cha mẹ hãy vì quyền lợi của đứa trẻ để có quyết định tốt nhất cho con, không vì những định kiến và tâm lý hơn thua của người lớnThẩm phán làm đúng quy định của PL thôi cụ ạ, e cũng ngỏ ý ấy ấy từ lâu, nhưng TP cũng ấy ấy lại e.
Vậy nên hôm nay mới lên cầu cứu các cụ nhà mình.
Cảm ơn thiện tâm của cụ dành cho bố con e.
Em cũng chung câu hỏi.Cụ đã thử hỏi vk cũ điều kiện gì để tự trả con cho cụ nuôi chưa? Vì trong hoàn cảnh như cụ kể thì chắc hẳn cũng ko muốn đèo bòng thêm đứa con mà nó chẳng yêu quý thân thiện gì với mình ợ?
Công bằng mà nói nếu cùng điều kiện thì ở với mẹ vẫn tốt hơn vì cha dượng đa số ít "ác" hơn dì ghẻ (xin lỗi các bà ) trừ trường hợp con gái thì khi lớn ở với cha dượng sẽ thấy lo lắng hơn 1 chútGiành quyền nuôi con là một cuộc chiến pháp lý phức tạp và lâu dài, nhất là hai bên đều có những điều kiện không vượt trội hơn hẳn. Chỉ hy vọng những người làm cha mẹ hãy vì quyền lợi của đứa trẻ để có quyết định tốt nhất cho con, không vì những định kiến và tâm lý hơn thua của người lớn
Đúng roài cụ hình như các cụ xưa có câu : mất cha thì con ăn cơm với cá, mất má con liếm lá đầu đường,không phải là không có lýCông bằng mà nói nếu cùng điều kiện thì ở với mẹ vẫn tốt hơn vì cha dượng đa số ít "ác" hơn dì ghẻ (xin lỗi các bà ) trừ trường hợp con gái thì khi lớn ở với cha dượng sẽ thấy lo lắng hơn 1 chút
Thêm nữa pn sau ly hôn nếu tìm người mới đa số luôn cân nhắc đến quyền lợi của con thậm chí ở vậy nuôi con chứ không như đàn ông thấy hợp mắt là nhào vào (tự sướng với bản thân là mình đủ bản lĩnh cầm cương vk mới nhưng thực tế thì ai cũng biết là ... hên xui )Đúng roài cụ hình như các cụ xưa có câu : mất cha thì con ăn cơm với cá, mất má con liếm lá đầu đường,không phải là không có lý
Vâng đúng như cụ nghĩ, lúc chia tay, bé còn nhỏ, e thì tay trắng ( Đúng nghĩa tay trắng luôn ạ, chỉ có 1 cái laptop và 1 hòm tôn quần áo, để lại hết những gì có được- tuy chả là bao- cho cô kia), cô kia thì có nhà- Do thanh niên ddy cho- thiếu gì lại xin và sẽ có tiếp. E nghĩ bé ở với mẹ điều kiện hơn hẳn, và cũng không có tâm lý tranh giành.Giành quyền nuôi con là một cuộc chiến pháp lý phức tạp và lâu dài, nhất là hai bên đều có những điều kiện không vượt trội hơn hẳn. Chỉ hy vọng những người làm cha mẹ hãy vì quyền lợi của đứa trẻ để có quyết định tốt nhất cho con, không vì những định kiến và tâm lý hơn thua của người lớn
Theo em trước mắt chưa giành được quyền nuôi con thì cụ đề nghị tòa cho cụ được quyền thăm con, mỗi tuần một lần hoặc tháng một lần,có thể vào 2 ngày cuối tuần. Từ đó cụ bắt đầu thu thập thông tin và như có còm trên em đã nói, cụ đưa bé đi gặp thẩm phán xử lý vụ nàyVâng đúng như cụ nghĩ, lúc chia tay, bé còn nhỏ, e thì tay trắng ( Đúng nghĩa tay trắng luôn ạ, chỉ có 1 cái laptop và 1 hòm tôn quần áo, để lại hết những gì có được- tuy chả là bao- cho cô kia), cô kia thì có nhà- Do thanh niên ddy cho- thiếu gì lại xin và sẽ có tiếp. E nghĩ bé ở với mẹ điều kiện hơn hẳn, và cũng không có tâm lý tranh giành.
Từ lúc lên 6, bé bắt đầu kể nhiều, và luôn nói muốn ở với bố.
Tới lúc lên 8, bé thường xuyên hỏi bố bao giờ con được về ở với bố, bố thì trả lời: Theo pháp luật thì 9 tuổi bố mới có quyền đề nghị con về ở với bố.
Từ lúc lên 8 tới lúc lên 10, bé đc cho gặp bố 2 lần.
Và có thêm tình tiết khá rõ ràng( tình tiết này cũng qua lời kể của người quen, và không có chứng cứ đi kèm ) khiến e quyết tâm kiện đòi con như bây giờ, giãi bày cùng cụ.
Luật sư nào khi bước chân vào nghề đều chân chính cả cụ à. Họ bị chuyển sang môi giới một phần là do khách hàng vì họ muốn được lợi phần hơn hoặc chịu ít trách nhiệm hơn so với mức họ phải chịu. Em không nói luật sư có quyền lực mà luật sư họ có kiến thứcĐây là cách làm của luật sư chân chính thôi cụ ơi. Sống trong luật rừng thì cụ nghĩ luật sư nhiều quyền lực lắm à. Nhiều khi ls chỉ là trung gian môi giới mà thôi.
Nếu vậy thì em cũng không biết trả lời cụ thế nào, thông tin em được biết là như vậy cụ ạ, nhưng vì là người ngoài nên em chỉ biết đến thế, vì thế em mới nói là phỏng đoán, còn cụ thể em nghĩ cụ nên xem Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cụ ạ.Cái e đang rất cần tìm hiểu và muốn biết, là cái cụ "chưa được biết" trong vụ kiện mà cụ được biết ở trên đó ạ. Chứ như nhiều cụ, và một số luật sư online phân tích, trong vụ này, theo đúng PL hiện hành, e đang là người thua cụ ạ.
Bạn e làm tòa án mà @@Cách này em thấy có khi hiệu quả.
Hoặc cụ tìm đến mấy cái văn phòng luật sư bên cạnh toà án chỗ cụ nộp đơn ý. Có giá hết mà không phải lòng vòng vì thường bên đó có quen với toà cả.
Tuy nhiên, trước khi phải kiện tốn tiến và thời gian lại mất tình cảm thì sao cụ không đàm phán lại với vợ cũ và nhờ gia đình ngừoi nhà bên cô ấy tác động giúp như có cụ đã tư vấn. Khôn khéo thì là vợ cũ đã có chồng con mới, lại thêm con riêng thì cuộc sống cũng khó khăn cụ muốn nuôi con để con được thoải mái hơn sống với cha dượng và vợ cũ cũng sẽ được toàn tâm ý hơn với gia đình mới. Cụ cũng cam kết sẽ để con được gặp gỡ mẹ và bên ngoại thoải mái theo nguyện vọng.
Theo em người mà cụ cần là thám tử rồi mới cần luật sư, mọi việc cụ phải làm trong im lặng, cắn răng chịu đựng. Khi đã có đủ bằng chứng thì kiên quyết với toà, nhưng cụ cần khá nhiều bằng chứng đấy.E có câu chuyện khổ tâm mãi chưa tìm được người tháo gỡ. Nay bú đá lên giãi bày với các cụ, hi vọng não nảy được tí mầm đá
Chuyện là thế này:
E với cô vợ cũ ly hôn được chừng 7-8 năm, cô ý nuôi con. Từ lúc 2-3 tuổi nó đã theo e, không theo mẹ ( 1 phần vì nó tu sữa ngoài - Chủ yếu e pha, hay thức đêm chơi 1 mình- chủ yếu e dậy và hát ru nó ngủ, chắc cả đời thơ ấu có mỗi tiếng ru của e với tiếng leng keng AOE lúc e vừa bế nó vừa chơi là nó ấn tượng nhất) . Nhưng lúc ly hôn, con còn nhỏ nên buộc phải theo mẹ, chu cấp tùy cha ( Vì lúc đó mẹ bé có 1 daddy -tiền nhiều, có cả quyền nữa- đỡ ngực, cũng chính là nguyên nhân tan vỡ khi lúc cô ta bầu, e thì điên cuồng cày cuốc chuẩn bị cho thành viên mới, và e vô tình phát hiện ra daddy đó bú ngực cô ý từ lúc lớp 8 tới tận khi có chồng, có con vẫn chưa dứt- Buồn.....)
Trong thời gian 5-6 năm gần đây, 1 năm cô ta chỉ cho e gặp con 2 lần - Tết và hè- Có năm chỉ có 1 lần- Vì từ khi con 5 tuổi, con đã biết kể nhiều thứ mỗi khi gặp bố, những thứ kiểu như: Mẹ với chú A, mẹ với chú B, bác C,.... Mẹ đi nhậu về mang đồ cho con, mẹ, chú tát con bằng cái chảo,v.v......
Lần nào gặp bố, 2 bố con đều khóc lúc chia tay, con không hề muốn rời xa e, không muốn sống cùng mẹ, cực kỳ sợ cuộc sống với mẹ.
Năm nay, con tròn 10, e làm đơn chuyển quyền nuôi con. Tòa yêu cầu e cung cấp chứng cứ chứng tỏ chị kia bạo hành, ngược đãi con hoặc không thể nuôi con.
Ngoài việc chị ta đang có 1 đứa con nhỏ hơn 1 tuổi với 1 người đang có gia đình khác, thì e không có yếu tố gì để chứng minh cả.
E có đề nghị tòa xét nguyện vọng của con e, và các chứng cứ do con của e cung cấp. Thẩm phán trả lời: Cháu còn nhỏ, dưới 18 tuổi nên mọi chứng cứ không được tính. Nguyện vọng của cháu không được xét, vì cháu vẫn đang ăn học, sinh hoạt cùng với mẹ bình thường.
Tòa yêu cầu e chứng minh bằng hình ảnh ngược đãi việc đối xử với con không tốt, điều này với e thì không thể: Bé nói- Mỗi lần đánh, bé hoặc bác D ( Là người đang sống như vợ chồng với mẹ bé) ra đóng cửa, hét to hàng xóm cũng không nghe thấy- Vậy e chứng mình bằng điều gì được đâu?.
Lần dịch gần nhất, cô ta vì điều kiện công việc, nên phải gửi bé sang nhà e hơn 1 tháng. Sau đó bé nhất quyết không về, liên tục hỏi e: Tại sao bố không nuôi con từ bé? Con sẽ không về với mẹ đâu,.....
Bé ở bên đó rất áp lực và kiểu như bị bạo hành tâm lý, hở 1 chút là bị đánh chửi, cứ có người hỏi bất cứ điều gì là toát hết mồ hôi, và thường tỏ ra sợ sệt. Mẹ bé chửi bé qua điện thoại mà đứng ở xa cũng nghe thấy: Mày thế này, mày thế nọ..... E thì chưa bao giờ gọi con là mày. Thậm chí SN con cô ta cũng cấm không cho e tổ chức lúc bé đang được gửi bên nhà e- Vì lý do, cô ta không tổ chức SN cho bé nhiều năm rồi.
Tất cả các yếu tố đó- kể cả tin nhắn cô ta chửi bới em qua Zalo vì e đã nhắn tin nói chuyện với con, để cô ta phát hiện được- Tòa - chính xác hơn là Thẩm phán nói là- không chấp nhận.
Và hôm nay, tòa (thẩm phán) gọi e lên, khuyên rút đơn về sau ~4 tháng thụ lý, chưa xét xử.
E cần lắm những lời khuyên, những lời tư vấn hoặc chia sẻ.
Và thực sự cần 1 luật sư có thể theo em tới cuối cùng vụ việc- E đã từng tới 2 công ty luật zời ơi ở HN, kết quả họ in cho e hóa đơn và những câu nói ít hơn lời các Luật sư ở trên mạng chia sẻ cho e. Không chịu nhận theo e tới cuối, chỉ thích tư vấn thôi ạ
Có phải thực sự e tới đường cùng? Có phải Tòa đã đứng trước cô kia? Tại sao tòa khuyên e rút đơn chứ không xét xử? Có ai hiểu và cảm nhận bé con của e đang sống như nào không? Có thật sự rằng về lý e đã thua (về tiền e chắc chắn thua rồi )?
Những lời kể của e, thông thường người ta sẽ nghĩ là khía cạnh chủ quan của e, nhưng thực sự còn nhiều thứ có thể còn hơn nữa mà e chưa được chứng kiến, chưa được bé thuật lại. Ngay cả việc cách đây mười mấy năm đã có daddy-baby là cặp đó, e nói mà nhiều người mỉa mai rằng e viện lý do để che giấu lỗi gì đó của mình: Ví dụ như cặp bồ, bạo lực,.... Sau đó, 4-5 năm sau e sống độc thân + với việc cô kia cặp bồ công khai ở cơ quan thì nhiều kẻ ồ, à,.....
Người quen của e sẽ đọc và biết được e là ai qua câu chuyện này, e không ngại chia sẻ, bởi việc quan trọng nhất đối với e bây giờ là cứu con của em khỏi cuộc sống áp lực mà bé đang phải gánh chịu.
Cụ nào văn tốt hơn có thể tóm lược lại cho mạch lạc, xúc tích, dễ hiểu và biết tới nơi, tới nhóm, diễn đàn có thể giúp em trong việc này thì cho e một lời nhắn ạ.
Cảm ơn các cụ đã chịu khó đọc các chia sẻ của em! Thực sự là 1 ngày buồn, và dài......
Chuẩn cụ, chỉ cần hai điều cụ nêu là đủ, với thám tử họ có nghiệp vụ đủ để khai thác được mọi vấn đề.Nếu thẩm phán đã nói toẹt ra là không có chứng cứ mà cụ vẫn chưa hiểu à.
Ông/bà ấy hiểu và thông cảm cho hoàn cảnh của cụ, nhưng tòa trọng chứng, không thể phân xử theo cảm xúc.
Tình huống này cụ chỉ cần có chứng cứ chắc chắn thẩm phán sẽ xem xét để đào sâu hơn.
Cụ cần thu thập 2 loại chứng cứ sau:
+ Tìm cách đưa bé đi khám bác sĩ tâm lý, sinh lý để thu thập các giấy tờ bệnh án. Kể cả dấu hiệu tâm lý nó rất mơ hồ nhưng cứ có kết luận của bác sĩ là được.
+ Còn chứng cứ bạo hành thì cụ thuê thám tử tư đi, 30-50tr tùy thời gian phát sinh vụ việc. Mấy cái chứng cứ này dễ thu lắm nếu thực có, em không tiện nói ra cách thức nhưng họ thừa khả năng làm.
Đố cụ gọi được bọn ấy đấy.Cụ bảo con cụ khi nào bị đánh thì chạy ra ngoài đường kêu khóc. Sau đó nhờ hàng xóm gọi điện cho số điện thoại nóng BVTE.
Đảm bảo, ngay hôm sau cháu được về với cụ !