Em không rõ cụ có ôm hoài bão nào vào cơ quan nhà nước không, nếu có thì em nghĩ cụ nên dành thời gian suy ngẫm lại, nguyên nhân thì em sẽ nói ở dưới này:
Cụ vào được 2 năm, cụ thuộc những người đầu tiên của cơ quan, cơ quan có 50% biên chế thuê ngoài, cụ là viên chức chứ không phải công chức, cụ thi vào bằng thực lực. Những chi tiết này cho thấy đơn vị của cụ không có cửa cho cụ lên, theo kinh nghiệm của em, nếu 50% tuyển ngoài, thì 50% kia là cơ cấu là chính, họ sẽ là những người chủ yếu giải quyết vị trí ghế ngồi, còn 50% tuyển ngoài với mức lương 20 triệu/tháng ở tỉnh ven HN thì nó là chấp nhận được với mức sống ở đó, 50% tuyển ngoài là lực lượng lao động chính, còn 50% công chức kia, sẽ có 1 số rất ít tham gia làm và chịu trách nhiệm, còn đa số trong số đó là giải quyết chế độ. Vì thế, với hoàn cảnh đó, nếu em là cụ, em sẽ xác định rõ đi làm lấy lương, hạn chế tối đa quan hệ cửa sau với Sếp, công việc em sẽ giải quyết đúng nguyên tắc, hợp tình hợp lý, có chứng cứ lưu trữ đàng hoàng, không múa may và không nhúng tràm, luôn chuẩn bị sẵn tâm lý cho tình huống out. Nguyên nhân là cụ không có cửa leo lên, cụ dù có quan hệ với Sếp tốt thế nào đi chăng nữa cũng không vượt qua màn thi công chức để leo chức vụ được, nên trong hoàn cảnh đó, tối đa hoá thu nhập chính đáng, hạn chế tối đa những khoản chi xã giao không cần thiết, mình đã vào bằng đường thi cử năng lực thì mình giao tiếp với cấp trên ở góc độ hợp đồng lao động, không cần phải có quan hệ quá mức, chỉ cần cụ là người làm chủ lực trong bộ phận, cụ không phải lo lắng những chuyện kiểu này nữa.
Môi trường nhà nước có nhiều loại, có những chỗ áp lực công việc rất lớn, ở những chỗ yêu cầu năng lực thật, cụ sẽ học được rất nhiều điều vì nó giúp cụ mở mang tầm nhìn và kiến thức, nhưng đều không tránh khỏi có những người được gửi gắm vào. Theo kinh nghiệm của em thì tình hình này đã khá hơn so với trước đây rất nhiều rồi, nhưng vẫn không hết thật sự, khi đi nước ngoài thì em mới phát hiện ra là ở nước ngoài, nước tư bản cũng thế, những chuyện đấy vẫn có, khác nhau chỉ ít hay nhiều, tinh tế hay thô thiển mà thôi. Trong môi trường đó, nó thật sự như tâm lý xã hội học phân tích, cụ luôn phải có mặt nạ, không được khinh suất tháo mặt nạ xuống với ai, đối với một số Sếp có tầm cỡ và còn coi trọng tín nghĩa thì cụ có thể hạ xuống đôi chút, nhưng không được phép toàn bộ. Môi trường nhà nước nó có điểm chán ở chỗ nó phải dung chứa một số thành phần làm chả làm, suốt ngày ngồi lê đôi mách, nhưng đám đấy nó có bối cảnh gia đình, có quan hệ với tầng cao, nên cụ phải xác định, coi như cụ gặp phải con Sếp đi, bỏ qua đừng xung đột với nó và tập trung vào công việc của mình. Tuy vậy, em cũng đã thấy có nhiều người tuy là COCC nhưng cách họ ứng xử với công việc thì lại giống với người đi làm cho nước ngoài, những người đó đương nhiên mình không thể so bì với họ được, nhưng đó là cách làm việc đúng đắn và đáng được khẳng định. Để sống với cái lũ COCC mà không chịu làm chỉ đi ngồi lê đôi mách thì cụ phải học cách nhẫn nhịn và mỉm cười, chính xác là học cách quản lý cảm xúc, mà thực tế kỹ năng này đi làm ở đâu cũng cần, làm FDI cũng cần chứ chả đùa được, thứ hai là cụ cần giữ sự nghiêm túc và kín đáo trong công việc, cụ không có vấn đề để bọn đấy nó vin vào, cụ không nhúng tràm để không ai có cớ vu vạ cho cụ được, cụ bình tĩnh trong giao tiếp thì cụ sẽ biết tất cả những cái mà chúng không muốn bị nói ra, sau một thời gian, cụ sẽ khiến chúng vừa yên tâm vừa đề phòng, nhưng với nguyên tắc không ngồi lê đôi mách nhưu chúng, chúng sẽ thấy cụ đáng yên tâm hơn và cụ sẽ khó gặp rủi ro hơn. Cụ cũng có thể tuỳ lúc cứu nguy cho chúng những chuyện vừa phải để chúng nể cụ hơn.
Như vậy, Sếp vẫn cần đến cụ, dù không cất nhắc được, nhưng trong cái môi trường đó, dần dần người ta sẽ thấy cụ đáng tin cậy hơn, Sếp sẽ có nhiều cách tiếp cận thu phục cụ, nhưng cụ cần giữ lập trường nguyên tắc trong công việc và đặc biệt đừng có ham vật chất vội, như thế Sếp mới hé mặt nạ của Sếp với cụ, nếu cụ hợp với Sếp thì cụ cân nhắc tiếp, nhưng cơ bản đến bước này thì cụ tự quyết được rồi.
Nhiều người có suy nghĩ rằng phải có thăng tiến mới là thành đạt, phải có sự vùng vẫy thoả chí mới là môi trường tốt, nhưng không hẳn vậy, nhất là ở môi trường nhà nước. Làm nhà nước là đi làm những việc khô khan và phải làm việc theo quy định của Pháp luật, Pháp luật cho phép làm gì thì làm nấy, nó hoàn toàn khác xa với doanh nghiệp bên ngoài, ai cũng có thể làm bất cứ điều gì mà Pháp luật không cấm, hai trạng thái khác nhau rất nhiều. Vì vậy, cụ nên ngẫm kỹ cái gì là thứ mà cụ cần nhất, nó có thật sự quan trọng lâu dài như vậy không, chức vụ có phải là thứ bắt buộc không, chức vụ trong cơ quan là quan trọng, nhưng thực chất còn có một thứ gọi là thành công khác, đấy là dù chức vụ có bình thường đi nữa, nhưng khi gặp những sự kiện quan trọng, cụ lại được triệu tập đến họp với nhiều người có chức vụ và ý kiến của cụ là nội dung mà người có chức vụ cao nhất ở đó suy ngẫm, cá nhân em thấy đó cũng là một kiểu của thành công, một thứ chức vụ vô hình nhưng rất có sức mạnh. Em có kinh nghiệm làm từ cho nước ngoài, đến trong nước, liên doanh, nửa nhà nước nửa tư nhân, nhà nước nên em chân thành khuyên cụ như vậy.
Bây giờ thời điểm mà doanh nghiệp giải thể như mưa, cụ vẫn còn đang trong cơ quan kia, còn đang có thu nhập 20M, nếu cụ chán đến mức muốn out ra ngay, thì cụ nên suy nghĩ cho gia đình trước, hãy đợi hết đợt dịch đã rồi tính tiếp, trên OF nhiều cụ mợ sẽ khuyên không thích thì nghỉ, thấy ngột ngạt thì nghỉ, khuyên thế nhưng cụ phải tính toán cho cụ và gia đình, người thông minh là đến đúng lúc và đi cũng đúng lúc, không đúng thời điểm thì kể cả quyết định đúng hướng cũng có thể chỉ mang lại hậu quả chứ không có kết quả.
Chúc cụ may mắn !