- Biển số
- OF-713869
- Ngày cấp bằng
- 25/1/20
- Số km
- 164
- Động cơ
- 85,089 Mã lực
- Tuổi
- 24
Klq nhưng em thấy body shaming cũng nên giảm bớt, nên phân tích đầy đủ cả Chris & Smith
NGƯNG “BODY SHAMING”!
"Body shaming” (giễu cợt hình thể) là điều phổ biến ở VN, ngay từ ca dao tục ngữ kiểu “Những người thắt đáy lưng ong/Vừa khéo chiều chồng lại khéo nuôi con” hay “Nhất lé, nhì lùn…”, gây tổn thương cho bao nhiêu thế hệ dù chẳng có cơ sở khoa học nào. Thói xấu đó đã trở thành một phần của văn hoá nên đa số thản nhiên sử dụng hàng ngày và nạn nhân chỉ biết cười gượng cho qua, rồi sự xúc phạm cứ tiếp tục và tổn thương ngày càng sâu, thậm chí trở thành ám ảnh.
Còn nhớ hồi mình tốt nghiệp Đại học về nước, mình kinh hãi khi có 2 vị U40 ở trường rất thích bình luận về vòng 1 của mình, kiểu “Em làm khổ các anh quá”, “Chắc em phải size này size kia nhỉ”, “Tốt mái hại trống”… Vì mới chân ướt chân ráo về trường, suốt thời ĐH chưa từng tiếp xúc kiểu đùa thô như vậy, mình chỉ biết đỏ mặt cười trừ, rồi tránh đi nhưng rất khó vì những người khác sẽ dễ dàng hùa theo các vị đó, làm mình đi đâu cũng thấy không thoải mái, thậm chí có cảm giác bị nhìn chằm chằm vào thân thể. Cả khoa năm đó giáo viên mới chỉ mình là nữ, lại từ nước ngoài về, trông khác đa số nên dễ bị chú ý, tò mò, những lời đùa dai dẳng kiểu đó sinh ra đủ thứ đồn thổi, làm mình cảm thấy rất mất an toàn khi đi làm và giảm lòng tin với nơi làm việc, nhất là khi không ai can thiệp để ngưng những câu đùa vô duyên ấy.
Tình hình không biết sẽ kéo dài đến khi nào nếu lần ấy mình không nổi giận và bất chấp tất cả, giữa văn phòng nói rằng: Em đề nghị anh ngưng kiểu đùa này lại, nó rất bất lịch sự và không phù hợp với môi trường giáo dục. Vị ấy đỏ mặt lên, tức giận bảo: Em không biết đùa à? Con gái mà thế thì đàn ông nào chịu nổi!
Mình bảo em không cần đàn ông nào cả, chồng em chịu được là đủ rồi. Vị ấy trợn mắt nhìn mình, phải biết đó là người phân giờ giảng cho mình nên căng thẳng là rất không nên nhưng mình không chịu nổi nữa. Vài người xung quanh nói vào hoà giải, mình cũng hạ giọng kiểu “Em hiểu anh không có ý xấu nhưng mong mọi người hiểu cứ lặp đi lặp lại thế em rất khó chịu”. Sau đó cả trường đều nói mình ghê gớm, “Tây quá” nhưng mình không bao giờ gặp phải lời đùa kiểu đó nữa, dù vẫn có người nói sau lưng.
Gần 40 năm đã trôi qua kể từ ngày ấy nhưng tổn thương của những lời đùa kiểu ấy vẫn còn sống động trong lòng mình nên đó tuyệt đối không phải chuyện nhỏ. Vì vậy, mình đồng ý “Bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể trở thành nạn nhân của sự bỡn cợt gây tổn thương. Nó có thể không chỉ dừng lại ở ngoại hình mà còn động chạm tới những vấn đề tế nhị và to lớn như sự khác biệt văn hóa, hạnh phúc cá nhân và phẩm giá.
Bạo lực không bao giờ là giải pháp cho các vấn đề. Nhưng mặt khác, chặn đứng các dạng thức tấn công cá nhân khi chúng còn ở mầm mống hoặc núp bóng "một trò đùa", là điều nên làm”!
(Nguồn: https://vnexpress.net/cai-tat-cua-will-smith-4444572.html...)
BẠN CÓ THỂ KHÔNG THÍCH HÀNH ĐỘNG CỦA WILL NHƯNG NÓ KHÔNG PHẠM PHÁP CÒN VỢ ANH ẤY CHẮC RẤT HÀI LÒNG.
Và như một người lịch sự mà chúng ta biết trong bao năm qua, anh đã xin lỗi còn thủ phạm chắc sẽ chừa đến già, chưa kể nhiều kẻ khác sẽ phải kiềm chế hơn.
NGƯNG “BODY SHAMING”!
"Body shaming” (giễu cợt hình thể) là điều phổ biến ở VN, ngay từ ca dao tục ngữ kiểu “Những người thắt đáy lưng ong/Vừa khéo chiều chồng lại khéo nuôi con” hay “Nhất lé, nhì lùn…”, gây tổn thương cho bao nhiêu thế hệ dù chẳng có cơ sở khoa học nào. Thói xấu đó đã trở thành một phần của văn hoá nên đa số thản nhiên sử dụng hàng ngày và nạn nhân chỉ biết cười gượng cho qua, rồi sự xúc phạm cứ tiếp tục và tổn thương ngày càng sâu, thậm chí trở thành ám ảnh.
Còn nhớ hồi mình tốt nghiệp Đại học về nước, mình kinh hãi khi có 2 vị U40 ở trường rất thích bình luận về vòng 1 của mình, kiểu “Em làm khổ các anh quá”, “Chắc em phải size này size kia nhỉ”, “Tốt mái hại trống”… Vì mới chân ướt chân ráo về trường, suốt thời ĐH chưa từng tiếp xúc kiểu đùa thô như vậy, mình chỉ biết đỏ mặt cười trừ, rồi tránh đi nhưng rất khó vì những người khác sẽ dễ dàng hùa theo các vị đó, làm mình đi đâu cũng thấy không thoải mái, thậm chí có cảm giác bị nhìn chằm chằm vào thân thể. Cả khoa năm đó giáo viên mới chỉ mình là nữ, lại từ nước ngoài về, trông khác đa số nên dễ bị chú ý, tò mò, những lời đùa dai dẳng kiểu đó sinh ra đủ thứ đồn thổi, làm mình cảm thấy rất mất an toàn khi đi làm và giảm lòng tin với nơi làm việc, nhất là khi không ai can thiệp để ngưng những câu đùa vô duyên ấy.
Tình hình không biết sẽ kéo dài đến khi nào nếu lần ấy mình không nổi giận và bất chấp tất cả, giữa văn phòng nói rằng: Em đề nghị anh ngưng kiểu đùa này lại, nó rất bất lịch sự và không phù hợp với môi trường giáo dục. Vị ấy đỏ mặt lên, tức giận bảo: Em không biết đùa à? Con gái mà thế thì đàn ông nào chịu nổi!
Mình bảo em không cần đàn ông nào cả, chồng em chịu được là đủ rồi. Vị ấy trợn mắt nhìn mình, phải biết đó là người phân giờ giảng cho mình nên căng thẳng là rất không nên nhưng mình không chịu nổi nữa. Vài người xung quanh nói vào hoà giải, mình cũng hạ giọng kiểu “Em hiểu anh không có ý xấu nhưng mong mọi người hiểu cứ lặp đi lặp lại thế em rất khó chịu”. Sau đó cả trường đều nói mình ghê gớm, “Tây quá” nhưng mình không bao giờ gặp phải lời đùa kiểu đó nữa, dù vẫn có người nói sau lưng.
Gần 40 năm đã trôi qua kể từ ngày ấy nhưng tổn thương của những lời đùa kiểu ấy vẫn còn sống động trong lòng mình nên đó tuyệt đối không phải chuyện nhỏ. Vì vậy, mình đồng ý “Bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể trở thành nạn nhân của sự bỡn cợt gây tổn thương. Nó có thể không chỉ dừng lại ở ngoại hình mà còn động chạm tới những vấn đề tế nhị và to lớn như sự khác biệt văn hóa, hạnh phúc cá nhân và phẩm giá.
Bạo lực không bao giờ là giải pháp cho các vấn đề. Nhưng mặt khác, chặn đứng các dạng thức tấn công cá nhân khi chúng còn ở mầm mống hoặc núp bóng "một trò đùa", là điều nên làm”!
(Nguồn: https://vnexpress.net/cai-tat-cua-will-smith-4444572.html...)
BẠN CÓ THỂ KHÔNG THÍCH HÀNH ĐỘNG CỦA WILL NHƯNG NÓ KHÔNG PHẠM PHÁP CÒN VỢ ANH ẤY CHẮC RẤT HÀI LÒNG.
Và như một người lịch sự mà chúng ta biết trong bao năm qua, anh đã xin lỗi còn thủ phạm chắc sẽ chừa đến già, chưa kể nhiều kẻ khác sẽ phải kiềm chế hơn.