Hàm Tử bắt quân thù (1285): Sau cuộc rút lui chiến lược về Thiên Trường (Nam Định) từ tháng 2/1285 để vào Thanh Hóa, vua tôi nhà Trần bắt đầu mở cuộc phản công vào các cứ điểm quan trọng của quân Nguyên tại vùng Khoái Châu, Hưng Yên. Trận quyết chiến tại cửa Hàm Tử diễn ra vào cuối tháng 5/1285, 50.000 quân do Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật chỉ huy đã nhanh chóng giành thắng lợi. Chiến thắng Hàm Tử góp phần tiêu diệt và quét sạch 500.000 quân Nguyên ra khỏi bờ cõi, giải phóng hoàn toàn Đại Việt
Trận Tây Kết (1285): Sau các chiến thắng Hàm Tử, Chương Dương, Trần Hưng Đạo chia quân chặn các ngả đường không cho Thoát Hoan và Toa Đô liên lạc với nhau. Tiếp đó, Vương đem binh đến Tây Kết tấn công quân Nguyên, đặt phục binh bắt sống Toa Đô. Quân ta càng đánh càng mạnh, quân địch chống cự không nổi, Ô Mã Nhi và Toa Đô phải đem tàn quân chạy ra biển, tiếp tục bị phục binh của ta đổ ra vây đánh. Trong trận đánh này, Toa Đô bị tướng Nguyễn Khoái bắn chết, Ô Mã Nhi chạy vào Thanh Hóa, tiếp tục bị truy đuổi, phải dùng thuyền trốn chạy về nước. Trận đánh Tây Kết thắng lợi rực rỡ, toàn bộ 80.000 quân Nguyên bị chúng ta bắt sống và tiêu diệt.
Bạch Đằng lần thứ 3 (1288): Màn đụng độ cuối cùng giữa quân, dân Đại Việt với kẻ địch trong 3 lần chiến thắng chống Mông - Nguyên. Trận đánh diễn ra vào 9/4/1288. Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Trần Hưng Đạo cùng 2 vua Trần, bằng thế trận cắm cọc xuống sông Bạch Đằng dụ địch mắc bẫy, quân Trần tiêu diệt toàn bộ đạo thủy quân nhà Nguyên trên đường tháo chạy.
Sử đây, tất cả những trận phục kích tránh mạnh đánh yếu, diệt hậu cần chỉ là giai đoạn đầu đang bị bất lợi, để thắng lớn là phải đánh lớn, đánh thẳng vào chủ lực, từ Lê Lợi, Trần Hưng Đạo cho đến Nguyễn Huệ đều thế.