Như cụ nói thì cung thủ của bọn kia đâu mà để cung thủ Mông Cổ đến gần. Theo như lẽ thường thì là tiền pháo hậu binh, ngày xưa thì có chắc là thay bằng cung tên. Cung Mông cổ nhỏ phải đến gần thì làm mồi cho cung thủ đối phương còn đâu.
Trường cung của bộ binh có xạ trình (tầm bắn) lớn, nhưng đồng thời do quỹ đạo parabol (rất cong) của mũi tên nên thời gian tới đích cũng chậm. Vì thế nên đa phần cung bộ binh được sử dụng để chống bộ binh, vì tốc độ của bộ binh chậm không né được tên. Trong trường hợp đặc biệt thì bộ binh cung có thể bắn kỵ binh, như khi ky binh lao thẳng vào bộ binh cung (cự ly bắn thẳng, quỹ đạo của bộ binh là đoán được), ví dụ điển hình như trận Agincort Anh dùng trường cung chống kỵ binh Pháp.
Khi dùng bộ binh cung chống kỵ binh Mông Cổ thì không thể bắn ở cự ly xa (vì quỹ đạo tên parabol kỵ binh sẽ tránh được), mà phải bắn ở cự ly gần để quỹ đạo mũi tên đi thẳng hết mức có thể. Lưu ý là kỵ binh Mông Cổ cũng không thường xộc thẳng, vì ít trang bị giáp và vũ khí lớn như thương, mâu, do vậy kỵ binh MC thường đi zích zắc, và bộ binh cung bắn thẳng cũng không quá hiệu quả. Do bắn ở cự ly gần, bên địch phải bố trí bộ binh nặng + kỵ binh + công sự (ví dụ như đào hào) ở sát cạnh bộ binh cung để bảo vệ, phòng ngừa kỵ binh MC sẽ xộc vào áp sát bộ binh cung. Điều này dẫn tới đội hình phòng thủ chống kỵ binh MC sẽ co cụm, nặng nề và kém cơ động.
Quân MC có 2 lợi thế vượt trội mọi đội quân khác về chiến thuật: Sự cơ động, và khả năng bắn tên trong lúc di động. Họ tận dụng cả 2 và có 2 giải pháp chính:
- Nếu quân MC thấy có thể tấn công, thường họ sẽ phân bố đội hình thành các đội nhỏ (thập nhân đội, bách nhân đội) để tấn công, và thường tấn công vào sườn đội hình, thường thì cứ đánh vào bộ binh. Phim ảnh thường có góc máy quay trên cao nhìn thấy rõ hết, nhưng đối với 1 cung thủ đứng dưới thấp thì chiến trường thường bụi tung bụi mù, tầm nhìn khó khăn. Lực lượng cung xoay mặt về phía trước để đối phó quân MC, nhưng nếu quân MC đi vòng quanh thì do đội hình phòng thủ co cụm, không dễ để đội hình cung có thể xoay trở để bắn về phía kỵ binh MC. Ở VN, quân Trần bị bại trận Bình Lệ Nguyên cũng theo kiểu này: quân Trần có cung thủ, bộ binh, kỵ binh, tượng binh co cụm lại; quân MC vượt sông tấn công. Đội hình của quân Trần bị rối loạn nhanh chóng do chiến thuật ập vào từ 4 phương 8 hướng của kỵ binh MC và thất bại.
- Nếu quân MC nhận thấy khó đánh (thường là do địa hình không thuận lợi, công sự vững chắc...) thì họ có thể chuyển sang cướp phá các vùng nông thôn xung quanh thành trì, cắt đứt tiếp vận cho thành trì. Do vậy, họ chuyển ưu thế chiến thuật (kỵ thuật và xạ kỵ thuật) thành ưu thế chiến lược (kỵ binh MC cướp được nhu yếu phẩm, còn toà thành thì bị cắt viện). Đói thì không đánh được mà phải hàng, hoặc là phải chấp nhận đánh ở thời gian và không gian mà kỵ binh MC lựa chọn. Mông Cổ diệt Kim, diệt Tống theo kiểu này.
Khi nhà Trần chiến đấu chống MC, do thất bại trong chiến đấu trực diện, nhà Trần áp dụng chiến lược vườn không nhà trống, mục đích là để ưu thế chiến thuật của MC không chuyển hoá được thành ưu thế chiến lược, do vậy mà giữ được nước. Vì sao làm được vậy? Theo em hiểu điều này có liên quan đến cả các yếu tố kinh tế-chính trị-xã hội: 2 vụ lúa chính diễn ra giữa năm, sau thu hoạch kỵ binh MC đến được VN phải đến tháng 1 mới tới, lúc này thì ta cũng thu hoạch xong, có thể cất giấu kho tàng. Còn dường như lúa mỳ và gia súc không theo mùa vụ kiểu này, nên không thấy các nước Ấn, A rập và châu Âu dùng chiến lược vườn không nhà chống.
Như thế là lan man quá, em cũng không hiểu hết chiến tranh cổ đại, nhưng em nghĩ ông kỵ binh MC cơ động giống như trực thăng Apache ấy, còn ông cung thủ giống bộ binh mang tên lửa vác vai, không dễ bắn hạ ông Apache ấy đâu. Hoặc là giống với không quân của Mỹ, từ một hướng bất kỳ ập vào tấn công, ném bom, phóng tên lửa xong chạy mất, quân phòng thủ dù có lực lượng phòng không cũng không dễ bắn.