[Funland] Vì sao không có tên đường Nguyễn Phúc Ánh hay Gia Long?

en lờ 100

Xe tải
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
418
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
- Lại là "Nếu" không có Nguyễn Ánh ! Nếu vậy thì chả ai biết sẽ tốt hơn hay xấu hơn thế nào cụ ạ ;))
Ví dụ sau khi Nguyễn Ánh mất, thời vua Minh Mạng, Việt Nam cũng không đến nỗi kém cỏi hơn thời Nguyễn Ánh !
Vua Gia Long rất mực yêu thương hoàng tử Cảnh. Vì ông đã theo cha bôn ba cực khổ từ thuở nhỏ. Năm lên 4 tuổi ông lại phải thay cha gánh vác trọng trách cầu viện người Pháp. Không may ông mất sớm. Và hơn ai hết, vua Gia Long biết phải chọn ai trong số các con của mình. Người có thể tiếp tục kế thừa những chính sách, di nguyện của ông. Nguyễn Phúc Đảm (vua Minh Mạng) là người có đầy đủ các yếu tố mà vua cha cần và lịch sử đã chứng minh sự lựa chọn của Gia Long là hoàn toàn chính xác.
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,341
Động cơ
521,771 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Vua Gia Long rất mực yêu thương hoàng tử Cảnh. Vì ông đã theo cha bôn ba cực khổ từ thuở nhỏ. Năm lên 4 tuổi ông lại phải thay cha gánh vác trọng trách cầu viện người Pháp. Không may ông mất sớm. Và hơn ai hết, vua Gia Long biết phải chọn ai trong số các con của mình. Người có thể tiếp tục kế thừa những chính sách, di nguyện của ông. Nguyễn Phúc Đảm (vua Minh Mạng) là người có đầy đủ các yếu tố mà vua cha cần và lịch sử đã chứng minh sự lựa chọn của Gia Long là hoàn toàn chính xác.
Vậy là không có NA thì sẽ có người khác đủ tài lãnh đạo đất nước tiến lên chứ không nhất định phải xấu đi như cụ đã đoan chắc ;))
 

en lờ 100

Xe tải
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
418
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Vậy là không có NA thì sẽ có người khác đủ tài lãnh đạo đất nước tiến lên chứ không nhất định phải xấu đi như cụ đã đoan chắc ;))
Bởi thế em mới dùng dấu chấm hỏi đấy :)) Nếu suy luận một cách logic thì trường hợp không có cụ Ánh thì chắc chắn đất nước sẽ tiếp tục chìm trong nội chiến. Và cuộc chiến này không phải giữa NH và NA nữa (với giả thuyết NA đã chết thì nhà Nguyễn kết thúc) mà sẽ là nội bộ của nhà Tây Sơn. Giữa các thế lực của cụ Nhạc, cụ Lữ và Quang Toản. Bản thân các tướng lĩnh trong nội bộ của Quang Toản cũng mâu thuẫn và đánh đấm lẫn nhau. Từ suy luận ấy kết hợp với tư tưởng "vì dân" cao cả hiện nay thì nhân dân ta sẽ tiếp tục chìm đắm trong họa chiến tranh và chết chóc. Lại phải trông chờ một Quang Trung hoặc một Nguyễn Ánh phiên bản 2. Có thể sẽ có nhưng rất khó.
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,341
Động cơ
521,771 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Bởi thế em mới dùng dấu chấm hỏi đấy :)) Nếu suy luận một cách logic thì trường hợp không có cụ Ánh thì chắc chắn đất nước sẽ tiếp tục chìm trong nội chiến. Và cuộc chiến này không phải giữa NH và NA nữa (với giả thuyết NA đã chết thì nhà Nguyễn kết thúc) mà sẽ là nội bộ của nhà Tây Sơn. Giữa các thế lực của cụ Nhạc, cụ Lữ và Quang Toản. Bản thân các tướng lĩnh trong nội bộ của Quang Toản cũng mâu thuẫn và đánh đấm lẫn nhau. Từ suy luận ấy kết hợp với tư tưởng "vì dân" cao cả hiện nay thì nhân dân ta sẽ tiếp tục chìm đắm trong họa chiến tranh và chết chóc. Lại phải trông chờ một Quang Trung hoặc một Nguyễn Ánh phiên bản 2. Có thể sẽ có nhưng rất khó.
Có chìm đắm cũng cỡ 10 năm như cuộc trường chinh của cụ Ánh thôi vì thực ra các thế lực cát cứ (ngoại trừ Nguyễn Ánh) đều đã bị Nguyễn Huệ vô hiệu hoá triệt để rồi !
Nội bộ Tây Sơn kể cả có lục đục cũng không tới mức sụp đổ và tan rã nếu không có nhân tố Nguyễn Ánh !

Thôi em chốt lại thế này về cụ Nguyễn Ánh - Gia Long cho đỡ tranh luận lan man cụ nhé :
- Tội không nhiều nhưng lại là đại tội !
Nguyễn Ánh khi còn đấu tranh giành quyền lực đã tận dụng mọi khả năng, bất chấp hậu quả tốt hay xấu, ông phạm phải không ít sai lầm trong đó sai lầm lớn nhất là hành động cầu viện Xiêm năm 1784 mà chính ông đã phải cay đắng thừa nhận :(

- Công không ít nhưng không có đại công !
Gia Long khi đã là vua trị quốc cũng có nhiều công lao đóng góp cho đất nước , tuy nhiên nhũng thành tựu của ông đạt được ngoài nỗ lực bản thân ông phần lớn là kế thừa nền móng mà tiền nhân để lại . Nếu ghi hết công lao đấy cho ông xoá bỏ tất cả công lao người đi trước thì hoàn toàn không thoả đáng đâu !
 

en lờ 100

Xe tải
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
418
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Có chìm đắm cũng cỡ 10 năm như cuộc trường chinh của cụ Ánh thôi vì thực ra các thế lực cát cứ (ngoại trừ Nguyễn Ánh) đều đã bị Nguyễn Huệ vô hiệu hoá triệt để rồi !
Nội bộ Tây Sơn kể cả có lục đục cũng không tới mức sụp đổ và tan rã nếu không có nhân tố Nguyễn Ánh !

Thôi em chốt lại thế này về cụ Nguyễn Ánh - Gia Long cho đỡ tranh luận lan man cụ nhé :
- Tội không nhiều nhưng lại là đại tội !
Nguyễn Ánh khi còn đấu tranh giành quyền lực đã tận dụng mọi khả năng, bất chấp hậu quả tốt hay xấu, ông phạm phải không ít sai lầm trong đó sai lầm lớn nhất là hành động cầu viện Xiêm năm 1784 mà chính ông đã phải cay đắng thừa nhận :(

- Công không ít nhưng không có đại công !
Gia Long khi đã là vua trị quốc cũng có nhiều công lao đóng góp cho đất nước , tuy nhiên nhũng thành tựu của ông đạt được ngoài nỗ lực bản thân ông phần lớn là kế thừa nền móng mà tiền nhân để lại . Nếu ghi hết công lao đấy cho ông xoá bỏ tất cả công lao người đi trước thì hoàn toàn không thoả đáng đâu !
Thôi em cũng chẳng tranh cãi tội với cụ nữa. Còn về công thì cụ cho là công nhỏ thì em xin phép cười mỉm một cái :)
- Danh ngôn xưa có câu "chiếm thành dễ. Giữ thành khó" Việc vua Gia Long đã giữ được toàn vẹn bờ cõi của tiền nhân để lại trước sự thèm khát của Xiêm La cũng như sự mưu cầu đòi đất của Chân Lạp là cả một kỳ công, một việc làm to lớn. Bởi thế khi thăm đền Hùng Bác Hồ đã có câu nói nổi tiếng để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ nước "Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta hãy cùng nhau mà giữ lấy nước". Việc giữ nước khác xa việc kế thừa trong thời bình.
- Chấm dứt họa nội chiến. Đây là điều mà nhân dân mong mỏi nhất. Họ sẽ kính trọng, tôn thờ bất cứ người nào, quốc tịch gì, gốc gác ở đâu mà có thể đem lại điều đó cho họ. Triệu Đà là một minh chứng hùng hồn.
Em chỉ đề cử 2 việc trên thôi là đủ thấy công của ông như thế nào. Nếu nói đó là công nhỏ, thử hỏi thế gian bây giờ mấy ai làm được.
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,341
Động cơ
521,771 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Thôi em cũng chẳng tranh cãi tội với cụ nữa. Còn về công thì cụ cho là công nhỏ thì em xin phép cười mỉm một cái :)
- Danh ngôn xưa có câu "chiếm thành dễ. Giữ thành khó" Việc vua Gia Long đã giữ được toàn vẹn bờ cõi của tiền nhân để lại trước sự thèm khát của Xiêm La cũng như sự mưu cầu đòi đất của Chân Lạp là cả một kỳ công, một việc làm to lớn. Bởi thế khi thăm đền Hùng Bác Hồ đã có câu nói nổi tiếng để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ nước "Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta hãy cùng nhau mà giữ lấy nước". Việc giữ nước khác xa việc kế thừa trong thời bình.
- Chấm dứt họa nội chiến. Đây là điều mà nhân dân mong mỏi nhất. Họ sẽ kính trọng, tôn thờ bất cứ người nào, quốc tịch gì, gốc gác ở đâu mà có thể đem lại điều đó cho họ. Triệu Đà là một minh chứng hùng hồn.
Em chỉ đề cử 2 việc trên thôi là đủ thấy công của ông như thế nào. Nếu nói đó là công nhỏ, thử hỏi thế gian bây giờ mấy ai làm được.
- Cụ bỏ qua mất hoàn cảnh Xiêm La và Chân Lạp và TQ thời kì đó rồi ;))
- Chấm dứt cái hoạ nội chiến 200 năm thì phải tính cả công diệt họ Trịnh, xoá họ Lê, thông đường từ nam ra bắc cho cụ Huệ nữa ạ !
 

en lờ 100

Xe tải
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
418
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
- Cụ bỏ qua mất hoàn cảnh Xiêm La và Chân Lạp và TQ thời kì đó rồi ;))
- Chấm dứt cái hoạ nội chiến 200 năm thì phải tính cả công diệt họ Trịnh, xoá họ Lê, thông đường từ nam ra bắc cho cụ Huệ nữa ạ !
Em rất khâm phục tài ba của vua Quang Trung. Em cũng đã từng còm nhờ vào những trận đánh thần sầu, quỷ khóc của ông mà quân Thanh cũng như quân Xiêm khi nghĩ đến nước Việt ta thì rất e dè. Đúng, em không phủ nhận chuyện cụ Ánh cũng được thừa hưởng thành quả của vua Quang Trung nhưng đó là cụ Ánh chứ nếu người khác thì cho dù vua Quang Trung có thống nhất được thiên hạ mà sau khi ngài mất thì công cuộc ấy cũng sẽ rất mỏng manh dễ vỡ cụ ạ. Vì thực tế sự rạn nứt, lục đục của nhà Tây Sơn là có thật và những kẻ như Xiêm La, Trung quốc chỉ trông chờ bấy nhiêu đó thôi.
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,341
Động cơ
521,771 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Em rất khâm phục tài ba của vua Quang Trung. Em cũng đã từng còm nhờ vào những trận đánh thần sầu, quỷ khóc của ông mà quân Thanh cũng như quân Xiêm khi nghĩ đến nước Việt ta thì rất e dè. Đúng, em không phủ nhận chuyện cụ Ánh cũng được thừa hưởng thành quả của vua Quang Trung nhưng đó là cụ Ánh chứ nếu người khác thì cho dù vua Quang Trung có thống nhất được thiên hạ mà sau khi ngài mất thì công cuộc ấy cũng sẽ rất mỏng manh dễ vỡ cụ ạ. Vì thực tế sự rạn nứt, lục đục của nhà Tây Sơn là có thật và những kẻ như Xiêm La, Trung quốc chỉ trông chờ bấy nhiêu đó thôi.
Nếu không cố gán cho cụ Ánh đủ thứ công lao mang ý nghĩ lịch sử rất to lớn (thực ra đó là nghĩa vụ của người làm vua) thì em nghĩ cũng chả ai nỡ quàng mãi lên cổ cụ cái ý nghia "cõng rắn cắn gà nhà" cho hành động cầu viện khi cùng đường đâu !

Em cũng không phủ nhận công lao cũng như tài ba của cụ Ánh ạ !
Nhưng chỉ nên gắn lịch sử với sự kiện thôi chứ đừng gán ghép với ý nghĩa đao to búa lớn nầy nọ, buồn cười lắm , chả khác gì nói VM đập tan ách thống trị trăm năm của Pháp ;))
 

en lờ 100

Xe tải
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
418
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Nếu không cố gán cho cụ Ánh đủ thứ công lao mang ý nghĩ lịch sử rất to lớn (thực ra đó là nghĩa vụ của người làm vua) thì em nghĩ cũng chả ai nỡ quàng mãi lên cổ cụ cái ý nghia "cõng rắn cắn gà nhà" cho hành động cầu viện khi cùng đường đâu !

Em cũng không phủ nhận công lao cũng như tài ba của cụ Ánh ạ !
Nhưng chỉ nên gắn lịch sử với sự kiện thôi chứ đừng gán ghép với ý nghĩa đao to búa lớn nầy nọ, buồn cười lắm , chả khác gì nói VM đập tan ách thống trị trăm năm của Pháp ;))
Em luôn tôn trọng tiền nhân. Tôn trọng những gì mà họ đã đóng góp cho đất nước. Em chả có ý bênh vực gì cụ Ánh cả mà chỉ muốn thắp một ngọn nến nhỏ để phần nào rọi sáng cho ông, người đã bị lịch sử bôi xấu hoàn toàn.
 

hilacvn

Xe hơi
Biển số
OF-373836
Ngày cấp bằng
16/7/15
Số km
154
Động cơ
250,140 Mã lực
Em luôn tôn trọng tiền nhân. Tôn trọng những gì mà họ đã đóng góp cho đất nước. Em chả có ý bênh vực gì cụ Ánh cả mà chỉ muốn thắp một ngọn nến nhỏ để phần nào rọi sáng cho ông, người đã bị lịch sử bôi xấu hoàn toàn.
Câu bôi đậm cụ viết quá lỏng lẻo.
Theo em, cụ cần phải edit:
Người đã bị những người viết lịch sử XHCN bôi xấu hoàn toàn thì mới trúng.

Sử? ở ta các kiểu đều muốn gọi là sử. Bên cạnh Đại Việt Sử ký thì còn nhiều tài liệu khác. Ngay như Gia tộc Nguyễn, Trần Trọng Kim, Lê Mạnh Thát...cũng có thể gọi là các sự gia hay sử cụ ạ. Mà một số tài liệu khác lại không dìm hàng cụ Ánh mà.
 

anhquanhn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-79064
Ngày cấp bằng
28/11/10
Số km
2,041
Động cơ
438,063 Mã lực
Tôi trả lời cho từng đề mục, từng ý của cụ, sao cụ lại bảo là lịch sử cắt xén méo mó vậy ;))
- Công cuộc thực thi chủ quyền Hoàng Sa có đúng là đã bắt đầu từ thời Hồng Đức nhà Lê không? Kể cả các chúa Nguyễn trước Nguyễn Ánh cũng rất chú trọng tới việc này nên tôi nói luôn Nguyễn Ánh chỉ là người cắm cờ để khẳng định cho sự nghiệp của nhiều đời thôi ;))
- Sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi lãnh thổ Việt Nam bị ai xâm phạm mà Gia Long phải bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ thế hả cụ ?

Cụ nói Gia Long đánh thắng Xiêm nhiều trận, tôi nói Gia Long không đánh nhau với Xiêm !
Xin hỏi cụ Gia Long đưa quân sang Chân Lạp có đánh nhau với Xiêm trận nào không ?
- Gạch 1 cụ en lờ đã trả lời rõ ràng rồi, cắm cờ, khẳng định chủ quyền chính là công lớn của vua Gia Long.
- Gạch 2: Cái tài của cụ Long chính là ở chỗ đậm đậm đấy ạ. Chỉ cần kéo 10.000 quân sang Chân Lạp "ngồi chơi xơi nước" mà vua Xiêm đã ko dám ho he đánh đấm gì, chịu để cho Chân Lạp ngả vào vòng tay Gia Long :D (Đừng có lôi Myanma ra bao biện nhé, Chân Lạp vốn từ lâu nằm trong ảnh hưởng của Xiêm, là vùng đệm kiêm bàn đạp của Xiêm để bước sang VN, nên ko có chuyện vua Xiêm để yên cho cụ Long muốn làm gì thì làm với Chân Lạp!).
Như cụ en lờ có dẫn danh ngôn "chiếm thành dễ. Giữ thành khó" . Tướng tài chưa chắc đã là vua giỏi! Như Lưu Bang chẳng hạn, tài năng quân sự, võ công bằng thế quái nào được so với Hạng Vũ....thế mà rốt cuộc ông lại thắng (chắc nhờ "may mắn" như cụ Long :D) trở thành vị vua sáng lập nhà Hán cường thịnh hàng trăm năm chứ ko phải là cái ông tướng giỏi đánh đấm kia. Nên đừng có đem cụ Trung (tướng tài) ra so bì với cụ Long (vua giỏi) cầm quân trị nước ngoại giao thế quái nào mà ko phải nướng quân nhưng vẫn giữ được toàn vẹn lãnh thổ (do chính cụ ý thống nhất) trước các thế lực ngoại xâm luôn dòm ngó VN :D . Mới hay "Anh hùng" đâu ở việc đánh đấm, nướng quân nhiều :D
 
Chỉnh sửa cuối:

Gio_Dong

Xe buýt
Biển số
OF-108909
Ngày cấp bằng
13/8/11
Số km
782
Động cơ
396,208 Mã lực
http://reds.vn/index.php/lich-su/vinh-quang-dai-viet/5669-nguyen-anh-toi-do-hay-vi-nhan-lich-su

Nguyễn Ánh - Gia Long: Kẻ tội đồ hay vĩ nhân lịch sử?

Triều Nguyễn tồn tại gần 150 năm, kể từ khi Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế với niên hiệu Gia Long - năm1802, tạo dựng một đế chế tập quyền trên toàn bộ lãnh thổ mà trước đó chưa hề có. Trải qua một thế kỷ rưỡi tồn tại, vinh hoa và tủi nhục, Triều đại Nguyễn là một thực thể cấu thành trong lịch sử Đại Việt. Những cái do triều đình Nhà Nguyễn mang lại cũng rất có ý nghĩa, đó là chấm dứt cuộc nội chiến, tranh giành quyền lực, xương trắng máu đào liên miên mấy thế kỷ, kiến tạo bộ máy quản lý hành chính trung ương tập quyền thống nhất mà Quang Trung - Nguyễn Huệ đã dày công vun đắp gây dựng trước đó. Dân tộc đã phải trải qua những năm tháng bi hùng với nhiều điều nuối tiếc, đáng bàn đáng nói ngay ở chính hôm nay. Song lịch sử là lịch sử, đó là một hiện thực khách quan.

Gắn với triều Nguyễn là Nguyễn Ánh - Gia Long, người kế tục sự nghiệp các Chúa Nguyễn tiền bối - người lập nên vương triều nhà Nguyễn - vương triều cuối cùng của nền đế chế phong kiến trung ương tập quyền Việt Nam.

I - Nguyễn Ánh: một ẩn số của lịch sử.

1.Vào lửa.

Nhìn nhận về con người này, thật không đơn giản, là một núi mâu thuẫn, mâu thuẫn do chính cuộc đời ông tạo ra, mâu thuẫn của hoàn cảnh lịch sử và đặc biệt, từ đó tạo ra mâu thuẫn của dân tộc với sự đa dạng trong cách nhìn, cách nghĩ được sản sinh tự nhiên từ ngàn vạn sự kiện thực hư, chính đáng và không chính đáng. Nếu không thật sự khách quan và chiêm nghiệm theo nhiều chiều cạnh, lát cắt của lịch sử, soi xét từ gần đến xa, từ sau đến trước, chủ thể và khách thể, hoá thân vào nhiều vị trí để có góc nhìn trọn vẹn, hoặc luôn bị kiềm toả bởi một định kiến chủ quan, thủ cựu thì thật khó thoát mình ra khỏi những sai lầm trong cách nhìn nhận vấn đề.

Nguyễn Ánh được sinh thành trong một xã hội nhiều xáo trộn; xáo trộn về thế lực, quyền bính, mâu thuẫn về quan niệm. Những nghệ thuật, thao lược dành chiến thắng trong cuộc sàng lọc khắt khe đã đạt đến đỉnh cao. Đánh giá về ông cũng phong phú, đa chiều và tràn đầy mâu thuẫn.

Trong lịch sử vương quyền, chưa một vị vua nào như Nguyễn Ánh, trước khi ngồi trên ngai vàng, cuộc đời và sự nghiệp lại nhiều gian lao và thách đố đến như vậy, cũng chưa thấy ai đầy lòng kiên nhẫn để mưu nghiệp lớn như ông. Hơn hai mươi năm lăn lộn, cận kề cái chết, nhưng ông vẫn vươn lên giành được thắng lợi cuối cùng. Mệnh trời đã mỉm cười với ông. Ông đã chiến thắng.

Chúng ta tự hào vì chúng ta có Nguyễn Huệ Quang Trung, thì đồng thời chúng ta cũng không thể lãng quên Nguyễn Ánh hoặc tuỳ tiện đánh giá về con người này. Hai thế lực, hai trận tuyến, là kẻ thù không đội trời chung. Nhưng hai con người này đều là thực thể Việt Nam. Mỗi người trong họ đã tạo cho người còn lại một môi trường của sự thử sức, lòng can đảm và sự khôn ngoan để đoạt chiến thắng từ tay đối phương. Đây là hai mặt trong một thể thống nhất biện chứng; mỗi người đều là căn cứ để đánh giá và nhìn nhận người kia.

Những tài năng trác tuyệt thiên bẩm của Nguyễn Ánh là không thể phủ nhận. Mười lăm tuổi (1777) cầm quân, xông pha trận mạc, quyết định những chiến thắng quan trọng và là linh hồn của các thế lực Đàng Trong. Mười tám tuổi (1780), qua những năm tháng thử lửa, ông đã chính thức được tôn vinh làm Chúa Nguyễn - Nguyễn Vương. Sài gòn - Gia Định trở thành thủ đô trong thánh địa của triều đại ông.

Sự nghiệt ngã của hoàn cảnh chính là lò bát quái, là nơi tinh luyện kim đan để kẻ tu hành đắc đạo? Trong sự va đập lịch sử thì lịch sử cũng biết tự chọn lựa. Một người đã đi đến đích, đã chiến thắng ở trận cuối cùng, đó là Nguyễn Ánh.

2. Sự mỉm cười của định mệnh.

Đất thánh Gia Định và sự che chở của các thế lực phong kiến

Nguyễn Huệ - Tây Sơn dấy binh với danh nghĩa hình thức là tiêu diệt tập đoàn tiếm quyền Trương Phúc Loan, được nhân dân hưởng ứng. Với thiên tài cầm quân, Nguyễn Huệ và anh em Tây Sơn đã nhanh chóng đánh đổ vương triều chúa Nguyễn và buộc họ phải chạy vào Gia Định. Việc tìm mảnh đất Gia Định giàu tiềm năng làm nơi ẩn náu, mai phục, mưu kế lâu dài cũng là một nước tính chiến lược. Trong con mắt của các thế lực đại địa chủ, thương nhân Sài gòn - Gia Định đương thời thì Nguyễn Ánh và chúa Nguyễn mới thực sự là người đaị diện. Họ đã ra sức che chở bảo vệ.

Nguyễn Ánh là chúa Nguyễn, là trực hệ của Nguyễn Kim, Nguyễn Hoàng; họ là hậu duệ chính đáng của những thế lực được sinh thành và phát triển qua những thách thức từ Vua Lê- Chúa Trịnh trên kinh đô Thăng Long. Họ đã đủ tầm sánh ngang với Chúa Trịnh dể quyết định vận mệnh đất nước. Từ khi Nguyễn Hoàng cai trị phương Nam rồi tiếp đến là: Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Phúc Lan, Nguyễn Phúc Tấn, Nguyễn Phúc Thái, Nguyễn Phúc Chu, Nguyễn Phúc Thụ, Nguyễn Phúc Khoát, nhìn chung đều là những minh vương. Duy có Nguyễn Phúc Thuần do còn qúa bé (12tuổi) bị rơi vào vòng kiềm toả của Trương Phúc Loan. Trong con mắt người dân các tỉnh phía nam lúc đó, mà tiêu biểu là giới quý tộc Gia Định thì Chúa Nguyễn là người đại diện chân chính.

Với hơn 200 năm tồn tại kế từ khi Nguyễn Hoàng gây dựng cơ nghiệp, các thế lực phong kiến cát cứ và bản địa như Vương quốc Phù Nam, Vương quốc Chămpa đều đã bị quy về một mối, sự tồn tại chỉ mang tính hình thức. Chúa Nguyễn đã tạo điều kiện cho sự phát triển nền kinh tế văn hoá các vùng phía nam mà các thế kỷ trước đó vẫn nằm trong tình trạng lạc hậu hoặc luôn bị sự khống chế của ngoại bang, điển hình là Chân Lạp và Xiêm La. Sự lớn mạnh về chính trị, quân sự, kinh tế của Nam Bộ gắn với lịch sử tồn tại của chính quyền trung ương tập quyền lúc đó: tập đoàn chúa Nguyễn.

Sau khi ý đồ đánh đổ chúa Nguyễn của anh em Tây Sơn đã lộ rõ, cộng với sự bất hoà quyền bính trong nội bộ phong trào, thì lập tức các thế lực thân tín đã quay lại bảo vệ Nguyễn Ánh và chống lại Tây Sơn, một sự chống cự quyết liệt.

Trong quá trình tồn tại, bên cạnh những thành tựu vĩ đại do Nguyễn Huệ tạo nên, đó là những chiến công hiển hách chống quân xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc, tiến hành những cải cách kinh tế văn hoá, thì đồng thời những nhược điểm trầm kha của các thế lực khởi nghĩa mang nặng tính nông dân thường mắc phải cũng đã hiện ra trong nội bộ Tây Sơn ngày càng trầm trọng, trầm trọng đến mức không phương cứu chữa. Nguyễn Nhạc là sự hiện thân của sự bất cập này.

Chính những mâu thuẫn đó đã tạo cho các thế lực phong kiến Phương Nam nhìn nhận lại và quyết tâm ủng hộ Nguyễn Ánh đến cùng.

Những trở ngại lịch sử mà Nguyễn Huệ chưa kịp khắc phục.

Những mâu thuẫn trong Tây Sơn xuất hiện mạnh ngay sau khi Nguyễn Huệ tiến quân Bắc Hà lần thứ nhất tiêu diệt chúa Trịnh. Nguyễn Nhạc đã tức tốc ra tận Thăng Long triệu hồi Nguyên Huệ trở về Phú Xuân, bỏ lại một Thăng Long hỗn độn, quân hồi vô phèng với một đống quan lại và sĩ phu khủng hoảng lòng tin và phương hướng. Nguyễn Hữu Chỉnh, Vũ Văn Nhậm đầy lòng trắc ẩn, muốn thoát khỏi sự kiểm soát của Nguyễn Huệ, tranh bá đồ vương. Để rồi từ đó xô đẩy kẻ tiểu nhân bất tài Lê Chiêu Thống phải chạy sang cầu cứu Nhà Thanh và đẩy tình hình đất nước đến bên bờ vực thẳm.

Khi quân Thanh kéo vào xâm lược, vận mệnh độc lập dân tộc trở thành nhiệm vụ lớn nhất mà ở bất kỳ triều đại nào, giai đoạn lịch sử nào cũng phải đặt lên hàng đầu. Chính vì thế khi đăng quang hoàng đế với niên hiệu Quang Trung tiến ra bắc tiêu diệt quân Mãn Thanh, Nguyễn Huệ đã dành được sự ủng hộ tuyệt đối của nhân dân cả nước, mà nhất là nhân dân Bắc Hà. Nguyễn Nhạc cũng không thể chống đối, không thể đi ngược quy luật. Nguyễn Huệ và nhân dân ta đã thắng lợi.

Cuộc đại phá quân Thanh toàn thắng, uy tín và sức mạnh Tây Sơn lớn mạnh vượt bậc, ở thế quyết định bước phát triển mới của dân tộc. Nhưng một trở lực khó vượt qua được đó là những mâu thuẫn trong nội bộ Tây Sơn ngày càng trầm trọng, nhất là khi phải đối đầu với những vấn đề trong nước. Nguyễn Nhạc thu mình trong thành Quy Nhơn với tư cách Đông Định Vương, không muốn đối mặt với những thách thức mới, lại cũng không muốn Nguyễn Huệ vượt lên trên ảnh hưởng của mình. Nguyễn Lữ thì bất lực. Sức mạnh đoàn kết của ngày đầu dựng nghiệp đã tan biến và nhường chỗ cho những điểm yếu mà kẻ thù không ngừng lợi dụng, khoét sâu. Thực chất đây là mâu thuẫn của các thế lực phong kiến cát cứ, phân quyền.

Liệu trong tình hình ấy, Nguyễn Huệ có đủ can đảm và nghị lực vươn lên trên tất cả, loại trừ Nguyên Nhạc và Nguyễn Lữ ra khỏi sân khấu Tây Sơn để tự mình vươn tới mục đích cuối cùng hay không? Điều đó thật khó. Khó vì chính Nguyễn Huệ cũng chưa đủ sức vượt qua những ràng buộc của tình huynh đệ thủ túc sống chết có nhau gây dựng cơ đồ trong buổi đầu của cuộc kháng chiến. Thêm nữa, Nguyễn Nhạc, cũng nắm trong tay một lực lượng hùng hậu, cả về cơ sở vật chất, cả về thanh thế đang có, và đặc biệt là quân sự. Nếu Nguyễn Huệ phát động cuộc chiến tranh quy mô để loại Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ thì những tổn thất tổng hợp mà Nguyễn Huệ phải lãnh chịu là không nhỏ, sẽ tự đánh mất chính mình trước dân tộc, cả uy tín và lực lượng.

Đó là bài toán cần có lời giải và nghiệm số thoả đáng, và cũng vì vậy Nguyễn Huệ phải chờ đợi thời cơ phù hợp. Kể từ khi đại phá quân Thanh năm1789 kết thúc, trong hơn ba năm trời chuẩn bị, lực lượng của Nguyễn Huệ vô cùng hùng mạnh, nhưng đến năm 1792 khi ông đột ngột qua đời lực lượng hùng hậu ấy vẫn không phát huy được ưu thế. Cái chết của Nguyễn Huệ đã đẩy triều đình Phú Xuân vào tình trạng khủng hoảng. Một triều đình và một lực lượng quân sự khổng lồ, một cỗ máy chiến tranh quy mô lớn không có người cầm lái tương thích là Nguyễn Huệ thì sức mạnh ấy trở thành một sự bị động. Bên cạnh đó sự tồn tại của Nguyễn Nhạc và thủ phủ Quy Nhơn vẫn nặng sức kiềm toả.

Nguyễn Ánh bắt tay với các giáo sĩ Phương Tây nhằm tìm kiếm sự ủng hộ đã góp phần tăng thêm những ưu thế vật chất, kỹ thuật cho cuộc chiến tranh mà ông ta đang theo đuổi. Cũng chính vì vậy cuộc phản kích của Nguyễn Ánh đã phát huy cao độ tính hiệu quả. Chỉ trong vòng mười năm vừa cầm cự vừa rút lui, năm 1802, toàn bộ sự nghiệp Tây Sơn đã hoàn toàn sụp đổ.

Nhìn lại thế trận và kết cục của Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh trong cuộc giao tranh lịch sử, khiến chúng ta liên tưởng đến những sự kiện lịch sử khác với những diễn biến và kết cục thật bất ngờ mà nhiều ẩn số của nó phải hàng thế kỷ mới đủ sức giải đáp.

Cuộc nổi dây khởi nghĩa của Phong trào Thái Bình Thiên Quốc ở Trung Quốc một thế kỷ sau đó do Hồng Tú Toàn khởi xướng đã nhanh chóng dành được sự ủng hộ của nhân dân. Với khẩu hiệu Tiêu diệt Nhà Thanh, Khôi phục Nhà Hán, cuộc khởi nghĩa đã lan rộng khắp, Nam Kinh trở thành thủ đô của phong trào. Nhưng rồi chính lúc phong trào lên đỉnh cao, tưởng như chiến thắng cuối cùng đã đến, chỉ còn tính theo ngày tháng, thì cũng là lúc mầm mống của sự thất bại và diệt vong đã xuất hiện.

Cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc thực sự là chưa giành được chính quyền vì chính quyền vẫn nằm trong tay Mãn Thanh ở Bắc Kinh, còn Nam Kinh chỉ là thủ đô tạm thời và chính quyền chỉ là do các lãnh tụ lập nên tự xưng vương, xưng đế. Mới đến đó thôi thì những mâu thuẫn trong phong trào đã trầm trọng và khả năng đưa cuộc khởi nghĩa đến toàn thắng là không còn nữa. Hồng Tú Toàn thu mình ở vị trí hoàng đế, bằng lòng với những gì đã đạt được. Dương Tú Thanh thì cậy công lộng quyền, dùng phép ma thuật xảo trá hãm hại và hạ uy tín lãnh tụ. Những tư tưởng thoả mãn, hưởng lạc, chia bôi và tranh giành quyền lực đã báo hiệu sự suy vong tất yếu.

Trước con mắt của người dân Trung Quốc lúc đó, giành lại quyền cai trị đất nước cho đại đa số các dân tộc Hán là một nguyện vọng, nhằm tạo lập lại nền văn minh Hán mà mấy thế kỷ đã bị tha hoá. Song điều cốt tử là lực lượng ấy có đại diện cho dân tộc Trung Hoa hay không? Câu trả lời mà thực tế của cuộc Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc mang lại sau nhiều năm hiện diện là: Không.

Dù thế nào đi nữa, triều đình Mãn Thanh vẫn là người đại diện hợp pháp. Trải qua mấy trăm năm cai trị, triều Mãn Thanh đã xây dựng được một đế chế độc quyền bền vững. Mọi hành vi cát cứ, phân quyền, tranh bá đồ vương ngoài chuẩn mực đều không có cơ may tồn tại.

Ta tìm thấy gì trong cái bế tắc, nửa vời và đầy đố kỵ của Hồng Tú Toàn trong Thái Bình Thiên Quốc với những tư tưởng và hành động tương tự của Đông Định Vương Nguyễn Nhạc và Tây Bình Vương Nguyễn Lữ?

Đương nhiên người bất hoà với Nguyễn Nhạc là Nguyễn Huệ lại hoàn toàn không giống những kẻ đố kỵ tranh giành với Hồng Tú Toàn. Nguyễn Huệ đã đặt lợi ích đất nước lên trên, đi đúng quy luật phát triển. Nhưng, khủng hoảng nội bộ bao giờ cũng mang một mẫu số chung, đó là sự rạn nứt và tự làm suy yếu mình để từ đó đối phương lợi dụng khai thác. Nhất là khi sự khủng hoảng ấy được sản sinh từ lãnh tụ tối cao của Tây sơn là Nguyễn Nhạc và kẻ thù lại là Nguyễn Ánh đang có sự trợ giúp của vũ khí và lối tác chiến hiện đại của nhiều chuyên gia Phương Tây. Hoá giải tình hình phức tạp này là một việc làm lớn lao đặt trên vai Nguyễn Huệ.

Sự may rủi của định mệnh.

Nguyễn Ánh đã trải qua những nguy hiểm tày núi, cái chết cận kề, thế rồi ông lại thoát. Cái may mắn có được của ông là cái rất hiếm hoi mà người đời khó bắt gặp. Trong suốt mấy mươi năm lăn lộn, hòn tên mũi đạn không bắt kịp ông, bệnh tật hiểm nghèo không gõ cửa buồng ông. Ông vẫn được trời cho sống, sống khoẻ mạnh. Chỉ cần một sự sa sảy nhỏ nhoi cũng có thể tạo ra biến cố khôn lường. Nhưng ông vẫn vô sự. Đó là điều kỳ diệu.

Nguyễn Huệ không được cái may mắn này khi tử thần đã bất ngờ nắm lấy mệnh ông ở tuổi ngoài bốn mươi đầy sung mãn với những triển vọng huy hoàng đang chờ phía trước.

Trong quy luật thuận nghịch mà người xưa đúc kết, thì trong cái thuận có cái nghịch, trong cái nghịch chứa cái thuận. Cái thuận càng lớn thì cái nghịch càng cao, và đồng thời cái nghịch càng cao thì cái thuận cũng càng lớn. Đối với những kẻ kinh bang tế thế là phải biết biến cái nghịch lớn thành cái thuận lớn và biến cái thuận lớn tiếp tục lớn lên không ngừng. Với một điều kiện tuyệt đối: Phải được sống

Những chiến công của Nguyễn Huệ to lớn đến vậy, những cuộc vây ráp của ông với quân Nguyễn Ánh cũng rất quy mô và bài bản suốt hàng chục lần, nhưng rồi cuối cùng vẫn không đạt được mục tiêu.Nguyễn Ánh vẫn thoát. Những truyền thuyết dân gian như Nguyễn Ánh có trời giúp, nổi phong ba ngăn chặn Tây Sơn; hay rắn thần xuất hiện đưa ông đến nơi an toàn trong lúc lâm nguy trên đảo Thổ Châu.v.v... được lưu truyền tận về sau cũng xuất phát từ những sự thật kỳ diệu đến mức khó tin này.

Người có thể làm thay đổi tình thế của Gia Long chỉ là Nguyễn Huệ, duy nhất Nguyễn Huệ, không có ai khác. Không Nguyễn Huệ thì tất phải còn Nguyễn Ánh.

Đáng tiếc cho phong trào Tây Sơn và cũng là cho cả dân tộc, Nguyễn Huệ đã ra đi đột ngột và lịch sử bước sang một giai đoạn mới, đó là Nguyễn Ánh quyết định vai trò trên sân khấu lịch sử.

Nguyễn Huệ trồng cây. Gia Long hái quả. Âu cũng là mệnh trời.

II- Gia Long và Triều Nguyễn - Một thực thể Đại Việt,

1. Nguyễn Ánh và những bước đi táo bạo.

Trong lịch sử Việt Nam thì Nguyễn Ánh là người đầu tiên có quan hệ hợp tác với phương Tây khá toàn diện và có bài bản trên các phương diện: Quân sự, ngoại giao, kinh tế và chính trị mà trước đó chưa một nhân vật lịch sử nào với tới.

- Ký hiệp ước giao hảo với Pháp

- Mua vũ khí của Pháp

- Cho Pháp những đặc ân nhất định trong khu vực thuộc quyền kiểm soát của Nguyễn Ánh.

Trước hết, những việc làm trên đây của Nguyễn Ánh đã thể hiện mấy bản chất sau đây

- Nguyễn Ánh đã nhận ra ưu thế kinh tế, kỹ thuật và quân sự từ các nước phương Tây xa xôi. Những cái phương Tây đang có là những cái cần thiết đối với tình hình lạc hậu mà ông đang phải gánh chịu và cần tạo cơ hội để có đựoc ưu thế đó, nhất là trong cuộc chiến một mất một còn với Nguyễn Huệ Quang Trung.

- Ý chí phục thù và giành chiến thắng bằng mọi giá.

Nguyễn Huệ là con người ứng xử tình thế tuyệt vời. Vì độc lập dân tộc, ông đã tiến hành cuộc đại phá thần tốc quân Thanh, một chiến thắng kỳ diệu, chứa đựng nhiều kịch tính, như một bức hoành phi nghệ thuật cổ kim hiếm thấy. Chỉ trong mấy ngày mà ba chục vạn quân Thanh đã bị đánh tan. Tôn sĩ Nghị tháo chạy không kịp thắng yên cương. Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử, Hứa Thế Hanh chết trận v.v...

Bằng chiến thắng này, bờ cõi sạch bóng ngoại xâm.

Nhưng chỉ ngay sau ngày chiến thắng, ông đã tiến hành chính sách giao hảo với triều đình Mãn Thanh. Những nước đi của ông táo bạo, độc đáo, thần kỳ như một mê hồn trận. Chính quan quân nhà Thanh và Càn Long tài hoa cũng không đủ sức nhận ra, cương nhu lẫn lộn, cái nhường nhịn và cái đe doạ cuộn chặt trong cùng một khối của mỗi nước cờ ngoại giao, không biết đâu mà lần. Vì thế cuối cùng, để cho an toàn, Càn Long cầm bằng chấp thuận xây dựng mối quan hệ hữu hảo với Quang Trung, không động binh và nhanh chóng loại bỏ tàn quân Lê Chiêu Thống ra khỏi ván cờ phương nam của họ.

Dẹp yên phía bắc, ông giành thời gian và lực lượng cho mặt trận phía Nam với quan quân Nhà Nguyễn trong trận quyết đấu và quyết thắng cuối cùng.

Nếu so với những đối sách của Nguyễn Huệ thì các nước đi trên thế trận của Nguyễn Ánh cũng phức tạp và đa dạng khôn lường.

Trước một Châu Âu xa xôi, khác lạ về địa lý, ngôn ngữ, nhân chủng, văn hoá, khác lạ một trăm thứ, thế mà Nguyễn Ánh dám bắt tay giao hảo. thật cũng là một sự táo tợn độc nhất vô nhị. Chỉ có Nguyễn Ánh mới đủ sức làm nổi chuyện tày đình này.

Trong suốt nhiều năm đánh nhau với Tây Sơn, bên cạnh Nguyễn Ánh có một đội ngũ các chuyên gia kỹ thuất, quân sự rất có kinh nghiệm như Dayot, Philippe Vannier, Guilloux, Laurent Barisy, De Forssant, Jean Baptiste Chaigneau, Olivier de Puymanel, Theodore lebuen. Tiêu biểu nhất trong số đó là Pierre Joseph George Pigeau de Béhaine (tức Bá Đa Lộc).

Theo tài liệu của Thực Lục Chính biên chép lại thì năm 1791, Nguyễn Ánh đã thông qua một người nước ngoài tên là Budinonhi gửi mua tại Bồ Đào Nha một vạn súng điểu thương, hai nghìn cỗ súng gang mỗi cỗ nặng một trăm cân, hai nghìn viên đạn nổ đường kính 10 tấc.Trong các cuộc giao chiến với Tây Sơn sau này, Nguyễn Ánh toàn dùng loại vũ khí hiện đại này.

Chính sự mẫn cảm của Nguyễn Ánh đã gây nên nhiều xáo động trong cách nghĩ của các sĩ phu sau này. Có nhiều ý kiến còn cho rằng, nếu các bậc hậu thế như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức biết học tập và kế nghiệp những tinh hoa của Nguyễn Ánh trong mối bang giao với phương Tây thì có thể cơ may lớn đã mỉm cười với dân tộc, rất có thể chúng ta đã văn minh hơn, cường thịnh hơn và không phải trở thành mục tiêu nổ súng thôn tính của Pháp ở nửa sau thế kỷ mười chín như nó đã diễn ra. Dù đấy chỉ là một sự nuối tiếc, một ảo tưởng không thực tế, nhưng chí ít cũng để lộ một điều các hành động hợp tác với phương tây của Nguyễn Ánh do Bá Đa Lộc làm trung gian âu cũng là đúng quy luật và không mang bản chất bán nước; nó nằm trong thời kỳ và một nhiệm vụ lịch sử khác.

2. Nên nhìn vấn đề ở nhiều góc độ.

Âm mưu mở rộng ảnh hưởng nhằm thôn tính các quốc gia phương Đông đã thể hiện khá rõ, trong đó Pháp cũng là nước điển hình. Song trong trường hợp cụ thể của Nguyễn Ánh thì lại chưa hoàn toàn như vậy. Bản đệ trình của Nguyễn Ánh do Bá Đa Lộc soạn thảo gửi chính phủ Pháp với những điều khoản cụ thể có lợi cho Pháp, lại kèm theo đứa con trai cưng như là vật làm tin thể hiện rất rõ quyết tâm của Nguyễn Ánh. Vì lý do gì không biết, chính phủ Pháp đã bác bỏ và từ chối đề nghị trên, để rồi Bá Đa Lộc phải tự xoay xở theo con đường riêng ủng hộ Nguyễn Ánh theo tính toán cá nhân của riêng ông.

Mặt khác, ở góc độ Nguyễn Ánh mà xét, vì nhu cầu chống Tây Sơn hùng mạnh với ý chí trời long đất lở nhằm hoàn thành nghiệp lớn, những hành động hợp tác và cầu viện bên ngoài đồng nghĩa với việc cam tâm bán nước cầu vinh hay không thì lại là vấn đề nên đánh giá công bằng và khách quan hơn. Đây mới chỉ là sự tiềm ẩn nguy cơ, còn thực tế thì chưa diễn ra.

Trước thế mạnh trúc chẻ ngói tan của Nguyễn Huệ, tính mạng Nguyễn Ánh và bộ hạ của ông như chỉ được tính bằng ngày, bằng giờ. Bất cứ lúc nào cũng có thể chết.Việc tìm cách cứu mình và gia quyến khỏi cái chết rồi từng bước khôi phục sự nghiệp là nhu cầu trên hết, cần phải làm. Gửi đứa con trai bốn tuổi Nguyễn Phúc Cảnh cho giáo sĩ mang về Pháp nhằm đảm bảo tính mạng đứa trẻ âu cũng là việc làm thường tình của một người cha. Với mưu trí khôn lường như Nguyễn Ánh thì việc xin cứu viện có đồng nghĩa với việc đánh mất độc lập dân tộc chưa thực sự trở thành hai mặt của một vấn đề. Mối quan hệ của ông với các giáo sĩ phương Tây chặt chẽ, lâu dài, kiên quyết là vậy mà rồi cũng đến hồi kết. Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế với niên hiệu Gia Long, khi có toàn quyền bính trong tay, ông lại trở về cái nguyên mẫu của một nhà nước phong kiến trung ương tập quyền Đại Việt truyền thống, Nho giáo, cố hữu và thủ cựu. Bộ luật Gia Long mà ông là linh hồn cũng chỉ giám mô phỏng những nội dung của bộ luật Hồng Đức thời Lê sơ. Các chế độ tư pháp, hành chính, khoa cử, quan lại, ruộng đất... về cơ bản vẫn như cũ. Tiếp đến con cháu ông cũng vẫn như thế. Những dấu hiệu mở mang với phương tây trước đây đã bị chôn vùi vào dĩ vãng.

Hãy đặt một giả thuyết, nếu Nguyễn Ánh không tranh thủ sự giúp đỡ của các giáo sĩ Pháp chống lại Tây Sơn cuối thế kỷ 19, thì liệu hơn 60 năm sau đó, Việt Nam có chắc chắn tránh được loạt đạn đại bác của thực dân Pháp hay không? Các sự kiện này có liên quan ở một mức độ nhất định nhưng về bản chất không phải là quan hệ nhân quả, không mang tính quy luật; không phải vì có cái này nên mới dẫn đến cái kia.

Những gì mà Nguyễn Ánh thực hiện trong quan hệ với các giáo sĩ Pháp trước đó không phải là sự ràng buộc để năm 1858 Pháp tấn công Sơn Trà và tiến hành cuộc xâm lược quy mô lớn của họ.

Càng về cuối đời mình, tính dân tộc chủ nghĩa trong ông càng tăng lên đến mức cự đoan,rồi đến các triều vua Minh Mạng, Thiêu Trị, Tự Đức tiếp đó cũng vậy. Việt Nam bị đóng khung chết cứng trong thiết chế phong kiến tập quyền cổ điển, lạc lõng và cô đơn.

Những gì diễn tiến ở nửa sau thế kỷ 19 như chúng ta đã thấy để rồi nước ta trở thành thuộc địa của Pháp được xuất phát từ một thế trận, một hoàn cảnh lịch sử khác.

Các nước láng giềng trên bán đảo Đông Dương như Lào, CămPuChia không hề liên quan gì đến các hành động của Nguyễn Ánh 100 năm trước đó tại Việt Nam, rồi cũng trở thành mục tiêu xâm lược của Pháp, không tránh khỏi số phận thuộc địa.

3. Cái khác biệt và cái đồng nhất giữa Nguyễn Huệ - Quang Trung và Nguyễn Ánh - Gia Long

Giữa hai con người không đội trời chung này có nhiều nét tương phản và nhiều nét tương đồng đến mức kỳ lạ mà tạo hoá đã an bài trong cùng một thời kỳ lịch sử, trở thành cặp bài trùng không thể tách ra khi phân tích về mỗi con người trong họ.

Cái khác biệt cơ bản và trọng tội của Nguyễn Ánh.

Nguyễn Huệ đại diện cho giai cấp cần lao. Nguyễn Ánh thuộc dòng dõi quý tộc.

Nguyễn Huệ dấy binh khởi nghĩa vì quyền lợi và hạnh phúc của lê dân đang rên xiết dưới ách thống trị hà khắc của chế độ phong kiến Đàng Trong mà Nguyên Ánh cũng là một đại diện. Nguyễn Ánh lại đấu tranh vì quyền lợi của dòng tộc và cá nhân.

Nguyễn Huệ muốn đập tan các thế lực cát cứ để đưa giang sơn về một mối. Nguyễn Ánh lo bảo vệ cho chế độ chúa Nguyễn Đàng Trong của mình.

Nguyễn Huệ đặt độc lập đân tộc lên trên hết. Thù trong được đặt sau giặc ngoài. Vì vậy khi quân Xiêm La xâm lược, việc trước tiên của ông là đánh tan quân xâm lược Xiêm. Khi quân Thanh tràn sang, ông đã gạt bỏ mọi lực cản, lên ngôi Hoàng đế, thống nhất nhân tâm và lực lượng, thần tốc hành quân ra bắc đại phá quân Thanh, bảo vệ độc lập cho tổ quốc.

Trong khi đó, Nguyễn Ánh chỉ biết lo cho quyền lợi cá nhân,lại cầu cứu quân Xiêm sang giúp đánh Tây Sơn. Đấy là chưa tính đến hành động giúp lương thảo cho quân Thanh không thành sau khi được tin quân Thanh đã tiến vào thăng Long cuối năm 1788.

Cái tương đồng ở hai con người này.

Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh có nét tương đồng ở chỗ: hai người đều nuôi chí lớn, quyết thực hiện đến cùng sự nghiệp của mình, không ai có thể lay chuyển và chi phối.

Hai con người đều có những thiên bẩm trí dũng hơn người, mưu cao, kế sâu, đầy thao lược, luôn tạo những bước đi táo bạo, mang tính đột phá mà ít ai dám nghĩ tới.

Chiến công hiển hách mà Nguyễn Huệ Quang Trung tạo dựng được là đánh tan các thế lực ngoại bang xâm lược, giữ vững độc lập, mang lại niềm tự hào cho dân tộc; tiêu diệt và xoá bỏ được các thế lực cát cứ, phân quyền duy trì hàng thế kỷ.

4. Những nghiệm số cơ bản của Nguyễn Ánh - Gia Long.

Từ cái chết của Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh là kẻ thù biết chiếm đoạt toàn bộ thành quả do Nguyễn Huệ làm nên và biết đưa nó đến đích, mặc dù chỉ là giải quyết những bước cuối cùng - thống nhất sơn hà. Tuy vậy đó cũng là một công lao to lớn của Nguyễn Ánh mà lịch sử không thể phủ nhận

Đáng tiếc, sau khi nắm toàn bộ quyền binh trong tay ông lại thực hiện những cuộc báo thù man rợ, ít có trong lịch sử đối với một Hoàng Đế; lo thu vén quyền binh và bổng lộc cho cá nhân và dòng tộc. Ông không biết phát huy những quy luật phát triển mới của thời đại, lại đưa đất nước trở lại con đường mòn cố hữu lạc hậu của lịch sử. Cũng chính vì vậy, cả dân tộc không thoát khỏi mũi súng xâm lược của đế quốc Pháp sau khi ông tạ thế nửa thế kỷ.

Nguyễn Ánh - Gia Long và Triều Nguyễn của ông tồn tại 143 năm (1802 -1945) với đầy thách thức vinh nhục, gắn liền với bước trường tồn của toàn dân tộc, là một thực thế vương triều hợp pháp.

Cũng từ vương triều này đã sản sinh ra những Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân đầy lòng yêu nước, là niềm tự hào của dân tộc.

Trên bờ Hương giang thơ mộng, gắn liền với sự tích về cuộc giao duyên huyền thoại của Huyền Trân công chúa nghìn năm trước đã mọc lên một quần thể kiến trúc nguy nga, độc nhất vô nhị, chứa đựng biết bao trầm tích lịch sử và tâm linh, là di sản văn hoá vật chất và tinh thần của dân tộc. Cung đình Huế không tách rời triều đại Nguyễn và Hoàng đế Gia Long.

Những lỗi lầm của Nguyễn Ánh là rất lớn và đáng lên án, nhưng vẫn có thể coi ông là một vĩ nhân lịch sử, một thực thể tất yếu của lịch sử Đại Việt.

Trong danh mục những minh vương dựng nghiệp lớn, có cả tên ông.
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
23,019
Động cơ
727,956 Mã lực
Em rất khâm phục tài ba của vua Quang Trung. Em cũng đã từng còm nhờ vào những trận đánh thần sầu, quỷ khóc của ông mà quân Thanh cũng như quân Xiêm khi nghĩ đến nước Việt ta thì rất e dè. Đúng, em không phủ nhận chuyện cụ Ánh cũng được thừa hưởng thành quả của vua Quang Trung nhưng đó là cụ Ánh chứ nếu người khác thì cho dù vua Quang Trung có thống nhất được thiên hạ mà sau khi ngài mất thì công cuộc ấy cũng sẽ rất mỏng manh dễ vỡ cụ ạ. Vì thực tế sự rạn nứt, lục đục của nhà Tây Sơn là có thật và những kẻ như Xiêm La, Trung quốc chỉ trông chờ bấy nhiêu đó thôi.
Bình thế này khó lắm bác ạ.
Ví dụ:
Vua Quang Trung đã oánh được quân Thanh, có ý chiếm thêm Lưỡng Quảng: Cái đó ko thể chứng minh, nhưng nghe đâu đó còn khả thi, vì vua Quang Trung trình cao - trong chiến tranh.

Còn "đó là cụ Ánh chứ nếu người khác" : Khó cho là Vua Quang Trung làm tốt hơn hay tồi hơn vua Gia Long.

By the way: tranh luận nghiêm túc, vậy các bác làm ơn bỏ cụ Ánh + cụ Huệ đi, hơi phản cảm.
Nên gọi là vua Quang Trung và Gia Long.
 

en lờ 100

Xe tải
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
418
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Bình thế này khó lắm bác ạ.
Ví dụ:
Vua Quang Trung đã oánh được quân Thanh, có ý chiếm thêm Lưỡng Quảng: Cái đó ko thể chứng minh, nhưng nghe đâu đó còn khả thi, vì vua Quang Trung trình cao - trong chiến tranh.

Còn "đó là cụ Ánh chứ nếu người khác" : Khó cho là Vua Quang Trung làm tốt hơn hay tồi hơn vua Gia Long.

By the way: tranh luận nghiêm túc, vậy các bác làm ơn bỏ cụ Ánh + cụ Huệ đi, hơi phản cảm.
Nên gọi là vua Quang Trung và Gia Long.
Em cảm ơn cụ đã góp ý. Em xin tiếp thu :)
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
23,019
Động cơ
727,956 Mã lực
Nếu không cố gán cho cụ Ánh đủ thứ công lao mang ý nghĩ lịch sử rất to lớn (thực ra đó là nghĩa vụ của người làm vua) thì em nghĩ cũng chả ai nỡ quàng mãi lên cổ cụ cái ý nghia "cõng rắn cắn gà nhà" cho hành động cầu viện khi cùng đường đâu !

Em cũng không phủ nhận công lao cũng như tài ba của cụ Ánh ạ !
Nhưng chỉ nên gắn lịch sử với sự kiện thôi chứ đừng gán ghép với ý nghĩa đao to búa lớn nầy nọ, buồn cười lắm , chả khác gì nói VM đập tan ách thống trị trăm năm của Pháp ;))
Hơ, thế nếu ko phải VM "đập tan ách thống trị trăm năm của Pháp " thì ai đập đấy ạ?

Nói vậy thôi, tôi cho là: Bản thân vua Gia Long cũng như vua Quang Trung, một dạng chính quyền phong kiến theo quan điểm kách mệnh, chắc chắn có Công và Tội.

Ko rõ các bác sẽ bình đây là Công hay Tội, nhưng Vua Gia Long đã thống nhất được đất nước, chấm dứt nội chiến, trả dân tình về công xưởng, nhà máy, ruộng đồng. Đấy là CÔNG (dù chỉ phục vụ cho dòng tộc họ Nguyễn), đã được nhân dân thời đó ghi ân, và chúng ta cũng cần ghi nhận.

@ bác Nokfev : theo tôi, Bác nên dùng Vua Gia Long thay vì Cụ Ánh như trên.
 

maiquy777

Đi bộ
Biển số
OF-388819
Ngày cấp bằng
25/10/15
Số km
6
Động cơ
238,440 Mã lực
Tuổi
30
Nguyễn Ánh là kẻ cõng rắn cắn gà nhà, sao lại không ghét cho được, cầu viện quân Xiêm, Càn Long với cả Pháp mới lật đổ được nhà Tây Sơn chứ chẳng đùa.
 

Bông Ngâu

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-397889
Ngày cấp bằng
22/12/15
Số km
26
Động cơ
232,860 Mã lực
- Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đúng là đã được các đời vua Lê, chúa Nguyễn và cả nhà Tây Sơn "phát hiện"... Việc thực thi chủ quyền chỉ thực sự bắt đầu từ thời vua Gia Long Với những qui định, luật lệ của luật biển 1982 thì quốc tế hoàn toàn công nhận chủ quyền của 2 quần đảo này là của nước Việt Nam thời vua Gia Long.
Trường Sa do Pháp tuyên bố tìm ra dưới dạng "đảo vô chủ" năm 1931. Chẳng quốc tế nào công nhận chủ quyền HS-TS thuộc VN từ thời Gia Long.
 

vudinhtaybannha

Xe container
Biển số
OF-362446
Ngày cấp bằng
10/4/15
Số km
5,710
Động cơ
315,257 Mã lực
Nơi ở
Ở với chệ Hằng trên cung giăng .
Nguyễn Ánh là kẻ cõng rắn cắn gà nhà, sao lại không ghét cho được, cầu viện quân Xiêm, Càn Long với cả Pháp mới lật đổ được nhà Tây Sơn chứ chẳng đùa.
Kinh ? 8-x8-x8-x cõng Rắn cắn Gà nhà ? nghe queng queng .
 

Giàng A Pháo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-378782
Ngày cấp bằng
21/8/15
Số km
2,458
Động cơ
269,600 Mã lực
Tuổi
51
Trường Sa do Pháp tuyên bố tìm ra dưới dạng "đảo vô chủ" năm 1931. Chẳng quốc tế nào công nhận chủ quyền HS-TS thuộc VN từ thời Gia Long.
Mợ Bông ơi ời, lên bản uốn riệu ngô múa xoè với bọn em cho vui, thân nữ nhi bàn những chuyên to tát này làm gì rồi gạch đã vỡ hết cả a lô. :))

Mợ chắc học cao biết rộng hơn lũ dân tọoc bọn em, sao mợ chưa được học điều quan trọng nhất trong các thể loại lịch sử kinh tế, chính trị nhể? Giờ mợ tuyên bố TS, HS thời trước CM là vô chủ thì chết roài.
 

Bông Ngâu

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-397889
Ngày cấp bằng
22/12/15
Số km
26
Động cơ
232,860 Mã lực
Mợ Bông ơi ời, lên bản uốn riệu ngô múa xoè với bọn em cho vui, thân nữ nhi bàn những chuyên to tát này làm gì rồi gạch đã vỡ hết cả a lô. :))

Mợ chắc học cao biết rộng hơn lũ dân tọoc bọn em, sao mợ chưa được học điều quan trọng nhất trong các thể loại lịch sử kinh tế, chính trị nhể? Giờ mợ tuyên bố TS, HS thời trước CM là vô chủ thì chết roài.
Hy vọng cụ vả được alo em. Cụ chứng minh TS có chủ trước 1930 đi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top