[Funland] Vì sao Tập đoàn Dầu khí dùng mệnh lệnh hành chính “ép” hợp đồng kinh tế?

baby0284

Đi bộ
Biển số
OF-594286
Ngày cấp bằng
11/10/18
Số km
9
Động cơ
130,290 Mã lực
Tuổi
40
đọc bài này xong em thấy sai sai thế nào ấy ạ, 5 công ty được chia ngồn sản phẩm tạo độc quyền trên thị trường, chả đóng góp gì cho XH, nay có thêm một tay chơi bỏ tiền giải cứu một DNNN thì người ta cũng đáng được hưởng lợi ích chứ sao lại kiện cáo linh tinh, có khi người ta bỏ chả muốn làm PVtex nữa thì NN lại buồn.

https://laodong.vn/kinh-te/vi-sao-tap-doan-dau-khi-dung-menh-lenh-hanh-chinh-ep-hop-dong-kinh-te-634367.ldo

https://vietnambiz.vn/vi-sao-ta-p-doa-n-da-u-khi-du-ng-me-nh-le-nh-ha-nh-chi-nh-e-p-ho-p-do-ng-kinh-te-94668.html

Vì sao Tập đoàn Dầu khí dùng mệnh lệnh hành chính 'ép' hợp đồng kinh tế?
06:56 | 06/10/2018




Ngày 3.10.2018, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) bất ngờ nhận được văn bản của Cty Cổ phần nhựa Opec kiến nghị PVN không dùng mệnh lệnh hành chính để can thiệp vào các hợp đồng kinh tế.

PVN đạt hơn 449.100 tỷ đồng doanh thu sau 9 tháng
Ông Nguyễn Xuân Hòa trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

Ảnh minh họa
Cty Cổ phần nhựa Opec (Opec) thành lập năm 2009 với ngành nghề kinh doanh chính là phân phối hạt nhựa nguyên sinh và sản xuất bao bì, tỉ trọng xuất khẩu chiếm 60%. Với 800 người lao động (NLĐ), năm 2017, Opec nộp thuế gần 300 tỉ đồng và dự kiến nếu không có biến động lớn thì khoản tiền nộp ngân sách sẽ cao hơn.

Thế nhưng, kế hoạch sản xuất của Opec bị tác động mạnh theo hướng tiêu cực sau khi PVN có chỉ đạo Cty Cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) cắt giảm mạnh khối lượng mà BSR đã ký với hàng loạt khách hàng, trong đó có Opec.

Cụ thể, năm 2017, BSR đã ký hợp đồng có thời hạn 3 năm (2018 - 2021) bán hạt nhựa PP cho 5 khách hàng là Opec, Cty Cổ phần hóa chất nhựa Đà Nẵng, Cty Cổ phần thương mại dịch vụ dầu khí miền Trung, TCty Dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí (DMC), Cty Cổ phần nhà và thương mại dầu khí. Tổng số hạt nhựa theo hợp đồng là 13.000 tấn/tháng, giá thỏa thuận là 15USD/tấn.

Điều đáng nói là ngày 25.7.2018, BRS bất ngờ tổ chức cuộc họp với 5 khách hàng trên để thông báo về việc sẽ cắt giảm 35% khối lượng đã ký (tương đương 4.500 tấn/tháng) cho Cty An Phát Holding, lý do là nhằm thực hiện chỉ đạo của PVN trong việc khởi động lại nhà máy PVtex vốn đã thua lỗ nhiều năm và cần giải cứu. Việc này khiến tất cả các đối tác của BSR bất ngờ và phản đối kịch liệt.

Tại cuộc họp trên, đại diện của Opec cho rằng, việc An Phát đề xuất giúp PVtex với điều kiện là được mua lượng PP tương đương 35% sản lượng tiêu thụ của BSR là sự đánh đổi không chính đáng bởi PP không phải là nguyên liệu để PVtex sản xuất xơ sợi.

“PVN và BSR dựa vào đâu chọn An Phát để phân phối PP trong khi các nhà phân phối hiện tại của BSR vẫn đang làm tốt nhiệm vụ của mình, chấp hành đúng cam kết trong hợp đồng, đảm bảo an ninh, an toàn cho BSR” - đại diện cho Opec nói.

Tương tự, đại diện của Cty Cổ phần hóa chất Nhựa Đà Nẵng cũng nêu quan điểm: “Việc cắt bớt sản lượng đã ký kết để chuyển giao cho đơn vị khác là tiềm ẩn rủi ro về tính hiệu quả, cả về mặt pháp lý cũng cần để các bên xem xét toàn diện. Đây là điều mà Cty chúng tôi không đồng thuận bởi đây là bước lùi trong kế hoạch kinh doanh đã xây dựng”.

Cũng cần nói thêm, liên quan quan đến phương án giải cứu PVtex, An Phát Holdings dùng Cty mới tinh là Cty Cổ phần xơ sợi An Sơn (thành lập ngày 10.4.2018) ký hợp đồng gia công với PVtex để chạy 10 máy, chiếm 3% công suất của PVtex. An Sơn chỉ có vốn điều lệ là 10 tỉ đồng, lại không có kinh nghiệm về kinh doanh xơ sợi. Thế nhưng PVN vẫn gật đầu cho PVtex (Cty con thuộc PVN) ký với An Sơn - đơn vị được ủy quyền bởi Cty Cổ phần An Phát Holdings (thành viên của Tập đoàn An Phát) để sản xuất DTY.

Đổi lại, điều kiện là PVtex hỗ trợ An Phát Holdings mua 35% sản lượng của BSR trong 5 năm, giá trị ước tính gần 150 tỉ đồng/tháng. Theo một con số được PVN công bố thì 3 tháng sau khi giải cứu PVtex, sản lượng xơ sợi chỉ là 500 tấn trong khi công suất của PVtex là 15.000 tấn/tháng. Phần hỗ trợ cho thấy PVtex khởi động không đáng kể trong khi phần đổi lại cho An Phát là quá lớn.

Sản xuất đình trệ, người lao động lao đao
Trong công văn gửi ngày 3.10.2018, Opec cho biết: “Cách làm không tuân thủ pháp luật, quy trình về lựa chọn đối tác, bỏ qua các cam kết hợp đồng đã ký đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho hệ thống khách hàng của chúng tôi, đặc biệt là các đối tác nước ngoài. Các nhà phân phối có nguy cơ bị các khách hàng đầu ra khởi kiện, đền bù hợp đồng. Đồng thời ảnh hưởng lớn tới công ăn việc làm và thu nhập của hàng nghìn người lao động trong ngành nhựa Việt Nam, tạo hình ảnh xấu tới môi trường kinh doanh đầu tư ở Việt Nam”.

Trong khi đó, Cty Cổ phần hóa chất Nhựa Đà Nẵng cũng nêu ý kiến: “Căn cứ vào hợp đồng tiêu thụ PP giai đoạn 2018 - 2021 đã ký trước đó với BSR, P&C Đà Nẵng đã mở bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán với các khách hàng tiêu thụ sản phẩm PP.

Việc cắt giảm sản lượng đầu vào sẽ làm bể vỡ toàn bộ kế hoạch tài chính đã xác lập với phía ngân hàng, ảnh hưởng đến khối lượng hàng PP đã ký kết dẫn đến hệ lụy về tranh chấp kiện tụng các hợp đồng đã ký rất lớn”.

Cục phòng chống tham nhũng vào cuộc
Liên quan đến việc cắt giảm khối lượng PP của các đối tác cũ để chuyển cho đối tác mới (ở đây là An Phát Holdings), ngày 15.8.2018, Cục phòng chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) đã có văn bản số 189 gửi Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Cty Cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn.

Theo công văn này, Cục phòng chống tham nhũng đã nhận được thông tin về việc trong 6 tháng đầu năm, BSR đã có 4 lần bán số hàng chênh lệch rất lớn. Cụ thể 2 lần bán với giá 15USD/tấn, 2 lần bán giá 52USD/tấn. Tổng khoản tiền chênh lệch gần 3 triệu USD.

Ngoài ra, thông tin cũng cho biết, dự kiến 6 tháng cuối năm 2018, BSR cũng sẽ bán 12.000 tấn với giá chỉ 15USD/tấn gây thiệt hại dự kiến gần 500.000USD. Cục phòng chống tham nhũng cũng đã yêu cầu BSR cung cấp bản sao hợp đồng bán số nhựa với các đối tác, tài liệu thỏa thuận để xem xét.

Riêng với vấn đề BSR bắt đối tác của mình “nhường” sản lượng tới 35%, Opec kiến nghị PVN không dùng mệnh lệnh hành chính để can thiệp vào các hợp đồng kinh tế của BSR với khách hàng. Trong trường hợp PVN không có các giải pháp phù hợp, Opec sẽ gửi văn bản lên cấp cao hơn để xử lý.

Linh Anh

Lao Động
 

Gcar

Xe container
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
9,385
Động cơ
572,203 Mã lực
chắc đệ của anh Thăng vẫn còn đông lắm!
 

alibaba40bandit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-393319
Ngày cấp bằng
22/11/15
Số km
702
Động cơ
242,670 Mã lực
Tuổi
33
Sao lại đăng ký được tên công ty OPEC nhỉ, mai em đi đk công ty: NATO, ....cho hoành.
 

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,097
Động cơ
667,090 Mã lực
Cứ sân sau mà ký thôi
 

theanh90

Xì hơi lốp
Biển số
OF-69327
Ngày cấp bằng
28/7/10
Số km
1,803
Động cơ
460,621 Mã lực
Các tập đoàn kinh tế lớn cungz hay ép dầu ép mỡ vậy mà
 

.Chuối.

Xe tăng
Biển số
OF-474868
Ngày cấp bằng
4/12/16
Số km
1,705
Động cơ
205,935 Mã lực
Nơi ở
Bụi chuối
Á đù! Tay to nào chỉ đạo mà đội anh Nguyên em dám bán 15$/tấn hạt PP:-o, trong khi giá FOB của tàu khựa đã thấy loanh quanh 1200$:-??.
VCL kinh tế thị trường định hướng! Ăn lằm ăn lốn:-ss.
 

0962226789

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-181833
Ngày cấp bằng
23/2/13
Số km
7,003
Động cơ
400,590 Mã lực
Á đù! Tay to nào chỉ đạo mà đội anh Nguyên em dám bán 15$/tấn hạt PP:-o, trong khi giá FOB của tàu khựa đã thấy loanh quanh 1200$:-??.
VCL kinh tế thị trường định hướng! Ăn lằm ăn lốn:-ss.
Em tưởng tay lều báo viết nhầm 15$/cân. 15$ 1 tấn thì rẻ như cát !!!
 

Grab_Bike

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-582815
Ngày cấp bằng
2/8/18
Số km
851
Động cơ
145,840 Mã lực

TNLak

Xe điện
Biển số
OF-443315
Ngày cấp bằng
7/8/16
Số km
2,261
Động cơ
230,989 Mã lực
Anh AP ko biết cháu cụ nào mà dạo này PR hoành lắm
 

Maus

Xe điện
Biển số
OF-366476
Ngày cấp bằng
12/5/15
Số km
3,659
Động cơ
296,934 Mã lực
Nơi ở
Hang đá
Giá PP ở Tàu trung bình khoảng 8500usd/tấn. Các anh ấy ký hợp đồng bán giá 15usd/tấn. Mỗi tháng trung bình bán 13.000 tấn. Các cụ thử tính giúp em chênh lệch.

Thằng đang kiện cáo cũng đang mua giá 15usd/tấn, kiện là đúng, đau chết mịa đi ấy.

Nhưng khoe nộp thuế 300 tỷ là mất dậy. Nếu chỉ ngồi không bán sang tay thì với cái giá ấy, 300 tỷ là con số lẻ bố thí ngân sách cho đẹp thành tích.
 

Smee april

Xe điện
Biển số
OF-61586
Ngày cấp bằng
12/4/10
Số km
3,029
Động cơ
472,763 Mã lực
1. Việc PVN có dùng mệnh lệnh hành chính ép BSR hay ko phụ thuộc mối quan hệ PVN và BSR. 5 khách của BSR nếu bị BSR phá hợp đồng cứ việc kiện BSR.
2. Việc cắt giảm của BSR nếu nhằm cứu PVTex thì xem giá bán cho PVTex có bị chênh thấp n hơn ko? Nếu trong ngưỡng BSR đuợc phép thì phải chịu thôi.
3. 5 khách hàng bảo BSR bán giá thấp cho An Phát. Vậy giá bán cho 5 khách hàng nàu có phải giá thị trường đúng nghĩa chưa?
4. Không khuất tất thì việc j phải sợ? 5 công ty này báo cáo được lên trên nhẽ PVN, BSR ko báo cáo đươic. Mà báo cáo được thì sao? Lại dùng mệnh lệnh hành chính cấp cao hơn để ép chắc?
5. Ê kíp cũ của BSR bị bắt roôì. BSR làm ăn đang tốt. Ối kẻ nhòm ngó. Chắc j đã ko phải nội bộ đấu nhau? Chắc j chủ tịch đã ko muốn xuống tay để coa cơ hội sắp xếp và sắp xếp lại???
 

victory_1980

Xe điện
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
4,685
Động cơ
316,151 Mã lực
Cục phòng chống tham nhũng vào cuộc thì khối anh phải vào nhà đá bóc lịch rồi.
 

baby0284

Đi bộ
Biển số
OF-594286
Ngày cấp bằng
11/10/18
Số km
9
Động cơ
130,290 Mã lực
Tuổi
40
Á đù! Tay to nào chỉ đạo mà đội anh Nguyên em dám bán 15$/tấn hạt PP:-o, trong khi giá FOB của tàu khựa đã thấy loanh quanh 1200$:-??.
VCL kinh tế thị trường định hướng! Ăn lằm ăn lốn:-ss.
Giá PP ở Tàu trung bình khoảng 8500usd/tấn. Các anh ấy ký hợp đồng bán giá 15usd/tấn. Mỗi tháng trung bình bán 13.000 tấn. Các cụ thử tính giúp em chênh lệch.

Thằng đang kiện cáo cũng đang mua giá 15usd/tấn, kiện là đúng, đau chết mịa đi ấy.

Nhưng khoe nộp thuế 300 tỷ là mất dậy. Nếu chỉ ngồi không bán sang tay thì với cái giá ấy, 300 tỷ là con số lẻ bố thí ngân sách cho đẹp thành tích.
vậy giá nào hả cụ, riêng 2 cụ em đã thấy lệch kinh khủng rồi, còn vụ 15$ thì chắc ko hiểu nổi.
 

thaison2008

Xe container
Biển số
OF-145444
Ngày cấp bằng
11/6/12
Số km
7,332
Động cơ
434,840 Mã lực
đọc bài này xong em thấy sai sai thế nào ấy ạ, 5 công ty được chia ngồn sản phẩm tạo độc quyền trên thị trường, chả đóng góp gì cho XH, nay có thêm một tay chơi bỏ tiền giải cứu một DNNN thì người ta cũng đáng được hưởng lợi ích chứ sao lại kiện cáo linh tinh, có khi người ta bỏ chả muốn làm PVtex nữa thì NN lại buồn.

https://laodong.vn/kinh-te/vi-sao-tap-doan-dau-khi-dung-menh-lenh-hanh-chinh-ep-hop-dong-kinh-te-634367.ldo

https://vietnambiz.vn/vi-sao-ta-p-doa-n-da-u-khi-du-ng-me-nh-le-nh-ha-nh-chi-nh-e-p-ho-p-do-ng-kinh-te-94668.html

Vì sao Tập đoàn Dầu khí dùng mệnh lệnh hành chính 'ép' hợp đồng kinh tế?
06:56 | 06/10/2018




Ngày 3.10.2018, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) bất ngờ nhận được văn bản của Cty Cổ phần nhựa Opec kiến nghị PVN không dùng mệnh lệnh hành chính để can thiệp vào các hợp đồng kinh tế.

PVN đạt hơn 449.100 tỷ đồng doanh thu sau 9 tháng
Ông Nguyễn Xuân Hòa trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

Ảnh minh họa
Cty Cổ phần nhựa Opec (Opec) thành lập năm 2009 với ngành nghề kinh doanh chính là phân phối hạt nhựa nguyên sinh và sản xuất bao bì, tỉ trọng xuất khẩu chiếm 60%. Với 800 người lao động (NLĐ), năm 2017, Opec nộp thuế gần 300 tỉ đồng và dự kiến nếu không có biến động lớn thì khoản tiền nộp ngân sách sẽ cao hơn.

Thế nhưng, kế hoạch sản xuất của Opec bị tác động mạnh theo hướng tiêu cực sau khi PVN có chỉ đạo Cty Cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) cắt giảm mạnh khối lượng mà BSR đã ký với hàng loạt khách hàng, trong đó có Opec.

Cụ thể, năm 2017, BSR đã ký hợp đồng có thời hạn 3 năm (2018 - 2021) bán hạt nhựa PP cho 5 khách hàng là Opec, Cty Cổ phần hóa chất nhựa Đà Nẵng, Cty Cổ phần thương mại dịch vụ dầu khí miền Trung, TCty Dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí (DMC), Cty Cổ phần nhà và thương mại dầu khí. Tổng số hạt nhựa theo hợp đồng là 13.000 tấn/tháng, giá thỏa thuận là 15USD/tấn.

Điều đáng nói là ngày 25.7.2018, BRS bất ngờ tổ chức cuộc họp với 5 khách hàng trên để thông báo về việc sẽ cắt giảm 35% khối lượng đã ký (tương đương 4.500 tấn/tháng) cho Cty An Phát Holding, lý do là nhằm thực hiện chỉ đạo của PVN trong việc khởi động lại nhà máy PVtex vốn đã thua lỗ nhiều năm và cần giải cứu. Việc này khiến tất cả các đối tác của BSR bất ngờ và phản đối kịch liệt.

Tại cuộc họp trên, đại diện của Opec cho rằng, việc An Phát đề xuất giúp PVtex với điều kiện là được mua lượng PP tương đương 35% sản lượng tiêu thụ của BSR là sự đánh đổi không chính đáng bởi PP không phải là nguyên liệu để PVtex sản xuất xơ sợi.

“PVN và BSR dựa vào đâu chọn An Phát để phân phối PP trong khi các nhà phân phối hiện tại của BSR vẫn đang làm tốt nhiệm vụ của mình, chấp hành đúng cam kết trong hợp đồng, đảm bảo an ninh, an toàn cho BSR” - đại diện cho Opec nói.

Tương tự, đại diện của Cty Cổ phần hóa chất Nhựa Đà Nẵng cũng nêu quan điểm: “Việc cắt bớt sản lượng đã ký kết để chuyển giao cho đơn vị khác là tiềm ẩn rủi ro về tính hiệu quả, cả về mặt pháp lý cũng cần để các bên xem xét toàn diện. Đây là điều mà Cty chúng tôi không đồng thuận bởi đây là bước lùi trong kế hoạch kinh doanh đã xây dựng”.

Cũng cần nói thêm, liên quan quan đến phương án giải cứu PVtex, An Phát Holdings dùng Cty mới tinh là Cty Cổ phần xơ sợi An Sơn (thành lập ngày 10.4.2018) ký hợp đồng gia công với PVtex để chạy 10 máy, chiếm 3% công suất của PVtex. An Sơn chỉ có vốn điều lệ là 10 tỉ đồng, lại không có kinh nghiệm về kinh doanh xơ sợi. Thế nhưng PVN vẫn gật đầu cho PVtex (Cty con thuộc PVN) ký với An Sơn - đơn vị được ủy quyền bởi Cty Cổ phần An Phát Holdings (thành viên của Tập đoàn An Phát) để sản xuất DTY.

Đổi lại, điều kiện là PVtex hỗ trợ An Phát Holdings mua 35% sản lượng của BSR trong 5 năm, giá trị ước tính gần 150 tỉ đồng/tháng. Theo một con số được PVN công bố thì 3 tháng sau khi giải cứu PVtex, sản lượng xơ sợi chỉ là 500 tấn trong khi công suất của PVtex là 15.000 tấn/tháng. Phần hỗ trợ cho thấy PVtex khởi động không đáng kể trong khi phần đổi lại cho An Phát là quá lớn.

Sản xuất đình trệ, người lao động lao đao
Trong công văn gửi ngày 3.10.2018, Opec cho biết: “Cách làm không tuân thủ pháp luật, quy trình về lựa chọn đối tác, bỏ qua các cam kết hợp đồng đã ký đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho hệ thống khách hàng của chúng tôi, đặc biệt là các đối tác nước ngoài. Các nhà phân phối có nguy cơ bị các khách hàng đầu ra khởi kiện, đền bù hợp đồng. Đồng thời ảnh hưởng lớn tới công ăn việc làm và thu nhập của hàng nghìn người lao động trong ngành nhựa Việt Nam, tạo hình ảnh xấu tới môi trường kinh doanh đầu tư ở Việt Nam”.

Trong khi đó, Cty Cổ phần hóa chất Nhựa Đà Nẵng cũng nêu ý kiến: “Căn cứ vào hợp đồng tiêu thụ PP giai đoạn 2018 - 2021 đã ký trước đó với BSR, P&C Đà Nẵng đã mở bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán với các khách hàng tiêu thụ sản phẩm PP.

Việc cắt giảm sản lượng đầu vào sẽ làm bể vỡ toàn bộ kế hoạch tài chính đã xác lập với phía ngân hàng, ảnh hưởng đến khối lượng hàng PP đã ký kết dẫn đến hệ lụy về tranh chấp kiện tụng các hợp đồng đã ký rất lớn”.

Cục phòng chống tham nhũng vào cuộc
Liên quan đến việc cắt giảm khối lượng PP của các đối tác cũ để chuyển cho đối tác mới (ở đây là An Phát Holdings), ngày 15.8.2018, Cục phòng chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) đã có văn bản số 189 gửi Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Cty Cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn.

Theo công văn này, Cục phòng chống tham nhũng đã nhận được thông tin về việc trong 6 tháng đầu năm, BSR đã có 4 lần bán số hàng chênh lệch rất lớn. Cụ thể 2 lần bán với giá 15USD/tấn, 2 lần bán giá 52USD/tấn. Tổng khoản tiền chênh lệch gần 3 triệu USD.

Ngoài ra, thông tin cũng cho biết, dự kiến 6 tháng cuối năm 2018, BSR cũng sẽ bán 12.000 tấn với giá chỉ 15USD/tấn gây thiệt hại dự kiến gần 500.000USD. Cục phòng chống tham nhũng cũng đã yêu cầu BSR cung cấp bản sao hợp đồng bán số nhựa với các đối tác, tài liệu thỏa thuận để xem xét.

Riêng với vấn đề BSR bắt đối tác của mình “nhường” sản lượng tới 35%, Opec kiến nghị PVN không dùng mệnh lệnh hành chính để can thiệp vào các hợp đồng kinh tế của BSR với khách hàng. Trong trường hợp PVN không có các giải pháp phù hợp, Opec sẽ gửi văn bản lên cấp cao hơn để xử lý.

Linh Anh

Lao Động
Chán chê , doanh nghiệp lao đao thìi ko thấy ông tướng nào "vào cuộc" hài nhể
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top