[Funland] Văn hóa ăn uống thế nào cho chuẩn

dealer-ck

Xe điện
Biển số
OF-360108
Ngày cấp bằng
26/3/15
Số km
2,480
Động cơ
277,157 Mã lực
Nên hay không gắp thức ăn cho người khác?
Người Việt mình có thói quen là khi có khách, tiệc tùng, lễ lạt ngồi cùng mâm thường gắp thức ăn cho người ngồi cạnh. Đây là nét văn hóa của người Việt thể hiện sự quý mến, tôn trọng.
Sai lầm khi dùng đũa gắp thức ăn cho người khác
Nhưng việc gắp thức ăn cho người khác cũng gây tránh cãi vì người được gắp thức ăn sợ nhiễm bệnh…
Nên hay không gắp thức ăn cho người khác
Ảnh minh họa
Chết khiếp vì… được gắp thức ăn
Tôi còn nhớ, một lần đi theo bà chị họ đến gia đình thông gia ăn cơm, trong bữa ăn bác chủ nhà thường xuyên gắp thức ăn cho tôi, thật ra thì tôi thấy rất vui vì sự hiếu khách của gia đình họ nhưng khổ nỗi không ăn thì không được mà mỗi miếng thức ăn tôi nuốt vào như là nuốt phải sạn…
Không phải vì tôi khó tính hay thế này thế kia mà vì ông bác thông gia của bà chị họ tôi đang ốm, khụt khịt, chân thì phù vì bệnh gout… nhìn đã sợ rồi chứ đừng nói đến việc ăn chung đũa với bác ấy.
Vẫn biết là vì họ hiếu khách, quý khách nên mới gắp thức ăn cho tôi nhưng đến bây giờ nghĩ lại tôi vẫn còn sợ…
Tôi có cô bạn chỉ vì… ăn chung đũa mà nhà trai đang không cho cô về làm dâu.
Chả là do hai gia đình ở xa nên hôm về ra mắt nhà trai cũng là hôm ăn hỏi, trong bữa cơm cô được bà cô nhà chồng gắp mấy miếng thịt luộc bỏ vào bát bảo là ăn đi mà lấy sức.
Cô bạn tôi thấy bà cô vừa ăn vừa gãi gãi đùi, vảy vóc trắng cả ra, nhìn thấy thế mọi người nói kiều gì cô cũng nhất định không ăn, khi bị “động viên” nhiều quá cô bảo: Cháu không quen ăn được người khác gắp, cháu sợ lây bệnh.
Nghe xong câu đó cả họ bảo phải suy nghĩ lại việc cưới xin…
Hôm tết Dương lịch tôi có đi ăn tất niên với mấy người bạn thời cấp 3, trong bữa tiệc anh bạn tôi có dẫn theo cô con gái 6 tuổi.
Khi ngồi vào bàn ăn các cô chú cứ thay nhau gắp thức ăn cho cháu, nhưng ngồi mãi vẫn không thấy cháu ăn, mọi người hỏi thì mới biết, không phải cháu không thích những món này mà cô giáo cháu bảo không nên gắp thức ăn cho người khác vì thứ nhất là người được gắp chưa chắc đã thích, thứ hai là gắp đũa chung có thể lây bệnh…
Cả bàn tiệc há hóc mồm vì câu trả lời của cô bé.
Một số người lại cảm táy khó chịu khi được gắp thức ăn vì đấy không phải là món họ thích, họ không thể công khai việc họ đang bị gút nên không thể ăn thức ăn nhiều đạm, hoặc họ bị dị ứng với tôm, cua…
Ở Việt Nam mình gắp thức ăn cho người ngồi cùng là thể hiện sự tôn trọng, quý mến với người khác. Nhưng việc này lại gây ra tranh cãi, thậm chí mất lòng, hủy đám cưới…
Khi được xin ý kiến về vấn đề này một giáo sư sử học cho biết, nếu xét trên quan điểm về vệ sinh ăn uống và an toàn thực phẩm thì có thể nói là hợp lý.
Nếu đứng trên quan điểm về văn hóa thì đây là một nét văn hóa của nước ta, thể hiện sự tôn trọng. Và trong một gia đình thì có thể dùng chung nồi canh, đĩa rau cũng không sao.
Có người lấy đũa mình đang ăn để gắp cá, thịt... bỏ vào chén của người cùng bàn hoặc gắp rau, hải sản cho vào nồi lẩu và nhúng đũa đè rau xuống nồi.
Có người lấy muỗng hoặc vá múc nước trong nồi lẩu để nêm nếm, xong lại lấy cái muỗng đó khuấy nồi lẩu rồi nếm tiếp, rồi múc lẩu cho vài người.
Có người lấy đũa mình đang ăn để gắp cá, thịt... bỏ vào chén của người cùng bàn hoặc gắp rau, hải sản cho vào nồi lẩu và nhúng đũa đè rau xuống nồi.
Có người lấy muỗng hoặc vá múc nước trong nồi lẩu để nêm nếm, xong lại lấy cái muỗng đó khuấy nồi lẩu rồi nếm tiếp, rồi múc lẩu cho vài người. Nhiều người “chết khiếp” mà không dám nói ra.
Ẩn họa bệnh tật từ việc gắp thức ăn
Trao đổi về vấn đề này, bác sĩ (BS) Phan Quốc Bảo (Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM, cơ sở 2) cho rằng có những nguy cơ lây nhiễm bệnh thật sự khi dùng chung đũa, muỗng, nước chấm…
Những bệnh có thể lây lan qua đường tiếp xúc nước bọt như nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori hoặc các bệnh truyền nhiễm như cảm cúm, quai bị.
“Những bệnh này khi bị nhiễm, đôi khi lại không có biểu hiện ngay lập tức nên nhiều người vẫn chủ quan”, BS Bảo nói.
Trao đổi về vấn đề này, bác sĩ (BS) Phan Quốc Bảo (Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM, cơ sở 2) cho rằng có những nguy cơ lây nhiễm bệnh thật sự khi dùng chung đũa, muỗng, nước chấm…
Những bệnh có thể lây lan qua đường tiếp xúc nước bọt như nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori hoặc các bệnh truyền nhiễm như cảm cúm, quai bị.
“Những bệnh này khi bị nhiễm, đôi khi lại không có biểu hiện ngay lập tức nên nhiều người vẫn chủ quan”, BS Bảo nói.
Chia sẻ thêm về những nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng đũa, muỗng mình đang ăn để gắp cho người khác, BS Trần Ngọc Lưu Phương (Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP.HCM) cho biết khoang miệng của mỗi người chứa gần 80 triệu vi khuẩn khác nhau, trong đó có những vi khuẩn gây bệnh.
"Viêm gan A, viêm gan E, viêm loét dạ dày... có thể lây lan qua đường ăn uống chung", BS Phương nói.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), virút gây viêm gan A lây truyền chủ yếu qua đường phân - miệng, một người lành ăn phải thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm mầm bệnh (phân của người bệnh) sẽ mắc bệnh viêm gan A.
Virút cũng có thể lây truyền qua tiếp xúc vật lý gần gũi với người nhiễm, nhưng khả năng ít hơn nhiều.
Cũng theo WHO, ở các nước đang phát triển với điều kiện vệ sinh môi trường kém thì hầu hết trẻ em (90%) bị nhiễm viêm gan siêu vi A trước 10 tuổi.
Theo Hội Khoa học tiêu hóa Việt Nam (VNAGE), trên 80% dân số nước ta bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori.
Vi khuẩn này gây ra khá nhiều bệnh của dạ dày - tá tràng như: chứng rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, loét dạ dày - tá tràng.
Vi khuẩn H. pylori có nhiều trong nước bọt, mảng cao răng, niêm mạc dạ dày của người bệnh và lan truyền chủ yếu qua ăn uống.
Do đó, để tránh lây nhiễm cần ăn chín, uống sạch, tránh các thói quen xấu như: uống chung ly rượu, chấm chung nước mắm, lấy đũa mình đang ăn gắp thức ăn cho người bên cạnh...
 

dealer-ck

Xe điện
Biển số
OF-360108
Ngày cấp bằng
26/3/15
Số km
2,480
Động cơ
277,157 Mã lực
Em không phải là người kỹ tính nhưng cực kì dị ứng với bữa cơm Việt hiện nay, khi mà cách ăn uống của phần lớn mọi người chưa được văn minh cho lắm: em ví dụ, trong bữa cơm, 1 bát mắm 4-6 đôi đũa chấm vào; một bát canh 4-6 đôi đũa mò vào mặc dù lù lù cái thìa để múc bên cạnh; Gắp đồ ăn thì gẩy gẩy chọn miếng ưa thích; Chưa kể lúc ăn cơm nói chuyện cười hô hố, bắn lung tung ra mâm ...ghê vcđ
 

vitomxau

Xe lăn
Biển số
OF-46761
Ngày cấp bằng
17/9/09
Số km
13,419
Động cơ
650,832 Mã lực
Nơi ở
Nhà em chứ đâu !
Em không phải là người kỹ tính nhưng cực kì dị ứng với bữa cơm Việt hiện nay, khi mà cách ăn uống của phần lớn mọi người chưa được văn minh cho lắm: em ví dụ, trong bữa cơm, 1 bát mắm 4-6 đôi đũa chấm vào; một bát canh 4-6 đôi đũa mò vào mặc dù lù lù cái thìa để múc bên cạnh; Gắp đồ ăn thì gẩy gẩy chọn miếng ưa thích; Chưa kể lúc ăn cơm nói chuyện cười hô hố, bắn lung tung ra mâm ...ghê vcđ
Theo cụ ăn uống như nào là văn hóa ạ. vcđ là gì cụ :)
 

xe rùa 2012

Xe container
Biển số
OF-199905
Ngày cấp bằng
27/6/13
Số km
8,082
Động cơ
377,998 Mã lực
em sợ nhất ăn cơm có bà giúp việc mới đến đen thui, ho khù khụ, đũa khoắng khắp các bát, mút chùn chụt mắm muối các loại, thế là nhà em đành tự làm tất ăn cả. e rất muốn đi đâu ăn cơm cũng dc cơm phần: văn minh và sạch sẽ, dưng chưa bao giờ trong đời, em dc dự 1 bữa cơm Việt mà chia phần sẵn cả :(:(
 

sparta.leonidas

Xe ngựa
Biển số
OF-368450
Ngày cấp bằng
28/5/15
Số km
26,342
Động cơ
437,878 Mã lực
em sợ nhất ăn cơm có bà giúp việc mới đến đen thui, ho khù khụ, đũa khoắng khắp các bát, mút chùn chụt mắm muối các loại, thế là nhà em đành tự làm tất ăn cả. e rất muốn đi đâu ăn cơm cũng dc cơm phần: văn minh và sạch sẽ, dưng chưa bao giờ trong đời, em dc dự 1 bữa cơm Việt mà chia phần sẵn cả :(:(
Tìm cách thích nghi thôi. Cho dù không thích nhưng người khác gắp thức ăn cho mình là cách thể hiện sự quan tâm dành cho mình cụ ạ.
 

sparta.leonidas

Xe ngựa
Biển số
OF-368450
Ngày cấp bằng
28/5/15
Số km
26,342
Động cơ
437,878 Mã lực
Ăn uống trong gia đình khác với ăn uống xã giao. Quan tâm đến người khác trong bữa ăn là văn hoá lâu đời của người Việt. Chắc chắn các cụ sẽ không cảm thấy gì khi người trong gia đình gắp thức ăn cho mình bằng đôi đũa đang ăn. Nhưng khi ra ngoài lại rất e ngại điều đó. Chỉ cần thích nghi thôi. Và khi gắp cho người khác hãy gắp bằng đũa sạch. Em đã dạy con mình như vậy đấy.
 

sidecardesigner

Xe điện
Biển số
OF-61221
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
4,855
Động cơ
478,888 Mã lực
Nơi ở
48B TT
Khi cần gắp thì ít cũng phải đổi đầu đũa chứ nhể?
Nhưng em cũng ko thích đc gắp trừ phi ng thuộc tính em thích ăn gì cứ gắp đúng món đó cho em :))
 

dealer-ck

Xe điện
Biển số
OF-360108
Ngày cấp bằng
26/3/15
Số km
2,480
Động cơ
277,157 Mã lực
Theo cụ ăn uống như nào là văn hóa ạ. vcđ là gì cụ :)
Em không dám lạm bàn nhiều vì thực ra chưa có 1 chuẩn nào, nhưng em nhận thức thế này, trong bữa ăn liên quan đến nhiều người, có người vô tư, có người không vô tư, có người khỏe mạnh, có người bị bệnh (có thể bị bệnh mà không biết). Ví dụ có đĩa thịt luộc chẳng hạn, khi gắp mình xử lý góc gần mình nhất, gắp sao cho đũa ít va chạm sang miếng khác, và gắp vị trí 1/3 miếng, khi chấm vào bát mắm thì chấm về phần 2/3 kia để đầu đũa không chạm vào mắm (em ví dụ trường hợp dùng chung đồ). BÁt canh thì tuyệt đối không mò đũa vào, dùng muỗng (muôi, thìa). Gắp cho người khác thì dùng đũa sạch, hoặc khi mới bắt đầu bữa ăn lúc đũa chưa sử dụng, hoặc quay đầu đũa, hoặc bố trí kẹp để gắp đồ để bên cạnh...
 

vitomxau

Xe lăn
Biển số
OF-46761
Ngày cấp bằng
17/9/09
Số km
13,419
Động cơ
650,832 Mã lực
Nơi ở
Nhà em chứ đâu !
Em không dám lạm bàn nhiều vì thực ra chưa có 1 chuẩn nào, nhưng em nhận thức thế này, trong bữa ăn liên quan đến nhiều người, có người vô tư, có người không vô tư, có người khỏe mạnh, có người bị bệnh (có thể bị bệnh mà không biết). Ví dụ có đĩa thịt luộc chẳng hạn, khi gắp mình xử lý góc gần mình nhất, gắp sao cho đũa ít va chạm sang miếng khác, và gắp vị trí 1/3 miếng, khi chấm vào bát mắm thì chấm về phần 2/3 kia để đầu đũa không chạm vào mắm (em ví dụ trường hợp dùng chung đồ). BÁt canh thì tuyệt đối không mò đũa vào, dùng muỗng (muôi, thìa). Gắp cho người khác thì dùng đũa sạch, hoặc khi mới bắt đầu bữa ăn lúc đũa chưa sử dụng, hoặc quay đầu đũa, hoặc bố trí kẹp để gắp đồ để bên cạnh...
Em thì chỉ suy nghĩ là tùy từng hoàn cảnh :)
 

be bư

Tầu Hỏa
Biển số
OF-197289
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
44,268
Động cơ
620,275 Mã lực
xin hầu các cụ câu chuyện :
có 2 cụ ngồi uống rượu trên bàn có mỗi cái đĩa có 2 con tôm ( 1 con to , 1 con nhỏ )
cụ lý LÁC : kìa ... cụ ! mời cụ xơi đi . cái giống để nguội tanh
cụ lý TOÉT : ko dám vô phép mời cụ xơi trước . cụ tính thế nào .... để e còn liệu
cụ lý LÁC thừa lúc cụ lý TOÉT ko để ý gắp luôn con tôm to . cụ lý TOÉT quay lại thấy vậy liền bảo cụ thật mất lich sự cụ gắp trước thì phải gắp con nhỏ chứ sao lại gắp con to đúng là đồ tham ăn
cụ lý LÁC bèn nói : cụ thông cảm e nhìn định gắp con nhỏ nhưng thế nào lại nhầm sang con to :D
 

phonganga

Xe tăng
Biển số
OF-180555
Ngày cấp bằng
15/2/13
Số km
1,702
Động cơ
347,490 Mã lực
Nơi ở
Số 5 ngõ 1 phố Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Website
chaca.com.vn
em sợ nhất ăn cơm có bà giúp việc mới đến đen thui, ho khù khụ, đũa khoắng khắp các bát, mút chùn chụt mắm muối các loại, thế là nhà em đành tự làm tất ăn cả. e rất muốn đi đâu ăn cơm cũng dc cơm phần: văn minh và sạch sẽ, dưng chưa bao giờ trong đời, em dc dự 1 bữa cơm Việt mà chia phần sẵn cả :(:(
cơm nhật chia phần và hàn xẻng cũng thế văn minh ghê
 

huyhien

Xe buýt
Biển số
OF-210434
Ngày cấp bằng
17/9/13
Số km
653
Động cơ
320,761 Mã lực
Nơi ở
Bình Thuận
Cứ để tự nhiên như tập tục người miền nam,ai muốn ăn gì cứ tự gắp,họ chỉ mời miệng thôi.
 

tunght76mdc

Xe tải
Biển số
OF-48149
Ngày cấp bằng
7/10/09
Số km
386
Động cơ
463,040 Mã lực
Tùy hoàn cảnh thôi. Ngồi nhậu với nhau ăn lẩu các cụ ngồi đấy mà xét văn hóa.
 

hienmorning82

Xe hơi
Biển số
OF-355200
Ngày cấp bằng
24/2/15
Số km
147
Động cơ
263,813 Mã lực
ăn trông nồi , ngồi trông hướng ===các Cụ đã dạy là chỉ có chuẩn
 

Bò lốp

Xe lăn
Biển số
OF-149832
Ngày cấp bằng
20/7/12
Số km
13,846
Động cơ
446,810 Mã lực
Em không phải là người kỹ tính nhưng cực kì dị ứng với bữa cơm Việt hiện nay, khi mà cách ăn uống của phần lớn mọi người chưa được văn minh cho lắm: em ví dụ, trong bữa cơm, 1 bát mắm 4-6 đôi đũa chấm vào; một bát canh 4-6 đôi đũa mò vào mặc dù lù lù cái thìa để múc bên cạnh; Gắp đồ ăn thì gẩy gẩy chọn miếng ưa thích; Chưa kể lúc ăn cơm nói chuyện cười hô hố, bắn lung tung ra mâm ...ghê vcđ
E dị ứng với phát ngôn của cụ,ai chả biết thế nhưng thay đổi đc là rất khó.cụ đang làm mà ko theo lời đới
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top