Nhắc đến văn minh mới nhớ.Về dân tộc tính, ta cứ đọc cuốn "Người khổng lồ mất ngủ" sẽ hiểu thêm và càng khâm phục Lỗ Tấn khi chiêm nghiệm về cách suy nghĩ Trung Hoa. Quá trình tăng trưởng thần kỳ về kinh tế của Trung quốc một mặt đem lại sức mạnh khủng khiếp cho nhà cầm quyền nhưng mặt khác, người dân đã thực sự phải hy sinh rất nhiều thứ thậm chí là trái với tự nhiên như chính sách một con chẳng hạn. Mặt khác, văn hóa Trung Hoa cũng lép vế trong cuộc kháng cự với ảnh hưởng của văn minh công nghiệp phương Tây trong quá trình công nghiệp hóa. Nội tại quốc gia nào cũng có những mặt mạnh mặt yếu, nhưng TQ có những cố tật không giống ai. Để xem, thế ký hăm mốt sẽ thế nào với TQ vì dù sao một nước TQ phồn vinh cũng giúp mấy nước lìu tìu bám gấu áo đỡ vất vả.
Nền văn minh chúng ta đang sống hiện nay là văn minh khoa học kỹ thuật phương Tây. Nó được đại diện bởi đầu tiên là Anh (TK 17,18), sau đó là Đức ( cuối TK 19, đầu TK 20) và hiện nay là Mỹ. Tất cả các quốc gia khác, kể cả Nhật, chỉ là những nước đi theo.
Mấy năm nay TQ phát triển rất tốt, người TQ vì thế mà rất tự hào (cũng chính đáng). Nhưng những lần đi dạo ở Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến, tôi không khỏi tự hỏi: Cuối cùng thì TQ còn lại cái gì? Bởi tất cả những nơi đó đều rập khuôn phương Tây. Đường phố, nhà cửa, kiến trúc, lối sống...
Người TQ đang tiến lên bằng nền văn minh phương Tây, nó giống như một ca sĩ người Hoa hay Việt cố học hát opera. Anh có thể hát rất hay nhưng sẽ không bao giờ được như những ca sĩ đỉnh cao da trắng, vì opera nó nằm trong máu họ.
Những nước nhỏ như Hàn, Việt, thậm chí là Nhật, không cần phải tự vấn. Nhưng TQ với tham vọng siêu cường có thể sẽ có vấn đề: Nền văn minh Trung hoa tự rời bỏ chính mình để bắt chước nền văn minh phương Tây. Tôi không tin một kẻ bắt chước lại có thể đuổi kịp và vượt người phát minh, đặc biệt khi người phát minh vẫn đang nỗ lực tiến về phía trước.