[Funland] Vào trường Ams- Xin kinh nghiệm các cụ các mợ

medici_rider

Xe tăng
Biển số
OF-195371
Ngày cấp bằng
23/5/13
Số km
1,783
Động cơ
338,531 Mã lực
Biết chứ sao không biết mình có thời gian ngắn học ở đấy mà
Đặc biệt là lớp nga (các trường chuyên về sau gộp nga-trung) gần 1 nửa thuộc diện "thi tiếng anh suýt soát điểm" thì vào đấy mà nói thật tiếng anh lúc ấy các bạn cũng có biết gì mấy đâu. Lứa 88,89,9x sau này thì không nói vì lớp 9 trở đi chúng nó học bài bản rồi, gần như cả lớp đi thi hùng biện ở trường đhnn hay bên sứ quán mỹ tổ chức là chuyện bình thường.

Cái khoảng thời gian đấy là ông thầy Đỗ Lệnh Điện còn làm hiệu trưởng chúng nó toàn gọi láo là điên nặng. Thầy toán nổi tiếng là Phan Huy Khải có viết sách chắc hs thời đấy ai cũng biết rồi. Môi trường chuyên thì chuyên thật nhưng lớp chuyên 1 là tử tế thôi còn lớp chuyên 2 thì học cũng bình bình thôi, đầy đứa chán học trốn + bỏ học
Thời xưa thi Ams cũng khó nhưng không khó như bây giờ vì tỉ lệ chọi giờ khủng khiếp. Cho thi lại chắc không dám thi Ams.
 

medici_rider

Xe tăng
Biển số
OF-195371
Ngày cấp bằng
23/5/13
Số km
1,783
Động cơ
338,531 Mã lực
Nói về đầu vào đi Mỹ, thứ nhất về điểm thi, hiện nay học sinh phải thi là new SAT (điểm tối đa là 1600). New SAT khác với SAT (2400) là phần văn học, nghệ thuật, lịch sử Mỹ sẽ chiếm tỷ trọng cao hơn, điểm toán và các môn khoa học giảm đi. Điều này gây khó khăn cho các học sinh nước ngoài nói chung và Việt Nam nói riêng. Để đạt được học bổng thì phải đạt tối thiểu 1500/1600 và càng cao càng tốt. Ngoài ra học sinh phải thi TOEFL hoặc IELTS, tuy nhiên nếu đi Mỹ thì ưu tiên TOEFL, nếu thi IELTS thì phải trên 8 điểm. Để hồ sơ đẹp hơn thì nên thi thêm SAT 2 cho các môn khác, thường học sinh thi 3 môn SAT 2 tùy theo khả năng. Điểm tối đa SAT 2 là 800/môn. Thi SAT2 học sinh cần có điểm trên 750, và càng cao càng tốt.

Về học bổng tôi đang trao đổi là học bổng cho toàn bộ chi phí ăn ở đi lại, tiền học, tiền sách vở, bảo hiểm. Ví dụ một học sinh xin vào trườn Columbia University với tổng chi phí là 68.300USD/năm (tiền học phí: 55.056USD và tiền ăn ở là 13.244USD cụ thể ở link: https://www.usnews.com/best-colleges/columbia-university-2707. Nếu trường cho học bổng 85% thì trường sẽ có thông báo khoản tiền nhận được là 232.220USD/4 năm (các trường top 20 ở Mỹ đều cho học bổng cả thời gian học đại học luôn) và hàng năm gia đình sẽ phải đóng là 10.245USD.

Tuy nhiên đạt được mức học bổng đó là cực khó nhé.
Đứa em họ đang chuẩn bị đi sang 1 trường top 40, được học bổng rồi hàng năm gia đình cũng phải đóng gần 20k. Em cũng đang ngấp nghé tìm hiểu cho F1 nhưng thấy càng ngày càng khoai.
 

xe dột nóc

Xe tăng
Biển số
OF-302472
Ngày cấp bằng
22/12/13
Số km
1,521
Động cơ
315,950 Mã lực
Thời xưa thi Ams cũng khó nhưng không khó như bây giờ vì tỉ lệ chọi giờ khủng khiếp. Cho thi lại chắc không dám thi Ams.
Đúng rồi
Hơn 10 năm nay về hn thi ams còn có cả hs ngoại tỉnh không chỉ riêng hshn học tập sinh sống từ bé
Nhưng mà bây giờ thì thi đạt đủ điểm cũng không hẳn là quan trọng nữa
Hồi trước thi suýt soát khtn và thiếu 1 chút điểm ams thừa vào chu còn có thể vào ams chứ bây giờ thi không vào được trường thì có quan hệ tiền tệ là xong tất nhiên cũng chỉ giới hạn ở 1 số lượng nhỏ thôi cùng lắm là gần nửa những lớp diện ngoại giao, chuyên 02 chứ không thì loạn.

Nói chung vào được những trường như ams, chu môi trường học tốt, hiện đại thì đã có cơ hội và phát triển hơn hẳn những trường điểm của tp khác như kim liên, lqđ, thăng long rồi. Hầu hết 8x,9x vào đây đến 95% là thành đạt hết, không học trong nước thì cũng đi du học ngay từ khi học 11,12
 

medici_rider

Xe tăng
Biển số
OF-195371
Ngày cấp bằng
23/5/13
Số km
1,783
Động cơ
338,531 Mã lực
Đúng rồi
Hơn 10 năm nay về hn thi ams còn có cả hs ngoại tỉnh không chỉ riêng hshn học tập sinh sống từ bé
Nhưng mà bây giờ thì thi đạt đủ điểm cũng không hẳn là quan trọng nữa
Hồi trước thi suýt soát khtn và thiếu 1 chút điểm ams thừa vào chu còn có thể vào ams chứ bây giờ thi không vào được trường thì có quan hệ tiền tệ là xong tất nhiên cũng chỉ giới hạn ở 1 số lượng nhỏ thôi cùng lắm là gần nửa những lớp diện ngoại giao, chuyên 02 chứ không thì loạn.
Thời xưa em học trường làng cũng đỗ KHTN và AMS, theo dõi Ams liên tục gần 10 năm nay thấy khả năng F1 vào Ams càng ngày càng hẹp. Tuy nhiên em vẫn nuôi hy vọng vì trong hệ thống giáo dục của ta hiện nay mọi ưu tiên vẫn dồn vào hệ thống trường chuyên hết. Không có tiền cho con đi du học thì đành hy vọng học trường chuyên để thi ĐH thôi.
 

xe dột nóc

Xe tăng
Biển số
OF-302472
Ngày cấp bằng
22/12/13
Số km
1,521
Động cơ
315,950 Mã lực
Thời xưa em học trường làng cũng đỗ KHTN và AMS, theo dõi Ams liên tục gần 10 năm nay thấy khả năng F1 vào Ams càng ngày càng hẹp. Tuy nhiên em vẫn nuôi hy vọng vì trong hệ thống giáo dục của ta hiện nay mọi ưu tiên vẫn dồn vào hệ thống trường chuyên hết. Không có tiền cho con đi du học thì đành hy vọng học trường chuyên để thi ĐH thôi.
Hi bác thì khác mình thì học trường nào ở HN cũng được miễn là cơ sở vật chất ổn, gần nhà, đến độ tuổi lên cấp 3 thì đúng khả năng của con mình và học không quá lan man những môn sử địa, công dân
Trường ams cơ sở mới điều kiện có thể nói là chuẩn ở tây phương nên rèn luyện thể chất, học tập mình đánh giá là tốt nhưng học chuyên mà nặng quá thì mình cũng không muốn ép con mình sau này phải học như thế, cần thì mình có mối quan hệ cho cháu đi thi rồi xin vào lớp ngoại giao cũng được, hoặc đầu tư văn anh để thi vào lớp anh. Môi trường này tốt ở chỗ cho con em những nhà có điều kiện, con cái trưởng thành hơn hẳn bạn cùng lứa ở độ tuổi trước 18, sẵn sàng đi du học hoặc thậm chí đi làm thực tập ở bên ngoài những công việc đơn giản
 

UnlockGSM

Xe buýt
Biển số
OF-387555
Ngày cấp bằng
17/10/15
Số km
761
Động cơ
244,805 Mã lực
Tuổi
42
Vào ams cũng căng nhỉ ??
 

medici_rider

Xe tăng
Biển số
OF-195371
Ngày cấp bằng
23/5/13
Số km
1,783
Động cơ
338,531 Mã lực
Cám ơn các cụ đã thông tin. Cháu tổng hợp lại thì thấy các cụ thiên về Amsterdam hơn là Cầu Giấy (làm cháu lại thêm lăn tăn :) ).
Cháu hiểu là chắc chắn nên vào AMS nếu F1 có thể cạnh tranh được ở Top trên, còn đi du học từ sớm thì cháu đã có kinh nghiệm bôn ba từ năm 17 tuổi đến 30 tuổi ở nước ngoài, và thấy là du học sớm là không nên, tốt hơn là tốt nghiệp đại học, khi đã tương đối trưởng thành, rồi mới du học ThS., TS. Vì vậy, sang năm cháu sẽ cho F1 thi lần nữa, nếu vẫn nằm trong Top 30 của Hà Nội thì cho vào AMS, nếu không thì ưu tiên Cầu Giấy hơn.

Trưa nay cháu ngồi ăn cùng một lớp cấp 2 của AMS. Các bạn ý liên hoan cuối năm học. Để ý thầy đến 80% các bạn đeo kính cận, ăn uống giao lưu thì thấy không sôi nổi như các bạn đời thường nên cháu cũng hơi bớt một chút nhiệt tình với AMS.


Cháu không có thời gian nên không có kỹ thuật chăn con kiểu như mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam.
Cháu đi làm về đã 7h tối, ăn xong lại lo cày công việc nên cũng chỉ nói dăm ba câu với con (mà thường là bực lên quát nó vì nó ham đá bóng trong nhà, đọc truyện và viết linh tinh). Chỉ có ngày cuối tuần có vài chục phút ngồi giải toán với nó. Theo cháu thì cái quan trọng là kích thích lòng đam mê, thích tìm hiểu của trẻ con, ví dụ như giải toán thì đừng quan trọng việc tìm ra đáp số, mà là các cách giải khác nhau, phân tích cái hay của từng cách, nghĩ ra bài tương tự mà có thể áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.
F1 nhà cháu được cái là từ lúc bé tý đã thích các con số. Lúc gần 4 tuổi đã biết tính lịch ngày nào trong năm là thứ mấy của tuần. Cũng có cái may nữa là bác giúp việc lại yêu nó và dạy nó học từ lúc bắt đầu biết nói đến gần 3 tuổi. Sau này mỗi khi nó đạt thành tích gì cháu đều nhắc nó phải nhớ ơn công lao của bác giúp việc.
Em thường xuyên ra vào trường Ams thì thấy học sinh cấp 2 của Ams hơi đuối về mặt thể thao, hoạt động văn hóa. Học sinh cấp 3 của Ams thì rất năng nổ về các mặt hoạt động, dự nhiều triển lãm, hay trại hè các bạn Ams 3 làm tình nguyện viên mà nể phục cách mà bố mẹ các bạn ý đầu tư và dậy dỗ con.
 

medici_rider

Xe tăng
Biển số
OF-195371
Ngày cấp bằng
23/5/13
Số km
1,783
Động cơ
338,531 Mã lực
Hi bác thì khác mình thì học trường nào ở HN cũng được miễn là cơ sở vật chất ổn, gần nhà, đến độ tuổi lên cấp 3 thì đúng khả năng của con mình và học không quá lan man những môn sử địa, công dân
Trường ams cơ sở mới điều kiện có thể nói là chuẩn ở tây phương nên rèn luyện thể chất, học tập mình đánh giá là tốt nhưng học chuyên mà nặng quá thì mình cũng không muốn ép con mình sau này phải học như thế, cần thì mình có mối quan hệ cho cháu đi thi rồi xin vào lớp ngoại giao cũng được, hoặc đầu tư văn anh để thi vào lớp anh. Môi trường này tốt ở chỗ cho con em những nhà có điều kiện, con cái trưởng thành hơn hẳn bạn cùng lứa ở độ tuổi trước 18, sẵn sàng đi du học hoặc thậm chí đi làm thực tập ở bên ngoài những công việc đơn giản
Em thì hướng cho con đào tạo đủ tiêu chuẩn quốc tế dù có thể không được đi du học. Làm công dân thời đại mới thì ít ra phải thành thạo 1 ngoại ngữ, biết chơi tốt thể thao, biết chơi nghệ thuật, làm các hoạt động xã hội. Em học ĐH ở trong nước nhưng tự đào tạo mình, so với bạn bè du học thấy cũng không thua kém lắm. Tuy nhiên thành công về mặt kinh tế, xã hội thì lại là câu chuyện khác.
 

isak

Xe điện
Biển số
OF-350749
Ngày cấp bằng
14/1/15
Số km
2,179
Động cơ
298,374 Mã lực
Em chia sẻ với các cụ kinh nghiệm nhà em như thế này nhé:

Em (đời đầu 8x) là con cả bố mẹ định hướng học chuyên từ nhỏ, em vào chuyên toán từ lớp 4, xong cấp 2 tiếp tục chuyên toán, lớp 8,9 ôn thi căng thẳng mới vào Ams (lớp H1, buổi sáng nhé), sau ra thi đỗ đại học loại top, .... Rồi cuối cùng đi học sau đại học ở nước ngoài. Nhìn lại em thấy khổ, gần như ko có hè vì năm nào cũng phải luyện thi cho năm sau. Mệt !

Em gái em (giữa 8x), bố mẹ rút kinh nghiệm, ko cho học chuyên chủng gì, trường làng từ cấp 1,2, lên cấp 3 vì thằng anh học Ams, lại gần nhà nên cho thi thử, nó đỗ cao chót vót cũng chuyên Hoá như thằng anh, chẳng ôn chẳng nếm gì, xong toàn phải trốn học đội tuyển,... Cuối cùng nó cũng đi du học, cũng bằng TS nước ngoài. Bố mẹ em bảo rút kinh nghiệm đỡ được một đống.

Vợ em (giữa 8x), gái làng, học trường quê, cấp 3 ra HN học trường làng HN (Kim Liên), xong cũng chả cần chuyên Ams này nọ thi đỗ đại học loại top như em.... Rồi cuối cũng cũng đi học TS ở nước ngoài, chả thua kém gì ai, về đi làm lương cao gấp 5 lần lương em. Giờ vợ chồng em rút ra bài học là chả phải cố vào Ams vào chuyên chọn làm gì cả, quan trọng nhất vẫn là nội lực của bản thân con và sự quan tâm của bố mẹ.

Tuy nhiên có điều kiện nếu vào được em khuyên vẫn nên vào, nhưng đừng cố !
 

qkace

Xe điện
Biển số
OF-9252
Ngày cấp bằng
5/9/07
Số km
3,211
Động cơ
562,711 Mã lực
E
Thời xưa em học trường làng cũng đỗ KHTN và AMS, theo dõi Ams liên tục gần 10 năm nay thấy khả năng F1 vào Ams càng ngày càng hẹp. Tuy nhiên em vẫn nuôi hy vọng vì trong hệ thống giáo dục của ta hiện nay mọi ưu tiên vẫn dồn vào hệ thống trường chuyên hết. Không có tiền cho con đi du học thì đành hy vọng học trường chuyên để thi ĐH thôi.
Em thấy vào Ams không phải khó lắm. Em có F1 sức học vừa phải, đi học toàn ở nửa dưới của lớp. Em tính cho nó học chuyên từ cấp 2. Đến lúc thi lên cấp 3 nó cũng đăng ký thi Ams, chẳng hy vọng lắm. Lúc có kết quả thi trường thường PDP chỉ hơn điểm đỗ có 0,5 điểm. Thi Ams thì lúc đầu tưởng đỗ vì xem danh sách thấy đứng trong top 70 (2 lớp x 35hs/lớp). Nhưng sau đó điểm chuẩn ra thì lại thành thiếu 1điểm nên trượt. Nhưng vào CVA thừa khối điểm nên học CVA. Vì sức học bình thường nên vẫn ở nửa dưới của lớp chuyên CVA. Giờ đang chuẩn bị thi tốt nghiệp.
 

newcar

Xe tải
Biển số
OF-4172
Ngày cấp bằng
8/4/07
Số km
338
Động cơ
553,143 Mã lực
Tuổi
47
Em chia sẻ với các cụ kinh nghiệm nhà em như thế này nhé:

Em (đời đầu 8x) là con cả bố mẹ định hướng học chuyên từ nhỏ, em vào chuyên toán từ lớp 4, xong cấp 2 tiếp tục chuyên toán, lớp 8,9 ôn thi căng thẳng mới vào Ams (lớp H1, buổi sáng nhé), sau ra thi đỗ đại học loại top, .... Rồi cuối cùng đi học sau đại học ở nước ngoài. Nhìn lại em thấy khổ, gần như ko có hè vì năm nào cũng phải luyện thi cho năm sau. Mệt !

Em gái em (giữa 8x), bố mẹ rút kinh nghiệm, ko cho học chuyên chủng gì, trường làng từ cấp 1,2, lên cấp 3 vì thằng anh học Ams, lại gần nhà nên cho thi thử, nó đỗ cao chót vót cũng chuyên Hoá như thằng anh, chẳng ôn chẳng nếm gì, xong toàn phải trốn học đội tuyển,... Cuối cùng nó cũng đi du học, cũng bằng TS nước ngoài. Bố mẹ em bảo rút kinh nghiệm đỡ được một đống.

Vợ em (giữa 8x), gái làng, học trường quê, cấp 3 ra HN học trường làng HN (Kim Liên), xong cũng chả cần chuyên Ams này nọ thi đỗ đại học loại top như em.... Rồi cuối cũng cũng đi học TS ở nước ngoài, chả thua kém gì ai, về đi làm lương cao gấp 5 lần lương em. Giờ vợ chồng em rút ra bài học là chả phải cố vào Ams vào chuyên chọn làm gì cả, quan trọng nhất vẫn là nội lực của bản thân con và sự quan tâm của bố mẹ.

Tuy nhiên có điều kiện nếu vào được em khuyên vẫn nên vào, nhưng đừng cố !
Cụ nói đúng tâm trạng của em. Em gần cuối 7x học hành thì ít chơi thì nhiều cũng chỉ học trường làng Kim Liên thôi, nhưng rồi cũng đỗ được đại học (thuộc dạng top) vào học đại học thì cũng học ít chơi nhiều rồi cũng ra trường đi làm, giờ cũng có cái đút vào mồm hàng ngày. Vợ em đầu 8x học thì chuyên chọn từ bé, rồi cũng Ams, rồi cũng Ngoại thương ra rồi cũng đi làm bình thường. Em nghe vợ kể quá trình học tập của vợ thì em thấy mình quá hạnh phúc bởi em có một tuổi thơ đúng nghĩa, vui chơi bạn bè, rồi cũng có những va vấp nhưng rồi giờ cũng chín chắn lên chứ như vợ em cả thời gian đi học chỉ có vùi đầu vào sách vở. Nên giờ 2 vợ chồng em quyết cho bọn trẻ con là: năng lực học tới đâu cho học tới đấy, không lấy chuyện học tập của con làm trang sức cho bố mẹ. Mong muốn con có sức khỏe và thành người tốt trước khi con là thành đạt.
 

medici_rider

Xe tăng
Biển số
OF-195371
Ngày cấp bằng
23/5/13
Số km
1,783
Động cơ
338,531 Mã lực
E

Em thấy vào Ams không phải khó lắm. Em có F1 sức học vừa phải, đi học toàn ở nửa dưới của lớp. Em tính cho nó học chuyên từ cấp 2. Đến lúc thi lên cấp 3 nó cũng đăng ký thi Ams, chẳng hy vọng lắm. Lúc có kết quả thi trường thường PDP chỉ hơn điểm đỗ có 0,5 điểm. Thi Ams thì lúc đầu tưởng đỗ vì xem danh sách thấy đứng trong top 70 (2 lớp x 35hs/lớp). Nhưng sau đó điểm chuẩn ra thì lại thành thiếu 1điểm nên trượt. Nhưng vào CVA thừa khối điểm nên học CVA. Vì sức học bình thường nên vẫn ở nửa dưới của lớp chuyên CVA. Giờ đang chuẩn bị thi tốt nghiệp.
Em không rõ thi giờ thế nào nhưng như ngày xưa học tài thi phận cũng là bình thường. Trong nhóm luyện thi vào Ams, em đứng cuối cùng nhưng khi thi vào Ams thì mình em đỗ.
 

Yukiguni

Xe hơi
Biển số
OF-308092
Ngày cấp bằng
17/2/14
Số km
174
Động cơ
301,830 Mã lực
Em nói thật, chương trình học chuyên cực nặng, vì nó vốn sinh ra để dành cho các cháu gifted, tức là có tư chất sẵn. Hơn nữa, các cháu vì học bổng, vì suất tham gia đội tuyển, thậm chí vì cả sĩ diện mà cạnh tranh khốc liệt vô cùng.

Những cháu nào không có tư chất đặc biệt, chỉ cần cù bù thông minh, thì thường đuối, hoặc phải học thêm suốt ngày để theo được top trên của lớp. Top trên thường là các cháu rất xuất sắc, nói 1 hiểu 10, nhiều khi chưa nói đã hiểu rồi. Top này học hành thường amateur, không vất vả chút nào, thi đầu vào thậm chí không cần luyện. Đấy là lý do các cụ thấy có 2 luồng ý kiến: "học thêm nhiều khổ lắm", đối lập với "không cần học thêm gì mà vẫn thừa sức đỗ"

Vì thế, nếu các cháu không xuất sắc hẳn, thì các cụ đừng cố, khổ cả các cháu, cả bố mẹ. Nhà em cả bố mẹ đều chuyên (Ams và SP), đều giải quốc gia, nhưng cũng xác định không bắt F1 cố quá sức của con, để các cháu có tuổi thơ đúng nghĩa. Đời người ngắn tủn, những năm đi học là thời gian vui vẻ hạnh phúc nhất, không việc gì phải làm khổ con khổ mình cả.
 

medici_rider

Xe tăng
Biển số
OF-195371
Ngày cấp bằng
23/5/13
Số km
1,783
Động cơ
338,531 Mã lực
Em chia sẻ với các cụ kinh nghiệm nhà em như thế này nhé:

Em (đời đầu 8x) là con cả bố mẹ định hướng học chuyên từ nhỏ, em vào chuyên toán từ lớp 4, xong cấp 2 tiếp tục chuyên toán, lớp 8,9 ôn thi căng thẳng mới vào Ams (lớp H1, buổi sáng nhé), sau ra thi đỗ đại học loại top, .... Rồi cuối cùng đi học sau đại học ở nước ngoài. Nhìn lại em thấy khổ, gần như ko có hè vì năm nào cũng phải luyện thi cho năm sau. Mệt !

Em gái em (giữa 8x), bố mẹ rút kinh nghiệm, ko cho học chuyên chủng gì, trường làng từ cấp 1,2, lên cấp 3 vì thằng anh học Ams, lại gần nhà nên cho thi thử, nó đỗ cao chót vót cũng chuyên Hoá như thằng anh, chẳng ôn chẳng nếm gì, xong toàn phải trốn học đội tuyển,... Cuối cùng nó cũng đi du học, cũng bằng TS nước ngoài. Bố mẹ em bảo rút kinh nghiệm đỡ được một đống.

Vợ em (giữa 8x), gái làng, học trường quê, cấp 3 ra HN học trường làng HN (Kim Liên), xong cũng chả cần chuyên Ams này nọ thi đỗ đại học loại top như em.... Rồi cuối cũng cũng đi học TS ở nước ngoài, chả thua kém gì ai, về đi làm lương cao gấp 5 lần lương em. Giờ vợ chồng em rút ra bài học là chả phải cố vào Ams vào chuyên chọn làm gì cả, quan trọng nhất vẫn là nội lực của bản thân con và sự quan tâm của bố mẹ.

Tuy nhiên có điều kiện nếu vào được em khuyên vẫn nên vào, nhưng đừng cố !
Bác là lứa sau Hóa của em. Nói chung đã từng học chuyên thì ai cũng biết chuyên hay không chả quan trọng. Nhưng theo em với bọn trẻ con giờ không cho nó cái ước mơ để nó cố gắng thì cũng không được. Không phải ép nó mà hướng cho nó phấn đấu, còn thì thi được hay không lại là chuyện khác.
 

medici_rider

Xe tăng
Biển số
OF-195371
Ngày cấp bằng
23/5/13
Số km
1,783
Động cơ
338,531 Mã lực
Em nói thật, chương trình học chuyên cực nặng, vì nó vốn sinh ra để dành cho các cháu gifted, tức là có tư chất sẵn. Hơn nữa, các cháu vì học bổng, vì suất tham gia đội tuyển, thậm chí vì cả sĩ diện mà cạnh tranh khốc liệt vô cùng.

Những cháu nào không có tư chất đặc biệt, chỉ cần cù bù thông minh, thì thường đuối, hoặc phải học thêm suốt ngày để theo được top trên của lớp. Top trên thường là các cháu rất xuất sắc, nói 1 hiểu 10, nhiều khi chưa nói đã hiểu rồi. Top này học hành thường amateur, không vất vả chút nào, thi đầu vào thậm chí không cần luyện. Đấy là lý do các cụ thấy có 2 luồng ý kiến: "học thêm nhiều khổ lắm", đối lập với "không cần học thêm gì mà vẫn thừa sức đỗ"

Vì thế, nếu các cháu không xuất sắc hẳn, thì các cụ đừng cố, khổ cả các cháu, cả bố mẹ. Nhà em cả bố mẹ đều chuyên (Ams và SP), đều giải quốc gia, nhưng cũng xác định không bắt F1 cố quá sức của con, để các cháu có tuổi thơ đúng nghĩa. Đời người ngắn tủn, những năm đi học là thời gian vui vẻ hạnh phúc nhất, không việc gì phải làm khổ con khổ mình cả.
Ý kiến này chuẩn xác này, như em ngày xưa cũng gần đứng bét lớp chuyên, được cái không phải phấn đấu đội tuyển gì chỉ học để thi ĐH thôi. Nhưng bù lại có những năm tháng ở trong môi trường chuyên là cái không phải ai cũng có thể có trải nghiệm.
 

abx

Xe buýt
Biển số
OF-400971
Ngày cấp bằng
12/1/16
Số km
558
Động cơ
235,025 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội, Việt Nam
Nhưng theo em với bọn trẻ con giờ không cho nó cái ước mơ để nó cố gắng thì cũng không được. Không phải ép nó mà hướng cho nó phấn đấu, còn thì thi được hay không lại là chuyện khác.
Cháu cũng nhất trí với cụ, mong muốn của cháu là F1 liên tục phấn đấu chứ không bắt nó "cố".
 

taplaixeca

Xe tải
Biển số
OF-343585
Ngày cấp bằng
20/11/14
Số km
253
Động cơ
274,170 Mã lực
Đúng là thời gian ngắn học ở đấy có khác :D

Biết chứ sao không biết mình có thời gian ngắn học ở đấy mà
Đặc biệt là lớp nga (các trường chuyên về sau gộp nga-trung) gần 1 nửa thuộc diện "thi tiếng anh suýt soát điểm" thì vào đấy mà nói thật tiếng anh lúc ấy các bạn cũng có biết gì mấy đâu. Lứa 88,89,9x sau này thì không nói vì lớp 9 trở đi chúng nó học bài bản rồi, gần như cả lớp đi thi hùng biện ở trường đhnn hay bên sứ quán mỹ tổ chức là chuyện bình thường.

Cái khoảng thời gian đấy là ông thầy Đỗ Lệnh Điện còn làm hiệu trưởng chúng nó toàn gọi láo là điên nặng. Thầy toán nổi tiếng là Phan Huy Khải có viết sách chắc hs thời đấy ai cũng biết rồi. Môi trường chuyên thì chuyên thật nhưng lớp chuyên 1 là tử tế thôi còn lớp chuyên 2 thì học cũng bình bình thôi, đầy đứa chán học trốn + bỏ học
 

uchirado

Xe tải
Biển số
OF-509307
Ngày cấp bằng
10/5/17
Số km
239
Động cơ
183,913 Mã lực
Đứa em họ đang chuẩn bị đi sang 1 trường top 40, được học bổng rồi hàng năm gia đình cũng phải đóng gần 20k. Em cũng đang ngấp nghé tìm hiểu cho F1 nhưng thấy càng ngày càng khoai.
Hiện nay có rất nhiều hướng khác nhau cho việc du học, tuy nhiên nếu học kỹ thuật thì tốt nhất vẫn là Mỹ, sau đó đến Đức và Pháp. Để thực hiện được mục tiêu du học, các hoạt động chuẩn bị phải chuẩn bị từ rất sớm. Hiện nay đúng là xin học bổng càng ngày càng khoai vì trước kia số học sinh giỏi tiếng Anh rất ít, nhiều em giỏi nhưng không chú ý đến việc du học và không đầu tư vào tiếng Anh nên cơ hội cao hơn cho các cháu giỏi tiếng Anh. Hiện nay gỏi tiếng Anh đã trở thành phổ cập nên việc cạnh tranh lại chuyển hướng sang các lĩnh vực khác. Tuy nhiên vẫn còn may mắn là cạnh tranh du học vẫn chủ yếu ở các gia đình có điều kiện chứ không phải toàn xã hội. Các cháu học sinh hiện nay có xu hướng không ngại các bạn nhà nghèo học giỏi mà rất sợ cạnh tranh với các bạn nhà giàu và học giỏi.
 

investor01

Xe buýt
Biển số
OF-49231
Ngày cấp bằng
22/10/09
Số km
685
Động cơ
463,390 Mã lực
Sao mợ số không cho F1 học tiếp đúng tuyến C2 ĐTĐ hoặc thi vào Ngôi Sao, mà lại chuyển sang C2 AMS ?? Cháu thấy đánh giá C2 AMS không bằng ĐTĐ và Ngôi Sao đâu :).
Nhà cháu năm nay cả 2 f1 đều thi đầu vào đỗ trường Ngôi Sao (f1 em thì vào lớp 1, F1 A nhà cháu năm nay Vào c2) vẫn muốn hóng thêm Am xem có cơ hội nào ko ? Vì học ở Am là quá tốt mà học phí lại quá rẻ so với trường ngôi sao :)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top