[Funland] Vì sao nhà cửa ở quê luôn quay mặt sang hướng đông

NayruLove

Xe buýt
Biển số
OF-799546
Ngày cấp bằng
7/12/21
Số km
944
Động cơ
-393,229 Mã lực
Nơi ở
Kokiri Forest
Vì sao nhà cửa ở quê luôn chọn hướng cửa là gồm hướng đông thế các cụ mợ. Giả sử nhà nào có mặt cổng là hướng tây, bắc thì dựng nhà bên trong cũng chĩa cửa ra vào ra hướng đông/hoặc nam. Ở đô thị thì đất chật k có điều kiện chứ nếu k e đoán cũng chọn như các cụ ở nhà quê à. Vậy vì sao lại ưu ái cho hướng này ạ?
Nếu cụ đã biết nhà ở quê luôn chọn hướng gồm hướng đông, thì cụ đã biết lý do rồi chứ nhỉ :-?
 

oliviarose

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-788913
Ngày cấp bằng
31/8/21
Số km
1,214
Động cơ
40,966 Mã lực
Tuổi
34
Nhà hướng nào thì mùa Hè nóng 40 độ C mà không có ĐH thì vẫn nóng như nhau thôi.
Nhà hướng đông, hướng nam vẫn mát hơn nhiều nhà hướng tây cụ nhé.
Và mùa đông thì nhà hướng bắc gió bắc thổi rất khó chịu.
 

Loriver4u

Xe tải
Biển số
OF-626800
Ngày cấp bằng
25/3/19
Số km
267
Động cơ
117,753 Mã lực
Em thấy cái lý thuyết hướng phải hợp mệnh là vớ vẩn nhất.
Em mệnh Tây tứ trạch (Tây, Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc), có lần đầu chọn mua nhà, hướng theo mệnh (thực ra là mua không để ý, chứ em cũng ko mê tín, sau đó có ông thầy quen đến chơi bảo là hợp hướng đấy mới biết). Sau này ở, mùa hè thì nóng vãi đ, mùa đông thì lúc nào cũng âm u, chả biết hợp ntn mà thấy mệt ốm liên tọi.
Từ đó em cạch luôn, cứ hướng chính đón gió, đón ánh sáng là Đông - Nam mà tương. Ở thấy khỏe hẳn người ra.
 

Captain

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-30549
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
5,131
Động cơ
531,255 Mã lực
Nơi ở
Tp.HCM
Vì sao nhà cửa ở quê luôn chọn hướng cửa là gồm hướng đông thế các cụ mợ. Giả sử nhà nào có mặt cổng là hướng tây, bắc thì dựng nhà bên trong cũng chĩa cửa ra vào ra hướng đông/hoặc nam. Ở đô thị thì đất chật k có điều kiện chứ nếu k e đoán cũng chọn như các cụ ở nhà quê à. Vậy vì sao lại ưu ái cho hướng này ạ?
Làm như vậy lợi dụng được các yếu tố:
- Đón ánh nắng lúc sớm
- Tránh ánh nắng buổi chiều hướng Tây
- Đón gió ĐN mùa hè mát mẻ
- Tránh gió ĐB mùa đông.
 

anhbansach

Đi bộ
Biển số
OF-810496
Ngày cấp bằng
9/4/22
Số km
4
Động cơ
2,785 Mã lực
Tuổi
25
Muốn biết tại sao nhà hướng đông thì cứ ở nhà hướng Tây 1 năm sẽ tự rút ra kết luận
 

hungtt

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-1209
Ngày cấp bằng
8/8/06
Số km
3,808
Động cơ
614,493 Mã lực
Nơi ở
HN
Hướng gió chủ đạo của Việt nam có 2 mùa:
Mùa hạ hướng tây nam (hoặc đông nam), mùa đông hướng đông bắc.
Nhà quay về hướng Đông Nam hoặc Nam sẽ mát mẻ vào mùa hạ và đỡ lạnh vào mùa đông.
Hơn nữa quay về hướng Đông hay Đông Nam thì đón ánh nắng buổi sáng, tránh ánh nắng gắt buổi chiều.
 

longkhau

Xe tải
Biển số
OF-43543
Ngày cấp bằng
17/8/09
Số km
277
Động cơ
462,214 Mã lực
Ở HN có những con phố địa hình hướng Bắc Nam, như Phố Hàng chuối, phố này lại có hàng cây cổ thụ vươn cao, xoè bóng mát, nên quanh năm chả mấy khi nhìn thấy mặt trời.

Nhà cửa ở đây thì tất nhiên là phải theo hướng Đông hoặc Tây. Nhưng không biết do cây xanh, hay ít xe chạy thế nào đấy, mà em có cảm giác phố Hàng chuối mát mẻ hơn nhiều con phố khác trong những ngày hè oi bức.
 

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
889
Động cơ
477,659 Mã lực
Nhân thể chuyện này các bác cho hỏi luôn từ Huế đổ vào thì nhà quay hướng nào?
Vì xưa nói rằng, thời năm vài trăm, người ta coi Hà Tĩnh, Quảng Trị là quận Nhật Nam, thì ở đó mặt giời ở phía nam, nên nhà quay hướng Bắc. Hiện trường có đúng thế không các bác?
cách nhìn và suy luận của các học giả thời Tiền Hán thôi bác:
"Cũng như từ Giao Chỉ, Nhật Nam ban đầu chỉ là khái niệm và có liên quan đến thiên văn. Phần lớn đất nước Trung Hoa ở trên Bắc Chí Tuyến (vĩ độ 23 độ 27 phút, ngang qua thành phố Quảng Châu), do đó Mặt Trời dối với họ luôn ở về phía nam, mọc phương đông nam và lặn phương tây nam. Rõ nhất trong ngày Đông chí đêm dài ngày ngắn, Mặt Trời lẩn quẩn hẳn về phía nam. Vì vậy khi tế trời (cúng Mặt Trời) thiên tử - con trời - phải quay mặt về phương nam. Có lẽ muộn nhất là thời nhà Tần, người Hoa đã biết Trái Đất hình tròn và tự quay quanh trục của nó. Họ tính được quỹ đạo của Mặt Trời (hoàng đạo) và suy luận rằng đi về phía nam đến một nơi nào đó, muốn nhìn thấy Mặt Trời, muốn hưởng sự ấm áp của ánh nắng, con người phải làm nhà quay mặt về hướng bắc.

Tư Mã Thiên viết "Nam chí bắc hương [hướng] hộ"). Tạm dịch: "...phía nam đến miền cửa nhà quay mặt về hướng bắc" - Sử ký tập giải. Câu trên chứng tỏ ngành thiên văn biết vậy nhưng sự thực người Hoa chưa bao giờ đặt chân đến vùng Nhật Nam mà chỉ dựa theo các tư triết học chính trị-xã hội-văn hóa của mình. Quan điểm này dựa vào kiến thức thiên văn hạn chế của người Hoa cách đây 21 thế kỷ. "Vùng nhà cửa quay mặt về hướng bắc" theo logic Sử Ký, trên cơ sở văn minh thiên văn thế giới cận đại và hiện đại "
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,711
Động cơ
473,031 Mã lực
cách nhìn và suy luận của các học giả thời Tiền Hán thôi bác:
"Cũng như từ Giao Chỉ, Nhật Nam ban đầu chỉ là khái niệm và có liên quan đến thiên văn. Phần lớn đất nước Trung Hoa ở trên Bắc Chí Tuyến (vĩ độ 23 độ 27 phút, ngang qua thành phố Quảng Châu), do đó Mặt Trời dối với họ luôn ở về phía nam, mọc phương đông nam và lặn phương tây nam. Rõ nhất trong ngày Đông chí đêm dài ngày ngắn, Mặt Trời lẩn quẩn hẳn về phía nam. Vì vậy khi tế trời (cúng Mặt Trời) thiên tử - con trời - phải quay mặt về phương nam. Có lẽ muộn nhất là thời nhà Tần, người Hoa đã biết Trái Đất hình tròn và tự quay quanh trục của nó. Họ tính được quỹ đạo của Mặt Trời (hoàng đạo) và suy luận rằng đi về phía nam đến một nơi nào đó, muốn nhìn thấy Mặt Trời, muốn hưởng sự ấm áp của ánh nắng, con người phải làm nhà quay mặt về hướng bắc.

Tư Mã Thiên viết "Nam chí bắc hương [hướng] hộ"). Tạm dịch: "...phía nam đến miền cửa nhà quay mặt về hướng bắc" - Sử ký tập giải. Câu trên chứng tỏ ngành thiên văn biết vậy nhưng sự thực người Hoa chưa bao giờ đặt chân đến vùng Nhật Nam mà chỉ dựa theo các tư triết học chính trị-xã hội-văn hóa của mình. Quan điểm này dựa vào kiến thức thiên văn hạn chế của người Hoa cách đây 21 thế kỷ. "Vùng nhà cửa quay mặt về hướng bắc" theo logic Sử Ký, trên cơ sở văn minh thiên văn thế giới cận đại và hiện đại "
Cụ không hiểu ý tôi nói à. Tôi biết đoạn trích dẫn trên nên đang hỏi khảo chứng xem hiện nay nhà ở Huế có quay mặt về hướng Bắc không. Nghe hơi lạ, vì Huế vẫn còn gió Bắc, kinh thành Huế cũng quay Đông Nam thì phải.
1660875906534.png
 

Tap Nguyen

Xe buýt
Biển số
OF-415812
Ngày cấp bằng
10/4/16
Số km
947
Động cơ
232,111 Mã lực
Nhà cháu cũng đang hướng đông nam, mùa đông thì không nói làm gì nhưng vào mua hè buổi sáng cũng khá khó chịu vì hứng cái nắng từ sáng đến khoảng 9-10h sáng mới hết. Nếu có đất đai rộng dãi mà không quan ngại vụ xem hợp hướng thì cứ ưu tiên nhất hướng nam, sau mới đến đông hoặc đông nam nhé.
 

anhtrangvn

Tháo bánh
Biển số
OF-117009
Ngày cấp bằng
16/10/11
Số km
1,054
Động cơ
404,318 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Trước em cũng thắc mắc là hướng dựa trên cơ sở nào mà thường hay nhắc đến các thầy địa lý, phong thủy như sát khí, chính khí.v.v. Sau tìm hiểu thì nếu lược bỏ câu chữ nghe có vẻ huyền bí thì nhà hướng nào thì cần thuận hợp với các khí, lực, từ trong phương hướng, vị trí, địa thế của không gian xung quanh. Nếu chuẩn mực thì cần so sánh với sự vận động cơ bản nhất của mặt đất chính là chiều xoay quanh của trái đất và quay quanh mặt trời. Chúng ta đều biết là trái đất tự xoay nên sinh ra ngày đêm và nó sinh là lực quán tính. Ban ngày đời sống vận động thì nó sinh ra nhiều tạp khí, bụi, khí tạp v.v. Đêm xuống thi lắng xuống hơn. Như vậy sau một đêm yên tĩnh thì buổi sáng sớm đón ánh mặt trời và luồng không khí đã lắng lại sẽ tạm gọi là luồng sinh khí giúp cơ thể sinh học được lợi nhiều nhất. Khí đó thì nhà quay hướng nam, hơi chếch về đông do trục trái đất hơi nghiêng thì cơ bản là thuận nhất vì vẫn nhận được sinh khí vào từ cửa chính, đẩy các khí trọc, thô trong nhà sau một đêm ra ngoài ra các cửa sổ, đón được ánh nắng vừa phải, không trực diện (trực diện thì hơi nóng). Chính vì xét tương quan vận động này thì hướng tây là hướng bất lợi nhất (vì buổi sáng không đón được sinh khí, khí thô, trọc trong nhà không thoát được mà tích lại , sáng ko đón được sinh khí mà chiều thì bị thiêu đốt. Tuy nhiên, đây là xét tổng quát nhất, còn từng khu vực, từng vị trí thì yếu tố nào trội hơn. Ví dụ, nếu hướng chính lại có con đường gần như hướng vào nhà, thì hàng ngày nó chuyển các luồng bụi bặm, khí thô trọc vào nhà thì nó lại trội hơn cái hướng cơ bản ở trên thì lại phải tránh cái con đường, tìm hướng khác tránh đi v.v. tùy địa thế, khu vực mà chọn cái nào hài hòa nhất thì vẫn sống được chứ cũng không cầu toàn, nhất nhất phải hướng nam hay đông nam. Ví dụ nếu nhà hướng tây, hướng xấu nhất quay ra cái hồ thì hồ nước nó lại trội, nó làm mát, cung cấp khí mát thì hướng tây khi đó không quá độc, làm mấy cái cây che bớt nắng buổi chiều thì lại ở được, không sao. Trừ trường hợp hồ lại ô nhiễm, bốc mùi xú uế nữa thì lại thêm bất lợi.
Khi tìm hiểu kiều này, đọc một nhận định về ngài Thích Ca ngày xưa thấy Ngài trí tuệ thật, lúc đó người ta còn quan niệm là trái đất là trung tâm, mặt trời quay quanh trái đất mà bằng trí tuệ, tuệ giác tinh nhạy Ngài cảm nhận được sự thuận hợp với khí và lực vũ trụ nên thường hay ngồi thiền quay về hướng đông và nằm nghỉ quay về hướng tây. Em thấy khá thú vị nên làm hẳn clip về điều này. Cụ nào rảnh thì nghe thử. :D.

 

Gionam72

Xe lăn
Biển số
OF-814644
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
10,582
Động cơ
112,112 Mã lực
Tuổi
40
Trước em cũng thắc mắc là hướng dựa trên cơ sở nào mà thường hay nhắc đến các thầy địa lý, phong thủy như sát khí, chính khí.v.v. Sau tìm hiểu thì nếu lược bỏ câu chữ nghe có vẻ huyền bí thì nhà hướng nào thì cần thuận hợp với các khí, lực, từ trong phương hướng, vị trí, địa thế của không gian xung quanh. Nếu chuẩn mực thì cần so sánh với sự vận động cơ bản nhất của mặt đất chính là chiều xoay quanh của trái đất và quay quanh mặt trời. Chúng ta đều biết là trái đất tự xoay nên sinh ra ngày đêm và nó sinh là lực quán tính. Ban ngày đời sống vận động thì nó sinh ra nhiều tạp khí, bụi, khí tạp v.v. Đêm xuống thi lắng xuống hơn. Như vậy sau một đêm yên tĩnh thì buổi sáng sớm đón ánh mặt trời và luồng không khí đã lắng lại sẽ tạm gọi là luồng sinh khí giúp cơ thể sinh học được lợi nhiều nhất. Khí đó thì nhà quay hướng nam, hơi chếch về đông do trục trái đất hơi nghiêng thì cơ bản là thuận nhất vì vẫn nhận được sinh khí vào từ cửa chính, đẩy các khí trọc, thô trong nhà sau một đêm ra ngoài ra các cửa sổ, đón được ánh nắng vừa phải, không trực diện (trực diện thì hơi nóng). Chính vì xét tương quan vận động này thì hướng tây là hướng bất lợi nhất (vì buổi sáng không đón được sinh khí, khí thô, trọc trong nhà không thoát được mà tích lại , sáng ko đón được sinh khí mà chiều thì bị thiêu đốt. Tuy nhiên, đây là xét tổng quát nhất, còn từng khu vực, từng vị trí thì yếu tố nào trội hơn. Ví dụ, nếu hướng chính lại có con đường gần như hướng vào nhà, thì hàng ngày nó chuyển các luồng bụi bặm, khí thô trọc vào nhà thì nó lại trội hơn cái hướng cơ bản ở trên thì lại phải tránh cái con đường, tìm hướng khác tránh đi v.v. tùy địa thế, khu vực mà chọn cái nào hài hòa nhất thì vẫn sống được chứ cũng không cầu toàn, nhất nhất phải hướng nam hay đông nam. Ví dụ nếu nhà hướng tây, hướng xấu nhất quay ra cái hồ thì hồ nước nó lại trội, nó làm mát, cung cấp khí mát thì hướng tây khi đó không quá độc, làm mấy cái cây che bớt nắng buổi chiều thì lại ở được, không sao. Trừ trường hợp hồ lại ô nhiễm, bốc mùi xú uế nữa thì lại thêm bất lợi.
Khi tìm hiểu kiều này, đọc một nhận định về ngài Thích Ca ngày xưa thấy Ngài trí tuệ thật, lúc đó người ta còn quan niệm là trái đất là trung tâm, mặt trời quay quanh trái đất mà bằng trí tuệ, tuệ giác tinh nhạy Ngài cảm nhận được sự thuận hợp với khí và lực vũ trụ nên thường hay ngồi thiền quay về hướng đông và nằm nghỉ quay về hướng tây. Em thấy khá thú vị nên làm hẳn clip về điều này. Cụ nào rảnh thì nghe thử. :D.

Chỉ đúng với bắc bán cầu thôi. Chứ nam bán cầu thì người lại do hiệu ứng Coriolis.
 

renhat

Xe tải
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-49015
Ngày cấp bằng
19/10/09
Số km
203
Động cơ
460,893 Mã lực
Ở HN có những con phố địa hình hướng Bắc Nam, như Phố Hàng chuối, phố này lại có hàng cây cổ thụ vươn cao, xoè bóng mát, nên quanh năm chả mấy khi nhìn thấy mặt trời.

Nhà cửa ở đây thì tất nhiên là phải theo hướng Đông hoặc Tây. Nhưng không biết do cây xanh, hay ít xe chạy thế nào đấy, mà em có cảm giác phố Hàng chuối mát mẻ hơn nhiều con phố khác trong những ngày hè oi bức.
thế cóp tiền mua nhà hàng chuối cụ nhể
 

anhtrangvn

Tháo bánh
Biển số
OF-117009
Ngày cấp bằng
16/10/11
Số km
1,054
Động cơ
404,318 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chỉ đúng với bắc bán cầu thôi. Chứ nam bán cầu thì người lại do hiệu ứng Coriolis.
Vâng, thì em mới nói cơ bản thế, còn tùy vào từng vị trí cụ thể, cái nào trội hơn thì xem xét cái đó kỹ. Mà cái Coriolis là cái gì em cũng chưa nghe đến cụ ạ. Cụ chia sẻ để em biết thêm. Cảm ơn cụ!
 

Duc Sang

Xe container
Biển số
OF-533992
Ngày cấp bằng
25/9/17
Số km
6,579
Động cơ
408,912 Mã lực
Lại nhớ truyện ông Trương Trọng đi qua tàu, lúc này nước ta đang bị đô hộ và gọi là quận Nhật Nam. Trong bữa tiệc, vua Hán có hỏi Trương Trọng:
“Nhật Nam” có nghĩa là “phương Nam mặt trời”. Nhưng ta nghe nói tất cả nhà cửa xứ ấy đều quay về phương Bắc để trông thấy mặt trời có phải không?

Thấy vua Hán kiêu ngạo tự ví mình là mặt trời, bắt mọi người phải ngưỡng mộ sùng bái. Trương Trọng quyết trả miếng. Bởi thế, trước trăm quan cùng một tâm địa cậy thế nước lớn miệt thị nước nhỏ. Trương Trọng chậm rãi đáp.

“ Nhật Nam” không phải là phía nam mặt trời. Một bậc túc nho không ai hiểu như thế. Đất Trương Nguyên (Trung Quốc) có quận gọi là “Vân Trung” nhưng quận ấy có ở trong mây đâu? Có quận gọi là “Kim Thành” nhưng có phải là thành ấy xây bằng vàng đâu? Ấy là đặt tên thế thôi chứ không phải như thế. Lại nữa, ở nơi nào thì mặt trời cũng đều mọc ở đằng Đông, kẻ thất phu cũng hiểu được như thế. Còn ở xứ Nhật Nam không ai xoay nhà về phương Bắc để trông thấy mặt trời. Ngược lại, lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam, là tục lệ của dân Nhật Nam. Chẳng ai thay đổi được tục lệ đó.
 

ung_sung_tu_tai

Xe container
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
6,046
Động cơ
204,097 Mã lực
Tuổi
44
Vâng

Thì đọc cái câu, lại còn dùng cái từ khẳng định là "luôn" thì đã thấy người đặt vấn đề chả hiểu mệ gì về kiến trúc, về nhà ở dân dụng của nhân dân cả.

Trích:

Vì sao nhà cửa ở quê luôn chọn hướng cửa là gồm hướng đông thế các cụ mợ.


Ở VN thì nhà sẽ hướng Nam. Vùng lạnh như TQ thì hướng đông
Hướng đông (đông nam) sáng đón mặt trời lên, chiều mặt trời ở phía sau nhà nên mát mẻ cả ngày.
Hỏi lạ vãi. Thế hướng tây cho chiều nó chiếu vào cho nóng à. Còn hướng Bắc thì gió mùa nó xả cho run lên từng chặp.
Quê em cả xóm trước toàn quay đông nam, hè mát đông ấm, khoảng chục năm trở lại đây thấy xem hướng nhà theo tuổi gia chủ nên xoay lung tung cả.
Quê e toàn làm hướng nam or ĐN cho mát, trừ khi ko hợp tuổi hoặc đất đai ko thuận thì mới xoay hướng khác.
Đông Nam là chuẩn nhất :-bd
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top