- Biển số
- OF-147253
- Ngày cấp bằng
- 27/6/12
- Số km
- 3,241
- Động cơ
- 391,986 Mã lực
Chắc giống đội dân phòng.
Em nghĩ tách Trừ bị và Trù bị là okĐối với đám VNCH thì lực lượng trừ bị lại là các đơn vị thiện chiến nhất. Các đơn vị trừ bị VNCH là Dù, TQLC và Biệt động quân.
Với bọn Mẽo, hay em dịch từ reverse thành quân dự bị đúng hơn so với trừ bị vậy.
Em cám ơn cụ đã giải thích cho em hiểu và sự thật hiển nhiên là Mông Cổ đã chiến thắng như chẻ tre. Tuy nhiên, em vẫn chưa thông được ở chỗ, khi trường cung bắn ra, nó sẽ tạo thành 1 mưa tên với mục đích ngăn chặn trên 1 diện rộng, vậy thì kỵ binh hay bộ binh vào trong phạm vi oanh tạc thì khác gì nhau, nhất là lại chạy dích dắc, mà ngựa đang phi đà nhanh sao chạy dích dắc được nhỉ.Trường cung của bộ binh có xạ trình (tầm bắn) lớn, nhưng đồng thời do quỹ đạo parabol (rất cong) của mũi tên nên thời gian tới đích cũng chậm. Vì thế nên đa phần cung bộ binh được sử dụng để chống bộ binh, vì tốc độ của bộ binh chậm không né được tên. Trong trường hợp đặc biệt thì bộ binh cung có thể bắn kỵ binh, như khi ky binh lao thẳng vào bộ binh cung (cự ly bắn thẳng, quỹ đạo của bộ binh là đoán được), ví dụ điển hình như trận Agincort Anh dùng trường cung chống kỵ binh Pháp.
Khi dùng bộ binh cung chống kỵ binh Mông Cổ thì không thể bắn ở cự ly xa (vì quỹ đạo tên parabol kỵ binh sẽ tránh được), mà phải bắn ở cự ly gần để quỹ đạo mũi tên đi thẳng hết mức có thể. Lưu ý là kỵ binh Mông Cổ cũng không thường xộc thẳng, vì ít trang bị giáp và vũ khí lớn như thương, mâu, do vậy kỵ binh MC thường đi zích zắc, và bộ binh cung bắn thẳng cũng không quá hiệu quả. Do bắn ở cự ly gần, bên địch phải bố trí bộ binh nặng + kỵ binh + công sự (ví dụ như đào hào) ở sát cạnh bộ binh cung để bảo vệ, phòng ngừa kỵ binh MC sẽ xộc vào áp sát bộ binh cung. Điều này dẫn tới đội hình phòng thủ chống kỵ binh MC sẽ co cụm, nặng nề và kém cơ động.
Quân MC có 2 lợi thế vượt trội mọi đội quân khác về chiến thuật: Sự cơ động, và khả năng bắn tên trong lúc di động. Họ tận dụng cả 2 và có 2 giải pháp chính:
- Nếu quân MC thấy có thể tấn công, thường họ sẽ phân bố đội hình thành các đội nhỏ (thập nhân đội, bách nhân đội) để tấn công, và thường tấn công vào sườn đội hình, thường thì cứ đánh vào bộ binh. Phim ảnh thường có góc máy quay trên cao nhìn thấy rõ hết, nhưng đối với 1 cung thủ đứng dưới thấp thì chiến trường thường bụi tung bụi mù, tầm nhìn khó khăn. Lực lượng cung xoay mặt về phía trước để đối phó quân MC, nhưng nếu quân MC đi vòng quanh thì do đội hình phòng thủ co cụm, không dễ để đội hình cung có thể xoay trở để bắn về phía kỵ binh MC. Ở VN, quân Trần bị bại trận Bình Lệ Nguyên cũng theo kiểu này: quân Trần có cung thủ, bộ binh, kỵ binh, tượng binh co cụm lại; quân MC vượt sông tấn công. Đội hình của quân Trần bị rối loạn nhanh chóng do chiến thuật ập vào từ 4 phương 8 hướng của kỵ binh MC và thất bại.
- Nếu quân MC nhận thấy khó đánh (thường là do địa hình không thuận lợi, công sự vững chắc...) thì họ có thể chuyển sang cướp phá các vùng nông thôn xung quanh thành trì, cắt đứt tiếp vận cho thành trì. Do vậy, họ chuyển ưu thế chiến thuật (kỵ thuật và xạ kỵ thuật) thành ưu thế chiến lược (kỵ binh MC cướp được nhu yếu phẩm, còn toà thành thì bị cắt viện). Đói thì không đánh được mà phải hàng, hoặc là phải chấp nhận đánh ở thời gian và không gian mà kỵ binh MC lựa chọn. Mông Cổ diệt Kim, diệt Tống theo kiểu này.
Khi nhà Trần chiến đấu chống MC, do thất bại trong chiến đấu trực diện, nhà Trần áp dụng chiến lược vườn không nhà trống, mục đích là để ưu thế chiến thuật của MC không chuyển hoá được thành ưu thế chiến lược, do vậy mà giữ được nước. Vì sao làm được vậy? Theo em hiểu điều này có liên quan đến cả các yếu tố kinh tế-chính trị-xã hội: 2 vụ lúa chính diễn ra giữa năm, sau thu hoạch kỵ binh MC đến được VN phải đến tháng 1 mới tới, lúc này thì ta cũng thu hoạch xong, có thể cất giấu kho tàng. Còn dường như lúa mỳ và gia súc không theo mùa vụ kiểu này, nên không thấy các nước Ấn, A rập và châu Âu dùng chiến lược vườn không nhà chống.
Như thế là lan man quá, em cũng không hiểu hết chiến tranh cổ đại, nhưng em nghĩ ông kỵ binh MC cơ động giống như trực thăng Apache ấy, còn ông cung thủ giống bộ binh mang tên lửa vác vai, không dễ bắn hạ ông Apache ấy đâu. Hoặc là giống với không quân của Mỹ, từ một hướng bất kỳ ập vào tấn công, ném bom, phóng tên lửa xong chạy mất, quân phòng thủ dù có lực lượng phòng không cũng không dễ bắn.
Lực lượng trừ bị mà lại ở nhà kiếm sống hả cụ? đừng hiểu trù bị là dự bị vụ nháVệ binh quốc gia Mẽo là lực lượng quân sự trừ bị. Bọn này tuy vẫn ở nhà làm việc kiếm sống nhưng thường xuyên huấn luyện định kỳ. Thời năm sáu chục năm trước thì được trang bị nghèo nàn nhưng vài mươi năm gần đây thì cả trang bị lẫn huấn luyện lẫn thực chiến gần như không thua kém các đơn vị thường trực.
Bọn này được đưa ra trận rất nhiều ở Iraq, Afgha... Mỗi đơn vị trước khi đưa ra mặt trận được huấn luyện nghiêm ngặt thêm một lần nữa, cùng bổ sung trang bị.
Hiện tại thì tất cả các đơn vị trừ bị này đều đã trải qua thực chiến.
Bọn nó có cả không quân trừ bị.
Khó bắn đấy. Cụ hình dung là cầm súng bắn mục tiêu chạy bộ zích zắc ở cự ly 300m (không có ống ngắm, chỉ ngắm qua đầu ruồi) cũng không dễ đâu. Ngựa Mông Cổ vốn dĩ đã chạy nhanh (40+km/h), còn làn mưa tên lại bay chậm (cung thủ nhìn thấy kỵ binh thì kỵ binh cũng nhìn thấy cung thủ), cưỡi ngựa chạy né được làn mưa tên thì mới xứng danh là kỵ thuật vô địch. Kỵ binh MC được sách sử mô tả là có thể đột ngột dừng lại, đột ngột xuất phát, đột ngột rẽ ngoặt (từ đột ngột có lẽ hơi quá, nhưng có thể hiểu là họ làm rất nhanh), chỉ cần người chỉ huy đi đầu đổi hướng là toàn đội hàng trăm hàng nghìn người có thể xoay hướng theo tắp lự.Em cám ơn cụ đã giải thích cho em hiểu và sự thật hiển nhiên là Mông Cổ đã chiến thắng như chẻ tre. Tuy nhiên, em vẫn chưa thông được ở chỗ, khi trường cung bắn ra, nó sẽ tạo thành 1 mưa tên với mục đích ngăn chặn trên 1 diện rộng, vậy thì kỵ binh hay bộ binh vào trong phạm vi oanh tạc thì khác gì nhau, nhất là lại chạy dích dắc, mà ngựa đang phi đà nhanh sao chạy dích dắc được nhỉ.
Thời xưa vào thời Mông Cổ thì phương Tây không có nhiều cung thủ, vì cái này phải học rất lâu chứ lính nông dân phương Tây không học được, chỉ có nỏ là dễ sử dụng hơn nhưng tầm bắn không xa bằng và bắn chậm hơn, tuy nhiên các đội quân nỏ chuyên nghiệp rất nguy hiểm với Mông Cổ.. Tuy nhiên, em vẫn chưa thông được ở chỗ, khi trường cung bắn ra, nó sẽ tạo thành 1 mưa tên với mục đích ngăn chặn trên 1 diện rộng, vậy thì kỵ binh hay bộ binh vào trong phạm vi oanh tạc thì khác gì nhau, nhất là lại chạy dích dắc, mà ngựa đang phi đà nhanh sao chạy dích dắc được nhỉ.
Cung Composite của các dân tộc du mục như Thổ , Hung Nô , MC vv ưu việt hơn hẳn trường cung châu Âu , nhẹ sức xuyên tốt , bắn thì đỡ tốn sức . Cho nên tốc độ bắn nhanh hơn trường cung châu Âu , giống như cầm khẩu Mosin đấu với AK47 vậy !Vấn đề là không xảy ra đánh xáp lá cà.
Giao chiến giữa quân Mông Cổ với kỵ binh Ấn, Ả Rập, châu Âu diễn ra đại loại cùng 1 kịch bản: Kỵ binh Mông Cổ chạy lại gần ở cự ly bắn tên (cung nhỏ nên chỉ bắn gần được thôi) rồi nã tên vào kỵ binh địch, kỵ binh địch đuổi thì kỵ binh Mông Cổ bỏ chạy và duy trì cự ly để tiếp tục bắn tên. Kỵ binh địch không bắn tên được vì kỹ thuật vừa cưỡi ngựa vừa bắn tên là một kỹ thuật khó, không phải ai cũng làm được; ngoài ra ngựa Mông Cổ nhỏ và linh hoạt, có thể né được tên. Cứ thế đến khi nào bắn hết tên thì kỵ binh Mông Cổ rút về chỗ an toàn, chế tạo tên để hôm sau bắn tiếp.
Sau vài trận thua thiệt nhiều thì quân đội địch sẽ nấp trong thành trì, không ra ngoài đánh nữa. Quân Mông Cổ tiến hành cướp phá, giết chóc xung quanh thành trì, nhìn chung là cứ bao vây cho đến khi kiệt quệ phải đầu hàng, hãn hữu mới đánh thành.
Nhờ cách đánh này mà có vỏn vẹn 2 vạn quân mà đánh từ Ấn Độ tới Ba Tư tới Ba Lan, sắp tới Venice thì quay đầu. Toàn chiến dịch thiệt hại không đáng kể về nhân sự.
Cười đau bụng với cụ, giời ơi mới sáng sớm đã cười như điênThua xa đội đuổi chợ với núp gốc cây ú òa quê e.
Mấy con ngẹo này mà dẹp biểu tình ở VN là bị xẻo dớ ngayem thì nghĩ ngựa Mông Cổ hợp với lực lượng quân đội, đặc biệt là bộ đội biên phòng, nơi rừng núi gian khổ, điều kiện kém, cần sức bền. Còn với lực lượng an ninh trấn áp tội phạm, bảo vệ an ninh thì cần phải có cái "uy". Riêng việc nó hầm hố cao quá đầu người đã làm mấy anh phá làng phá xóm rét rồi
Nếu dân nó phản đối chú phỉnh thì quân đội ra tay là sai, nhưng xử bọn cướp hôi thì lại đúngThế là hội Mẽo dùng quân đội để trấn áp người biểu tình thì có vi phạm nhân quyền cái bome j ko hử các cụ?
Vệ binh không phải là quân đội chính quy. Thực ra nó như dân quân tự vệ bên mình. Bình thường vẫn đi làm công ăn lương bằng công việc chính của người ta. Có việc mới được trưng tập. Vệ binh thuộc các bang quản lý.Đến cả lính nghĩa vụ đi 18 tháng quân trường về mà cũng chỉ có bắn được 24 viên đạn thật thì cụ đòi hỏi gì ở dân quân tự vệ nữa. Còn Vệ binh thì nó là quân đội chính qui và chỉ chuyên trách hoạt động bên trong nước Mỹ thôi.
Cụ này nó đúng ạ. Nó hoành tráng về trang bị và kỷ luật tốt nên ta tưởng hàng khủng nhưng tính chất thực sự của nó là tương đương như này thôi. Không quá cao siêu.
Tương đương với đội dân quân tự vệ bên ta thôi ah.
Kỵ binh Mông Cổ là cung kị , tầm bắn của cung kị MC cũng chỉ kém trường cung 1 ít thôi. Trong tầm bắn của trường cung khi cung kị MC nó phát động tấn công thì bọn trường cung chưa kịp lắp mũi tên thứ 2 thì đã bị bọn cung kị áp sát tiêu diệt rồi.Mà bọn MC nó đi đội hình vòng tròn nên cung thủ trường cung không xoay kịp đội hình để tạo làn mưa tên được.Em cám ơn cụ đã giải thích cho em hiểu và sự thật hiển nhiên là Mông Cổ đã chiến thắng như chẻ tre. Tuy nhiên, em vẫn chưa thông được ở chỗ, khi trường cung bắn ra, nó sẽ tạo thành 1 mưa tên với mục đích ngăn chặn trên 1 diện rộng, vậy thì kỵ binh hay bộ binh vào trong phạm vi oanh tạc thì khác gì nhau, nhất là lại chạy dích dắc, mà ngựa đang phi đà nhanh sao chạy dích dắc được nhỉ.
Cụ xem lại, lục quân Mỹ được hình thành dựa trên 3 lực lượng là Lúc quân chính qui, vệ binh quốc gia và lực lượng trừ bị. Chẳng có tài liệu nào nói vệ binh quốc gia là lực lượng kiểu như có chuyện mới triệu tập cả. Nó là lực lượng chính qui, đóng quân và có doanh trại, chuyên trách lo việc bảo vệ đất nước tại nội địaVệ binh không phải là quân đội chính quy. Thực ra nó như dân quân tự vệ bên mình. Bình thường vẫn đi làm công ăn lương bằng công việc chính của người ta. Có việc mới được trưng tập. Vệ binh thuộc các bang quản lý.
Tổng Trừ bị của QĐ VNCH xưa kia lại khác bác ạ, đúng như bác nói họ gồm các lực lượng tinh nhuệ thiện chiến của QĐ VNCH đó là các sư đoàn TQLC, Dù, Biệt kích dù và Biệt động quân được trang bị tốt, thiện chiến, có khả năng cơ động cao để làm các nhiệm vụ đột kích, xử lý các tình huống cấp bách, nguy khốn ... do chính BTTM điều động. Lực lượng này được gọi làv Tổng Trừ bị bởi đặc điểm của họ khác các lực lượng đồn trú, cố thủ bảo vệ ... dù rằng họ đều là quân chính quy, thường trực chiến đấu cả ( có thể hiểu đơn giản rằng họ là lực lượng Trừ bị để sẵn sàng tung vào các chiến dịch, các nhiệm vụ đột kích, cơ độngngang với lực lượng Vệ binh quốc gia Mẽo thì chắc chỉ có đội Tổng trừ bị của VNCH, tuy gắn tiếng trừ bị nghe có vẻ phụ nhưng nó lại là ll tinh nhuệ, trang bị, khí tài cực hiện đại
Chắc giống đội dân phòng.
Cháu đọc mà không nhịn được cười , cháu còn chưa nhìn thấy cái đội kỵ binhChắc chỉ tương đương với đội kỵ binh của VN thôi cụ ạ.
Nhìn ô này với 2 ô bồng súng bắn tỉa trang đầu e là giai mà còn mê nữa là các mợ.Dân phòng của Tây Ba Nha: Spanish civil guard