Cũng trong kho tàng kiến thức Phật giáo đồ sộ, sự tương thông nhân quả trong ví dụ về vướng víu lượng tử hay giữa dao động con lắc Phô côn xíu xiu với hấp lực của các tinh tú cách xa hàng tỷ năm ánh sáng đều đã được trình bày trong các suy nghiệm của Phật giáo. Môn phong thủy tử vi tiếp thu và xào xáo một phần kinh điển này của nhà chùa để vẽ ra vô vàn các công cụ chém zó cho hậu thế về sau. Dẫn chứng mời Gúc. Trong quan điểm Tam giáo, hình ảnh tuyệt đối nhất là ông Khỉ gần trăm phép thần thông bay mãi không hết bàn tay Phật là ẩn dụ chính xác nhất nhần nhật. Ông Hoàng ông Quân oánh không lại ông Khỉ phải gọi bọn, thì là Phật tổ đến giải quyết đây thây.
Trong còm này có cái ý "...phong thuỷ tử vi tiếp thu và xào xáo một phần kinh điển của nhà chùa..." là lão nói không chính xác, hoặc chưa chính xác, có thể gây lầm lẫn không đáng có, trong khi chúng ta mặc dù phăn nhưng cũng có tinh thần nghiêm túc ở đây.
Phong thuỷ, tử vi, hay một số thuật số khác thì cũng chính là 1 bộ phận trong nền khoa học tối cổ. Về phong thuỷ, xuất ra có lẽ rất gần điểm xuất phát của cuộc sống loài người, chắc chắn là trước Phật giáo tương đối lâu.
Cái này không phải để so bì hơn thua, mà nếu hiểu rõ xã hội loài người thì sẽ thấy "đó là các con đường khác nhau, là các phạm vi khác nhau, có động lực và phương pháp khác nhau".
Trong con đường phát triển các học thuyết, tất nhiên các thành phần đó luôn so sánh và dung nạp những thứ đủ điều kiện phù hợp với học thuyết của mình. Đây đang nói nghĩa chân chính nhé, đó là con đường khoa học để phát triển và hoàn thiện bộ môn riêng. Cũng như ta nấu cơm bếp rơm, thấy Tây- Nhật có cái nồi cơm điện mà ở ta cũng đang có điện, thì mua về mà dùng cho thuận tiện.
Còn chắc ý lão nói về sự lợi dụng mù mờ lẫn lộn, thì đúng phần lớn thực tế hiện nay. Tuy nhiên ở đây đang bóc tách ra, lại đánh đồng vào thì thêm rối ra.
Có 3 con đường thống lĩnh thế giới này: một là chính trị, hai là tôn giáo, ba là khoa học.
"Phong thuỷ, tử vi" thuộc về con đường khoa học, chúng là những môn khoa học phục vụ cho cuộc sống xã hội từ cổ, khác hẳn con đường tôn giáo. Còn sau này lợi dụng nhằng nhịt thì nói rồi, nhưng đề cập thế thì không giải quyết vấn đề gì mà lại thành ra trăm thớt chém vui.
Nếu để ý trong kinh truyện, trong các trước tác lý luận cổ, cũng luôn thấy 3 con đường đó, và thấy các đại diện của con đường đó. Con đường học thuật là riêng biệt, với các kiến thức đặc sắc của nó mà 2 con đường kia không có, thậm chí phải mượn nó để phát triển chính trị hay tôn giáo. Các đại diện cũng rõ ràng và riêng biệt. Ví như trên lão có nhắc đến Thái thượng lão quân, thử xem vị đó thuộc vào con đường nào, Ngọc Hoàng là cấp trên hay Phật Tổ là cấp trên?
Chỉ có học thuật thấp thì mới mượn chính trị hay tôn giáo vào để thực hiện mục tiêu của mình thôi, chứ những vị cao thuật thì thường nằm ngoài chính trị hoặc tôn giáo (lưu ý, ở phương Tây cũng vậy nhé). Và ở đây ta không bàn về "cái loạn thời nay" trong mấy việc này. Thời nay thì chính trị cũng mượn 2 ông kia, mà tôn giáo cũng mượn 2 ông còn lại, cớ sao mấy ông thầy giang hồ không mượn nốt?!
Đó là "tình hình" thì đúng, chứ mà là "tất cả" hay "xuất phát điểm" hay "bản chất"...thì không phải!