Vì sao trái đất lại có thể hút tất cả các vật nằm trên nó ?

haison77

Xe buýt
Biển số
OF-27964
Ngày cấp bằng
29/1/09
Số km
673
Động cơ
490,390 Mã lực
Cái này em nhớ là học vật lý lớp 10 có nói đấy ạ. Bác nào có con học lớp 10 thì lấy sách ra coi lại cái. Đại loại là là giữa 2 vật luôn tồn tại một lực hấp dẫn. Còn khi một vật quay quanh một vật khác thì có thêm lực ly tâm. Nếu lực ly tâm cân bằng với lực hấp dẫn thì vật sẽ giữ yên vị trí đó mà k bay xa hơn hay rớt lại gần nhau...
 

thanhastec2002

Xe tải
Biển số
OF-669
Ngày cấp bằng
7/7/06
Số km
281
Động cơ
580,610 Mã lực
Tuổi
48
Website
www.astecgroup.vn
Cụ Minh Khôi hỏi câu đấy thật à? Hay cụ trêu anh em đấy :D

Em có cái củ loa con con mà nó hút sạch hết cả các loại ốc vít của em vào đấy,thế mà em bê cái đe sắt to tướng ra để cạnh ốc vít mà nó chả xi nhê gì,cụ giải thích cho em cái
 

Leopon

Xe tăng
Biển số
OF-34854
Ngày cấp bằng
8/5/09
Số km
1,505
Động cơ
485,868 Mã lực
Cái này em nhớ là học vật lý lớp 10 có nói đấy ạ. Bác nào có con học lớp 10 thì lấy sách ra coi lại cái. Đại loại là là giữa 2 vật luôn tồn tại một lực hấp dẫn. Còn khi một vật quay quanh một vật khác thì có thêm lực ly tâm. Nếu lực ly tâm cân bằng với lực hấp dẫn thì vật sẽ giữ yên vị trí đó mà k bay xa hơn hay rớt lại gần nhau...
ai chả biết là luôn tồn tại cái lực đấy, nhưng tại sao lại có cái lực hút đấy cơ.
 

thehung

Xe hơi
Biển số
OF-9308
Ngày cấp bằng
7/9/07
Số km
146
Động cơ
536,860 Mã lực
Nơi ở
Ngọc Hà Ba Đình Hà Nội
Gửi các cụ cái này trong WIKI:

Trong vật lý học, lực hấp dẫn là lực hút giữa mọi vật chất và có độ lớn tỷ lệ thuận với khối lượng của chúng và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách của hai vật.
Lực hấp dẫn là một trong bốn lực cơ bản của tự nhiên theo mô hình chuẩn được chấp nhận rộng rãi trong vật lý hiện đại, ba lực cơ bản khác là lực điện từ, lực hạt nhân yếu, và lực hạt nhân mạnh. Lực hấp dẫn là lực yếu nhất trong số các lực đó, nhưng lại có thể hoạt động ở khoảng cách xa và luôn thu hút.
Trong cơ học cổ điển, lực hấp dẫn xuất hiện như một ngoại lực tác động lên vật thể. Trong thuyết tương đối rộng, lực hấp dẫn là bản chất của không thời gian bị uốn cong bởi sự hiện diện của khối lượng, và không phải là một ngoại lực. Trong thuyết hấp dẫn lượng tử, hạt graviton được cho là hạt mang lực hấp dẫn.
Lực hấp dẫn của Trái Đất tác động lên các vật thể có khối lượng và làm chúng rơi xuống đất. Lực hấp dẫn cũng giúp gắn kết các vật chất để hình thành Trái Đất, Mặt Trời và các thiên thể khác; nếu không có nó các vật thể sẽ không thể liên kết với nhau và cuộc sống như chúng ta biết hiện nay sẽ không thể tồn tại. Lực hấp dẫn cũng là lực giữ Trái Đất và các hành tinh khác ở trên quỹ đạo của chúng quanh Mặt Trời, Mặt Trăng trên quỹ đạo quanh Trái Đất, sự hình thành thủy triều, và nhiều hiện tượng thiên nhiên khác mà chúng ta quan sát được.
Mục lục [ẩn]
1 Trường hấp dẫn
2 Định luật vạn vật hấp dẫn theo Newton
2.1 Hằng số hấp dẫn
3 Trọng lực
3.1 Trọng lực tiêu chuẩn
4 Thế năng hấp dẫn
5 Định luật vạn vật hấp dẫn theo Einstein
6 Xem thêm
7 Chú thích
8 Liên kết ngoài
[sửa]Trường hấp dẫn

Việc một vật chịu lực hút từ vật khác có thể được xem rằng vật này nằm trong một môi trường đặc biệt tạo ra bởi vật kia, gọi là trường hấp dẫn. Như vậy, trường hấp dẫn có thể được định nghĩa như là một trường lực truyền tương tác giữa các vật thể có khối lượng. Trường hấp dẫn của Trái Đất do khối lượng của Trái Đất tác động lên các vật thể ở gần bề mặt của nó được gọi là trọng trường. Mọi vật có khối lượng sinh ra quanh chúng trường hấp dẫn và trường này gây ra lực hấp dẫn tác động lên các vật có khối lượng khác đặt trong nó. Cường độ trường hấp dẫn của Trái Đất tại một điểm chính là gia tốc rơi tự do tại điểm đó.
[sửa]Định luật vạn vật hấp dẫn theo Newton

Isaac Newton một trong những nhà vật lý vĩ đại nhất, là người đầu tiên khám phá ra định luật này, theo đó vật có khối lượng m sẽ bị kéo về gần vật có khối lượng M với gia tốc:

với G là hằng số hấp dẫn và r là khoảng cách giữa hai vật.
Theo định luật 2 Newton, vật có khối lượng m chịu lực hấp dẫn có độ lớn:
F = m g

Công thức trên được gọi là định luật vạn vật hấp dẫn Newton, trong đó lực hấp dẫn tỷ lệ thuận với tích của hai khối lượng và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách hai vật.
Trong công thức này, kích thước các vật được coi là rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng.
[sửa]Hằng số hấp dẫn
Hằng số hấp dẫn G phụ thuộc vào hệ đơn vị đo lường, được xác định lần đầu tiên bởi thí nghiệm Cavendish năm 1797.
Nếu dùng hệ đơn vị SI:
G = 6.67 x 10-11 N.m²/kg²


Khi biết G, biết m (trọng lượng cơ thể người chẳng hạn) biết F rồi thì mình có thể tính đc trọng lượng trái đất, hehe!
 

4X4=16

Xe điện
Biển số
OF-22490
Ngày cấp bằng
15/10/08
Số km
3,487
Động cơ
521,561 Mã lực
Nơi ở
Quê nhà tôi ơi, xứ Đoài xa vắng
Mà cũng lạ là các nhà khoa học còn biết được trọng lượng của trái đất !!!!!! Làm sao mà cân được trái đất ?X_X Tính toán kiểu gì mà biết được ? Hay các nhà khoa học cứ phán bừa, vì nhân dân ai biết được có chính xác hay không ?
Dạo này em đau đầu với mấy vấn đề vĩ mô này quá !~X(
Vẫn chưa lạ bằng các bác ý còn cân được cả mặt trời, sao mộc, sao thủy... kính thưa các loại sao mà chỉ cần chúng bay qua mắt các bác ý. Thế mới tài chứ.
 

vutamhoan

Xe điện
Biển số
OF-42137
Ngày cấp bằng
2/8/09
Số km
2,124
Động cơ
483,054 Mã lực
Vẫn chưa lạ bằng các bác ý còn cân được cả mặt trời, sao mộc, sao thủy... kính thưa các loại sao mà chỉ cần chúng bay qua mắt các bác ý. Thế mới tài chứ.
Bây giờ thì lý thuyết & công cụ hỗ trợ rất mạnh, việc tính toán không có gì là quá khó khăn cả. Cái khó là tìm ra những quy luật mới, lý thuyết mới từ những hiện tượng thực tế (kiểu như nếu vụ hạt chuyển động nhanh hơn tốc độ ánh sáng là sự thật => phải xây dựng những lý thuyết mới để bao trùm được những lý thuyết của bác Einstein)

Cháu thì phục những nhà khoa học cổ/trung đại có thể tính toán được khá là chính xác nhứng số liệu đó (khối lượng trái đất, đường kính trái đất,...) trong khi họ lại không có đủ lý thuyết để bổ trợ.
 

longway

Xe máy
Biển số
OF-17468
Ngày cấp bằng
16/6/08
Số km
75
Động cơ
507,680 Mã lực
Vì cái bên trong nó hút cái bên ngoài
 

ngominh

Xe điện
Biển số
OF-11978
Ngày cấp bằng
8/12/07
Số km
2,264
Động cơ
543,628 Mã lực
đơn giản lắm, em nói cụ chủ ko hiểu đc đâu :))
 

BonBonTT

Xe container
Biển số
OF-26450
Ngày cấp bằng
26/12/08
Số km
5,686
Động cơ
534,467 Mã lực
Muốn hỏi lên gặp thượng đế cụ ợ
 

sauken

Xe container
Tưởng nhớ
Biển số
OF-4349
Ngày cấp bằng
21/4/07
Số km
8,571
Động cơ
626,357 Mã lực
Nơi ở
Phòng chẩn trị đa khoa Đông y Vĩnh Xuân
Mà em cũng không hiểu tại sao mà trái đất tự quay quanh nó và quanh quanh mặt trời được ? Theo lô gíc thì bất kỳ 1 chuyển động nào cũng phải có nguồn dẫn động tức là nguồn cấp năng lượng cho chuyển động đó, VD : chúng ta cử động được thì chúng ta phải ăn ( cơm, thức ăn...) để nạp năng lượng cho các hoạt động của chúng ta, xe cộ muốn đi được phải đổ xăng, dầu cho chúng...còn trái đất, nó chả ăn uống giề mà cứ quay đều ~X( không biết năng lượng ở đâu ra ?
Mà nó quay rất chuẩn, quỹ đạo cứ đều tăm tắp không bao giờ va vào mặt trời ! :-B Mà trái đất nó hút mặt trăng cũng tài, mặt trăng cứ lởn vởn quanh trái đất mà chả bao giừ va vào trái đất.:-B

Chúng ta như thế vì chúng ta ở trong trái đất.
còn trái đất như thế vì nó không ở vị trí của chúng ta.
 

Hanoi2travel

Xe tăng
Biển số
OF-113742
Ngày cấp bằng
21/9/11
Số km
1,482
Động cơ
399,510 Mã lực
Các vật hút trái đất chứ ko phải trái đất hút các vật cụ ạ. E vừa mới phát hiện ra điều này khi đọc thớt của cụ !
Vì sao trái đất lại có thể hút tất cả các vật nằm trên nó ? Vẫn biết trước chúng ta học ở trường, đó là do lực vạn vật hấp dẫn, mọi vật đều hút nhau ( VD : chúng ta gần nhau là tồn tại 1 lực hấp dẫn hút lẫn nhau, nhưng lực này rất nhỏ)...Nhưng em vẫn chưa hiểu lắm là trong lõi quả đất có cái gì mà nó hút khỏe thế ?
Kụ nào am hiểu về thiên văn, địa lý giải thích em phát.:-B
Theo logic thì tất cả các thứ mà cụ nói để tạo ra năng lượng đều nằm trên và nằm trogn trái đất rồi thì nó cần thì phải mất công ăn uống và nạp năng lượng nữa, cứ thế mà quay và di chuyển thôi.
Mà em cũng không hiểu tại sao mà trái đất tự quay quanh nó và quanh quanh mặt trời được ? Theo lô gíc thì bất kỳ 1 chuyển động nào cũng phải có nguồn dẫn động tức là nguồn cấp năng lượng cho chuyển động đó, VD : chúng ta cử động được thì chúng ta phải ăn ( cơm, thức ăn...) để nạp năng lượng cho các hoạt động của chúng ta, xe cộ muốn đi được phải đổ xăng, dầu cho chúng...còn trái đất, nó chả ăn uống giề mà cứ quay đều ~X( không biết năng lượng ở đâu ra ?
Mà nó quay rất chuẩn, quỹ đạo cứ đều tăm tắp không bao giờ va vào mặt trời ! :-B Mà trái đất nó hút mặt trăng cũng tài, mặt trăng cứ lởn vởn quanh trái đất mà chả bao giừ va vào trái đất.:-B
Fun một chút với chủ thớt chứ em quan tâm đến những điều tương tự từ nhỏ mà chẳng bao giờ giải thích hết được, may ra các cụ học chuyên ngành còn hiểu sâu chút chứ người thường như e và chủ thớt chắc chỉ hiểu mang máng dựa trên những gì mình được học ( định luật này định luật kia ) và những điều mình được nghe được xem thông qua các công trình nghiên cứu của các nhà khoa... Có chăng chỉ là biết chứ ko thể giải thích tường tận thấu đáo được, chỉ có câu trả lời " trời sinh ra thế " trong câu chuyện nào đó mà em đã từng đọc qua là có vẻ hợp lý nhất. E đã từng trăn trở như thế này cụ chủ thớt và các cụ khác giải thích giùm e nhé : Trái đất nằm trong hệ mặt trời, hệ mặt trời nằm trong thiên hà, thiên hà nằm trong ngân hà....vũ trụ, vậy ngoài vũ trụ là gì (có thể có cái lớn hơn ). Vậy cái lớn hơn đó nó là cái gì, dạng vật chất gì ? Vì theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì Vũ trụ được tạo ra bởi một vụ nổ lớn có tên là Big Bang, vậy trước khi có vụ nổ đó thì Vũ Trụ tạm gọi là vật A nào đó. Câu hỏi đặt ra là lúc đó bên ngoài vật A đó là gì, nó có trạng thái như thế nào, làm bằng vật chất gì ?????? Theo lý thuyết thì Vũ Trụ có giới hạn các cụ nhé, vậy ngoài cái giới hạn đó là cái gì, nếu là chân không ( theo e hiểu là không có vật chất ) thì có chăng nó là vô hạn mãi mãi. Mà nó đã là vô hạn mãi mãi thì nghiên cứu mãi cũng thế thôi==> Trời sinh ra thế !!!

P/S : Nhiều lúc e còn nghĩ có khi mình đang ở trong một cái bộ phần hoặc một tế bào nào đó của một vật khổng lồ nào đó nên tất cả mọi thứ to lớn xung quanh ta nó mới hoạt động theo một chu kì nào đó... Có chăng chúng ta là virut trong một cơ thể khổng lồ nào đó ???
 
Chỉnh sửa cuối:

vespafun

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-95714
Ngày cấp bằng
17/5/11
Số km
208
Động cơ
402,490 Mã lực
Lực hấp dẫn là 1 trong 4 loại lực của tự nhiên, gồm: Lực điện từ, lực hấp dẫn, lực tương tác mạnh (trong hạt nhân nguyên tử) và lực tương tác yếu (phân rã hạt nhân).
Vì thế lực hấp dẫn tồn tại như 1 đặc tính hiển nhiên của tự nhiên, người ta chỉ khám phá ra nó (Newton) thôi.
 

Hanoi2travel

Xe tăng
Biển số
OF-113742
Ngày cấp bằng
21/9/11
Số km
1,482
Động cơ
399,510 Mã lực
Vì sao trái đất lại có thể hút tất cả các vật nằm trên nó ? Vẫn biết trước chúng ta học ở trường, đó là do lực vạn vật hấp dẫn, mọi vật đều hút nhau ( VD : chúng ta gần nhau là tồn tại 1 lực hấp dẫn hút lẫn nhau, nhưng lực này rất nhỏ)...Nhưng em vẫn chưa hiểu lắm là trong lõi quả đất có cái gì mà nó hút khỏe thế ?
Kụ nào am hiểu về thiên văn, địa lý giải thích em phát.:-B
Mà em cũng không hiểu tại sao mà trái đất tự quay quanh nó và quanh quanh mặt trời được ? Theo lô gíc thì bất kỳ 1 chuyển động nào cũng phải có nguồn dẫn động tức là nguồn cấp năng lượng cho chuyển động đó, VD : chúng ta cử động được thì chúng ta phải ăn ( cơm, thức ăn...) để nạp năng lượng cho các hoạt động của chúng ta, xe cộ muốn đi được phải đổ xăng, dầu cho chúng...còn trái đất, nó chả ăn uống giề mà cứ quay đều ~X( không biết năng lượng ở đâu ra ?
Mà nó quay rất chuẩn, quỹ đạo cứ đều tăm tắp không bao giờ va vào mặt trời ! :-B Mà trái đất nó hút mặt trăng cũng tài, mặt trăng cứ lởn vởn quanh trái đất mà chả bao giừ va vào trái đất.:-B
Lực hấp dẫn là 1 trong 4 loại lực của tự nhiên, gồm: Lực điện từ, lực hấp dẫn, lực tương tác mạnh (trong hạt nhân nguyên tử) và lực tương tác yếu (phân rã hạt nhân).
Vì thế lực hấp dẫn tồn tại như 1 đặc tính hiển nhiên của tự nhiên, người ta chỉ khám phá ra nó (Newton) thôi.
Vậy thì có thể kết luận trời sinh ra nó được ko cụ ? Chúng ta (con người ) chỉ phát hiện ra thôi mà những thứ có sẵn mà ta chưa biết thôi mà , nên để giải thích tường tận những câu hỏi tại sao thì hầu như là không tưởng phải ko cụ ?
 

potter.nguyen

Xe buýt
Biển số
OF-55138
Ngày cấp bằng
17/1/10
Số km
888
Động cơ
456,593 Mã lực
có công thức tính ở vật lý lớp 12 mà cụ. Em không nhớ chính xác. Chỉ nhớ liên quan đến R và h, khối lượng nữa thì phải. Lực hút của trái đất mạnh vì R của nó lớn. Mặt trăng nhỏ hơn nên sức hút cũng có 1/6 trái đất. Cụ tìm công thức trong sách lớp 12 cụ nhá. Còn chính xác tại sao có công thức ấy thì hỏi cụ Niu Tơn thôi :))
 

vespafun

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-95714
Ngày cấp bằng
17/5/11
Số km
208
Động cơ
402,490 Mã lực
có công thức tính ở vật lý lớp 12 mà cụ. Em không nhớ chính xác. Chỉ nhớ liên quan đến R và h, khối lượng nữa thì phải. Lực hút của trái đất mạnh vì R của nó lớn. Mặt trăng nhỏ hơn nên sức hút cũng có 1/6 trái đất. Cụ tìm công thức trong sách lớp 12 cụ nhá. Còn chính xác tại sao có công thức ấy thì hỏi cụ Niu Tơn thôi :))
Lực hấp dẫn ko phụ thuộc vào bán kính (R), chỉ tỷ lệ thuận với khối lượng và tỷ lệ nghịch với khoảng cách.
1 hành tinh có bán kính rất nhỏ, nhưng lực hấp dẫn của nó có thể rất lớn, vì nó có khối lượng lớn (mật độ vật chất cao).
 

potter.nguyen

Xe buýt
Biển số
OF-55138
Ngày cấp bằng
17/1/10
Số km
888
Động cơ
456,593 Mã lực
Lực hấp dẫn ko phụ thuộc vào bán kính (R), chỉ tỷ lệ thuận với khối lượng và tỷ lệ nghịch với khoảng cách.
1 hành tinh có bán kính rất nhỏ, nhưng lực hấp dẫn của nó có thể rất lớn, vì nó có khối lượng lớn (mật độ vật chất cao).
cái khoảng cách mà cụ nói đấy cụ. Khoảng cách ấy đo đến tâm. Thế nên cái R lớn thì cái khoảng cách nó cũng lớn. Em nhớ láng máng thế thôi. Vì các bài toán chỉ cho khoảng cách đến mặt đất chứ mấy khi cho khoảng cách đến tâm đâu :)
 

Lac CDX 1.8

Xe điện
Biển số
OF-53399
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
2,195
Động cơ
472,290 Mã lực
E đã từng trăn trở như thế này cụ chủ thớt và các cụ khác giải thích giùm e nhé : Trái đất nằm trong hệ mặt trời, hệ mặt trời nằm trong thiên hà, thiên hà nằm trong ngân hà....vũ trụ, vậy ngoài vũ trụ là gì (có thể có cái lớn hơn ). Vậy cái lớn hơn đó nó là cái gì, dạng vật chất gì ? Vì theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì Vũ trụ được tạo ra bởi một vụ nổ lớn có tên là Big Bang, vậy trước khi có vụ nổ đó thì Vũ Trụ tạm gọi là vật A nào đó. Câu hỏi đặt ra là lúc đó bên ngoài vật A đó là gì, nó có trạng thái như thế nào, làm bằng vật chất gì ?????? Theo lý thuyết thì Vũ Trụ có giới hạn các cụ nhé, vậy ngoài cái giới hạn đó là cái gì, nếu là chân không ( theo e hiểu là không có vật chất ) thì có chăng nó là vô hạn mãi mãi. Mà nó đã là vô hạn mãi mãi thì nghiên cứu mãi cũng thế thôi==> Trời sinh ra thế !!!

P/S : Nhiều lúc e còn nghĩ có khi mình đang ở trong một cái bộ phần hoặc một tế bào nào đó của một vật khổng lồ nào đó nên tất cả mọi thứ to lớn xung quanh ta nó mới hoạt động theo một chu kì nào đó... Có chăng chúng ta là virut trong một cơ thể khổng lồ nào đó ???
Em đã từng nghĩ giống hệt cụ, không sai 1 ly. Bao nhiêu đêm trăn trở cho đến một hôm em quyết định ko thèm quan tâm đến nữa, nó có hay ko có cái gì cũng ko phải trách nhiệm của mình :D

@ cụ chủ thớt: Em ko hiêur sao trái đất nó cứ cố tình dính vào mình, ngày nào em cũng đạp nó vô số phát mà nó cứ chai mặt bám lấy em ~X( lì lợm thật, nếu cụ tìm được nguyên nhân nhớ pm cho em để em có cách xử lý nó nhá
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top