[Funland] Vần vô lăng

thungkhe

Xe điện
Biển số
OF-158949
Ngày cấp bằng
1/10/12
Số km
4,619
Động cơ
376,678 Mã lực
Tất nhiên là không phải “hoàn toàn dùng”, nhưng em và mấy ông bạn vẫn thường dùng, mặc dù trước đây chưa xoay mâm ngang bao giờ cả. :D
Em thấy động tác móc tóm góc 11h và 1h nó đẹp làm sao. Móc xong đặt tỳ lòng bàn tay từ từ trượt trả lái.
Thôi thì cứ làm cái vếu xoay như xe nâng cho nó đơn giản Cụ nhể??
 

trauxanh

Xe cút kít
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
17,902
Động cơ
428,001 Mã lực
Em thấy động tác móc tóm góc 11h và 1h nó đẹp làm sao. Móc xong đặt tỳ lòng bàn tay từ từ trượt trả lái.
Thôi thì cứ làm cái vếu xoay như xe nâng cho nó đơn giản Cụ nhể??
Vâng...
Có thể là góc 10h30 và 1h30 thì chính xác hơn tí. :D
Mà cấu tạo vô lăng thì ở 2 điểm đó thường có vấu lồi trên mặt vành trong, cho nên đưa tay lên là chạm vào 2 cái vấu đó rồi, rất chắc.
Tất nhiên cách lái này chỉ phù hợp cho low - mid speed, thư thái, cua chậm, hoặc là đi địa hình đường xấu.
 

Hai Toan

Xe container
Biển số
OF-354101
Ngày cấp bằng
9/2/15
Số km
7,174
Động cơ
323,239 Mã lực
Nơi ở
Nam Định
Kỹ năng này như cách dùng đôi đũa thôi ạ. Phải gắp nhiều mới khéo léo đc. Gắp sao cho được miếng thức ăn mình mong muốn nhẹ nhàng, tự tin mà hiệu quả nhất ạ.
Mỗi người mỗi cách sao cho phù hợp. Với em thì chỉ có 3 cách ạ
- Di chuyển trong phố thì xoa, trong quá trình "xoa" mà có biến thì dùng ngay các ngón tay của bàn tay đang "xoa" mà "chộp" lấy vành vô lăng.
- Lùi tiến để lựa thì 2 tay vì xe di chuyển chậm hoặc tạm dừng tay lái sẽ nặng hơn chút
- Chạy cao tốc thì dứt khoát phải 2 tay, treo, kê, tựa....thế nào cũng được nhưng miễn phải có 2 điểm bám vào vo lăng để vửa cảm nhận độ lệch vừa giữ vững hướng chạy sao cho đúng ý mình vì chạy cao tốc thì chỉ nháy tay lái 1 tí là xuống ruộng ngay ạ
Chạy tốc độ trên cao tốc,chạy ở đường xấu ,gập ghềnh thì nên chạy bằng hai tay,ngoài những lý do trên còn có lý do quan trọng nhất đó là lấy hai tay cầm volang làm điểm tựa cân bằng tư thế ngồi,tránh gặp tình huống bất ngờ làm thay đổi tư thế điều khiển xe(Nghiêng ngả,nảy người ra khỏi ghế lái).
Còn tư thế ngồi chuẩn thì tài già dép rọ dạy em như này mời các cụ nhận xét:
_Chân phải ở vị trí bắt buộc:một là ở chân ga,hai là ở chân phanh không được chần chừ do dự,đã buông chân ga là phải chuyển sang chân phanh ngay lập tức.Gót chân phải luôn phải chạm sàn làm điểm tựa thì khi đạp ga và phanh sẽ có cảm giác tốt nhất.
_Chân trái luôn ở vị trí nghỉ khi không dùng côn(Ly hợp),gót chân trái khi sử dụng côn cũng phải chạm sàn làm điểm tựa để khi nhả côn có cảm giác và điều khiển dễ dàng nhất.
_Tay phải và tay trái đặt ở vị trí 9_10h15(Quen rồi thì có thể thay đổi một chút)nhưng cẳng tay phải(Cẳng tay trái) phải song với đùi trái(Đùi phải) để khi kéo lái bất ngờ khuỷu tay không thúc vào mạng sườn,bụng gây nên tình trạng khoá lái có điều kiện.
Ngoài ra còn tư thế ngồi,không điều chỉnh ghế lái khi xe chạy thì trong trường giáo viên nào cũng dạy rồi(Ghế điện thì chỉnh được khi xe chạy).
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
33,151
Động cơ
989,080 Mã lực
... Móc xong đặt tỳ lòng bàn tay từ từ trượt trả lái...
Trả lái thì không nên chỉ dựa vào bung tay.
Mả cả nắm tay giữ hờ ̣̣̣(các ngón tay+lòng bàn tay) để sẵn sang can thiệp khi vô lăng có thể bị đánh lại.
Ông thầy dậy em là 1 người lái xe Trường Sơn cũ. Tụi em học có 2 đứa cùng với thầy ngày nào cũng vần nhau đủ từ sớm đến nên ông ấy dậy cho gần như hết các bài của các bác lái xe Trường Sơn, nhưng đi thi thì vẫn phải đúng bài thi.
Nhờ ông ấy mà khi qua Đức em chạy 10 năm trên đường băng tuyết, cả những cái xe cơ 100% chẳng trang bị cái gì cả và chỉ bị phạt đúng 1 lần, lỗi vượt ngang biển cấm vượt.
 
Chỉnh sửa cuối:

Hai Toan

Xe container
Biển số
OF-354101
Ngày cấp bằng
9/2/15
Số km
7,174
Động cơ
323,239 Mã lực
Nơi ở
Nam Định
Em đã viết trên kia là tụi mũi lõ chỉ lái như thế thời gian đầu sau khi lấy bằng, còn sau thời gian đó chúng đều vuốt hết, nhất là bây giờ gần như xe nào cũng có trợ lực cả.
Dồn như vậy thì 2 bàn tay luôn nắm chặt vô lăng nên vô lăng được giữ rất chắc, ngăn được việc vô lăng trả lái khi dưới lòng đường có chướng ngại vât.
Nhưng dồn như vậy thì rất khó để cua vô lăng nhanh được, tụi mũi lõi chuyển kiểu lái chẳng phải là trông chuyên nghiệp hơn, mà sau 1 thời gian chạy, chúng tự tin để chạy nhanh hơn.
Nhưng cách vuốt vô lăng thì chúng cũng như ở VN đại đa số các bác học lái bây giờ, toàn tự mò để tự tập, chứ không được học như ngày xưa. Nên ngoài đường cũng không hiếm gặp người lái đan chéo tay trên vô lăng. Giống như các bác có bằng xong chạy ngay AT thì tay lái chính là tay phải, chứ không phải tay trái như người lái quen MT (nếu để ý các bác sẽ thấy người học ngày xưa khi lùi, tay phải hay vắt ngang để bám ghế phụ, người nhoài hẳn ra sau - học lái xe ở nước ngoài cũng bị trừ điểm rất nặng khi chuyển hướng, không đánh đầu để nhìn gương, như cái câu ngày xưa "Đánh mắt qua vai").
Ngày xưa em mới lái ,ông Tài chạy cặp với em cho em chạy đường xuống huyện(Rất xấu,phải chạy chậm)ông ấy bắt em chỉ đc lái bằng tay trái,tay phải luôn phải cầm cần số,tập như vậy một thời gian thì chả thấy lập cập khi vừa muốn điều khiển xe,vừa muốn về hoặc lên số nữa,mà khi lái tay trái ngon rồi thì tự nhiên tay phải phối hợp rất nhịp nhàng.
 

Sweethome

Xe điện
Biển số
OF-322704
Ngày cấp bằng
7/6/14
Số km
2,764
Động cơ
307,333 Mã lực
NHững kiểu này chỉ lái ở Tây,khi hai tay xuống hết phía dưới mà gặp tình huống bất ngờ thì tay nọ lại vặn vào tay kia.
Lái ở VN ngon mà
Rất nên tập cho các tài VN lái kiểu này: bớt chen lấn xô đẩy :))
 

Tookies

Xe điện
Biển số
OF-104819
Ngày cấp bằng
4/7/11
Số km
3,759
Động cơ
876,484 Mã lực
xe đỗ 1 chỗ mà mợ ấy vần thế thì toi mịe nó thước lái rồi
Nó kích trục trước lên chứ cụ. Lúc mới tập dồn thì chơi bài ý tập nguội
Thành kỹ năng rồi vẫn nhanh mà cụ, em xem mấy clip lái xe của bọn mũi lõ thấy nó dồn vô lăng còn nhanh hơn mình chéo tay nhiều.
Dồn vô lăng vì xe mới 100% túi khí. Cách đánh lái cũ kia nếu nổ túi sẽ gẫy tay và tự đập tay vào mặt .
 

thungkhe

Xe điện
Biển số
OF-158949
Ngày cấp bằng
1/10/12
Số km
4,619
Động cơ
376,678 Mã lực
Vâng...
Có thể là góc 10h30 và 1h30 thì chính xác hơn tí. :D
Mà cấu tạo vô lăng thì ở 2 điểm đó thường có vấu lồi trên mặt vành trong, cho nên đưa tay lên là chạm vào 2 cái vấu đó rồi, rất chắc.
Tất nhiên cách lái này chỉ phù hợp cho low - mid speed, thư thái, cua chậm, hoặc là đi địa hình đường xấu.
Vâng Cụ! Ảnh này kết hợp với 10 móng tay dài kẹp điếu thuốc cháy dở bằng 2 ngón, những ngón tay ám khói vàng thì chuẩn men phải ko Cụ??
 

Latte

Xe tăng
Biển số
OF-29520
Ngày cấp bằng
19/2/09
Số km
1,676
Động cơ
495,442 Mã lực
Em nhìn như kiểu đánh lái tàu thuỷ
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
33,151
Động cơ
989,080 Mã lực
Ngày xưa em mới lái ,ông Tài chạy cặp với em cho em chạy đường xuống huyện(Rất xấu,phải chạy chậm)ông ấy bắt em chỉ đc lái bằng tay trái,tay phải luôn phải cầm cần số,tập như vậy một thời gian thì chả thấy lập cập khi vừa muốn điều khiển xe,vừa muốn về hoặc lên số nữa,mà khi lái tay trái ngon rồi thì tự nhiên tay phải phối hợp rất nhịp nhàng.
Ngay từ hồi ấy ông thầy em đã nhắc: "Trong thành phố thì cơ hội lái được cả 2 tay rất hiếm". Vì ông ấy rất quan tâm đến "Tốc độ nào-chạy số ấy". Ông ấy nói chỉ như thế mới bền xe. Bây giờ hành thói quen, có nhiều lần chuyển số mà em chẳng sử dụng cái số vừa chuyển (tức là chưa nhả côn để xe chạy số ấy), vì tốc độ-tình huống mặt đường đã đổi, phải chạy sang số khác.
Cùng vì cái tay phải với cần số (và cả chân côn) mà khi thi ở Đức, ông giám thị ngồi cạnh cảnh cáo "Ông lái xe lâu rồi mới đi thi!" (em chạy bằng dịch, đến khi họ không cho chạy bằng dịch nữa mới đăng ký thi).
 
Chỉnh sửa cuối:

LeTai1979

Xe ngựa
Biển số
OF-52024
Ngày cấp bằng
2/12/09
Số km
25,554
Động cơ
1,827,060 Mã lực
Nơi ở
Nhà
Vâng Cụ! Thấy ai móc lái là E thích rồi. Nhìn rất chiên nghiệp. Nhưng giờ dạy lái họ ko dùng.
Lái xe tải em vẫn lái kiểu này, rất chắc chắn và chuẩn. Còn khi lên xe con lái nhẹ thì em ít dùng.
 

Pigwalk

Xe container
Biển số
OF-29871
Ngày cấp bằng
24/2/09
Số km
8,498
Động cơ
1,432,918 Mã lực
Em thấy động tác móc tóm góc 11h và 1h nó đẹp làm sao. Móc xong đặt tỳ lòng bàn tay từ từ trượt trả lái.
Thôi thì cứ làm cái vếu xoay như xe nâng cho nó đơn giản Cụ nhể??
Cái này các xế xe tải hay làm, trước vô lăng thường có 2 chấu nên móc dễ, giờ vô lăng nhiều chấu hơn nên ít móc.
 

LeTai1979

Xe ngựa
Biển số
OF-52024
Ngày cấp bằng
2/12/09
Số km
25,554
Động cơ
1,827,060 Mã lực
Nơi ở
Nhà

Pigwalk

Xe container
Biển số
OF-29871
Ngày cấp bằng
24/2/09
Số km
8,498
Động cơ
1,432,918 Mã lực

URAL CCCP

Xe ba gác
Biển số
OF-488891
Ngày cấp bằng
15/2/17
Số km
24,984
Động cơ
400,836 Mã lực
Nơi ở
Г.Витебск - БССР - СССР
Thế nên khi cầm vô lăng, không nên để ngón cái vào trong lòng vô lăng là vậy.
Zin 57 3 cầu lái cơ, không trợ lực, đi đường rừng thì ông méo nào cũng bị sưng lão ợ:D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top