Chào cccm, những chuyên gia về bđs. Đây là thớt đầu tiên em ngô nghê mở về bđs nhằm có thêm hiểu biết “vì sao đất Thường Tín rẻ”:
theo thiển nghĩ cá nhân vị trí Thường Tín đâu có xa xôi với vùng lõi Hà Nội, ngoài ra bám theo đường quốc lộ 1 cũ, em lấy cụ thể Khánh Hà, Xuân Nê... có những miếng vuông vắn chia ô có 18,19trieu/m vuông đường nội bộ 5,7m, bên cạnh có đường to cắt Đại Ánh nối khu Thanh Hà.
Nhân tiện, cccm cho em hỏi nếu Thanh Trì lên quận liệu lấy thêm thôn, xã nào của Thường Tín vào không?
Dạ em Vodka
Thực ra các bác bảo Thường Tín nhiều làng nghề ô nhiễm nên nhà đầu tư người ta k về là chưa chuẩn, vì một số lý do sau:
1. Nếu các bác tìm hiểu Thường Tín rất nhiều làng nghề từ gỗ đến thêu thùa, may vá, trồng cây cảnh, và quy mô k quá lớn, tiếp nữa em list các ngành nghề đó thì các bác biết là không hề ô nhiễm nhiều nếu mang đi so với một loạt khu công nghiệp ở Bắc Ninh, Hưng Yên, vậy tại sao nhà đầu tư sắp xây một loạt dự án Bđs tại hai tỉnh này, k nói đâu xa, Gia Lâm mà k nhiều nhà máy à ?, Thường Tín k là gì nhé.
2. Nhà đầu tư người ta chưa về (dùng từ chưa nhé) vì nếu các bác để ý quy hoạch của các thành phố đã và đang phát triển trên thế giới: Paris, London, Thượng Hải, Băngcoc hay nói luôn anh Sài Gòn thì các thành phố này đều là quy hoạch đô thị đều hai bên sông nên hiện tại Hà Nội cũng thế, tập trung đầu tư bên kia sông Hồng (gia lâm, đông anh), các bác mở bản đồ quy hoạch đến 2050 thì bên kia sông đô thị sẽ lớn hơn cả đô thị cũ bên này sông.
3. Thường Tín bản thân hiện tại do là cửa ngõ phía Nam, mật độ dân cư khá đông đúc nên việc lựa chọn quỹ đất rộng mà k vướng víu cái gì cũng khó hơn mấy bố kia
4. Một số bác cho là k đầu tư về Thường Tín do là vùng trũng vv... thì cũng k hẳn, mời các bác đọc về quận 7, quận Bình Thạnh, đều là những vùng trũng của Sài Gòn, sao giờ nó giàu thế. Bằng công nghệ xây dựng hiện đại bây giờ làm ngoài biển họ còn làm được thì ba cái vùng trũng k quá khó.
5. Nói về giao thông hiện tại và tương lai thì nói thật ông Thường Tín phải đứng top về tiện, nguyên xuyên qua huyện là 4 đường(sông hồng, 1a cũ, 1a mới, đường đê), sắp tới là đường chọc Thanh Hà xuống, rồi 1,2 đường theo quy hoạch nữa, lại đi các tỉnh phía Nam tiện, mà chắc dân cư từ các tỉnh phía Nam đổ ra ở mạn này tiện hơn nhiều
Nói thật là nếu so với việc băng qua đường 5 đầy rẫy contener với cầu Thanh Trì tắc nghẽn để sang Gia Lâmthì chọn mạn này đỡ căng hơn.
6. Như một số bác nói có ý đúng là do cò đất nữa thực ra bđs Thường Tín vẫn giao dịch nhưng k rầm rộ như mạn khác, chủ yếu mua bán nhỏ lẻ nên cũng chưa bị cò thổi nhiều.
*bổ sung thêm là vừa rồi Bí thư Huệ về Thường Tín cũng có nhiều chỉ đạo về phát triẻn hạ tầng,nên khả năng sớm muộn sẽ có dịch chuyển.