Thế thì cụ gặp HN mấy hết rồi! Xin lỗi các cụ em trích lại một phần ý kiến của em trên 1 bài báo mà sau đó được bạn Phunutoday chuyển thành nguyên một bài mà chẳng báo em một câu chứ chưa nói nhuận bút! Link gốc các cụ google hộ nhé!
Tôi không nói về học vấn của người nhập cư vì rõ ràng rất nhiều người khi tìm được đường về Hà Nội đều là những người dù gì đi nữa cũng được học hành không ít thì nhiều. Nhưng thử hỏi mấy người được bố mẹ, ông bà dạy dỗ theo cách của người Hà Nội xưa???
Tôi chẳng dám nhận tôi là người Hà Nội gốc vì nhà tôi cũng chỉ mới có vài đời ở đây và tôi cũng chẳng muốn nói đến những cái quá cao siêu về lễ nghĩa Hà Nội mà chỉ nói những điều lượm lặt đời thường.
Những năm đầu 80 của thế kỷ trước, tại sao đường phố Hà Nội sạch sẽ, phải chăng bởi vì ý thức người dân tốt? Xin thưa là đúng thế. Nhưng tại sao lại được như thế? Bởi vì, trẻ con như chúng tôi được dạy phải biết XẤU HỔ khi làm bẩn đường phố, ảnh hưởng đến người xung quanh.
Vỏ bánh vỏ kẹo có ăn xong mà không thấy thùng rác thì phải nhét vào túi, chờ kiếm được cái thùng rác mới được vứt. Còn ở nhà, nếu đi đổ rác phải chờ kẻng rồi mới đi đổ, còn nếu lỡ không nghe thấy thì phải mang thùng rác ra tận đầu phố - nơi tập kết rác để đổ vào thùng ở đấy. Còn bây giờ thì sao? Chẳng ai thấy ngượng khi vứt toẹt cái hộp take away nước mía hay bã kẹo cao su ra đường cả - vụ này chắc bố mẹ Hà Nội quên dạy!??
Cũng có những người nói rằng, bây giờ làm gì còn người Hà Nội gốc. Cũng xin thưa rằng điều đó là chính xác. Chúng tôi được dạy rằng sống phải biết ngẩng cao đầu mà sống, làm gì để mình không cảm thấy có lỗi với chính bản thân mình, có cạnh tranh cũng phải đàng hoàng cho xứng là người Hà Nội không việc gì phải BON CHEN với thiên hạ. Vì thế mà bây giờ, ở Hà Nội, Thạch Sanh thì ít, Lý Thông thì nhiều!! Vì sao thế nhỉ?? Bởi vì Thạnh Sanh chẳng thể bon chen kiểu luồn cúi nịnh nọt của Lý Thông, cũng chẳng tranh đấu bằng mọi giá để đạp lên người khác để trèo lên được.
Thế nên dần dần, dân Hà Nội dạt hết ra ngoại thành vì không thể sống nổi ngay nơi chôn rau cắt rốn của mình. Thử hỏi khu phố cổ, một phố còn được bao nhiêu nhà gốc Hà Nội hay toàn những người nhập cư vác toàn bao tải tiền ra mua để rồi ra đường thi thoảng nhổ nước bọt toẹt một cái xuống đường cho ra dáng dân PHỐ THỊ?
Nói thế có khi mọi người kêu là chẳng có căn cứ gì, xin lấy một ví dụ đơn giản, tôi được dạy rằng đi đường phải đi đúng đường đi sai người ta cười vào mũi người Hà Nội, mỗi khi làm sai thấy như mình phạm phải tội tày đình. Bây giờ thì sao?? Dừng lại đèn đỏ sẽ bị người đằng sau chửi sao dừng!?. Đi dưới đường mà chỗ tắc sẽ bị người khác chửi sao không lên vỉa hè đi để tao còn lên!?? Mà những người như thế ở Hà Nội thì nhiều không tính nổi – xin lỗi các cụ nhưng già trẻ gái trai đều vây cả, chắc ngày xưa bố mẹ HÀ NỘI GỐC của các cụ không dạy các cụ đi thế nào cho đúng là người Hà Nội nên từ các cụ đến con cháu các cụ đều làm thế!
Đọc phần comment của người đọc, thấy mười người thì đến chín người đổ tại quản lý, tư duy… nhưng có mấy người được dạy từ những cái nhỏ nhặt như trên, chắc tại bố mẹ ông bà HÀ NỘI GỐC quên!!!!!!!
A người thủ đô nói chuyện quả nhiên khác người hị hị...!. Chẳng ở đâu có cái kiểu tự tôn, tự sướng và phân biệt vùng miền ngu xuẩn như cái hà "lội" cả!. Nhận định đó từ ngày e biết đến hà "lội" của các cụ giờ được khẳng định khi biết off hix ...! Nhưng tự sướng từng nơi thôi nha cụ, đừng vô sài gòn nói giọng kiểu đó có ngày không còn đường về đâu!. "Tự nhiên thấy người bắc đổ về nam nhiều, sợ cái ngày chúng nó làm ô hợp cái tp này lúc đó có khi mình lại không nói nổi l với n rồi thì ca sỹ sẽ thành Nệ Dơi hết...!" Nếu e nói j, cụ cảm thấy thế nào??? Ah ko, cảm thấy "dư thế lào?"! Chứ! Ở đâu cũng vậy, sống dc ở đâu, là người ở đó!.