[Thảo luận] Van hằng nhiệt cho Ford Laser ? Nhờ các cụ chỉ giáo.

ThangTocBac

Xe tăng
Biển số
OF-39652
Ngày cấp bằng
1/7/09
Số km
1,294
Động cơ
481,949 Mã lực
Chẳng sao hết đâu. Cái đó chỉ cần ở xứ lạnh, khi mới nổ máy muốn lấy nhiệt để sưởi ấm (điều hòa nóng ở xe khác với điều hòa ở nhà, sẽ lấy nhiệt từ máy), thì cái van ấy nó đóng để máy nhanh nóng, nhanh có nhiệt để sưởi ấm. Đến khi đủ nhiệt (máy đủ nóng) nó mới mở van cho nước mát luân chuyển.
Còn ở VN, trời mùa lạnh sẽ lâu nóng máy hơn chút nhưng chẳng ảnh hưởng, còn mùa hè thì có hay không có van nó cũng nhanh nóng hết.
Cụ cứ yên tâm. Laser nhà em ngày trước chạy không van hằng nhiệt cả mấy năm, chả thấy tốn kém hơn tí nào, cũng chẳng thấy hại tí nào cả.
Còn chẳng có lý thuyết hay thực tiễn nào nói rằng máy lâu nóng thì tốn nhiên liệu hơn cả. Vẫn vòng tua như vậy, vẫn lượng nhiên liệu tiêu thụ cho 1 lần sinh công như vậy, thì lấy gì ra mà tốn? Xe nó có đốt xăng để làm nóng máy đâu? Máy nóng là do ma sát làm nóng chứ có do đốt mà nó nóng đâu. Máy nóng, máy nguội thì 1 lần piston đi lên đi xuống cũng chỉ sinh ngần ấy công thôi. Chỉ khác cái là nếu nhiệt độ máy ở tầm 80 độ thì dầu bôi trơn sẽ làm việc hiệu quả nhất mà thôi.
Còn với mùa lạnh ở HN, vẫn van hằng nhiệt đầy đủ, có khi chạy đến nửa tiếng mà máy vẫn chưa đạt đủ nhiệt độ vì trời quá lạnh ==> Chả nhẽ nó lại ảnh hưởng? Không lẽ tốn xăng hơn? :)
Cụ này nói rõ hay, mỗi tội hiểu biết của cụ chỉ ở mức người sử dụng mà thôi.
Cụ nói không tốn xăng hơn, chắc xe cụ tốn sẵn rồi nên cụ ko để ý. Hệ thống điều khiển của xe sẽ quyết định mức bơm xăng tùy thuộc vào tín hiệu từ các cảm biến: lượng khí nạp, nhiệt độ khí nạp, nhiệt độ nước làm mát, lượng oxy trong khí thải, vị trí bím ga, đôi khi cả tải trọng của xe nữa. Trong đó tín hiệu nhiệt độ nước làm mát của cụ sai (do ko có van hằng nhiệt) nên ECU hiểu là máy còn lạnh (mà lạnh thật) nên chế độ bù ga buổi sáng luôn đc kích hoạt, bơm xăng đậm hơn lúc đạt nhiệt độ tối ưu -> tốn xăng hơn.

Cụ nói "...không thấy hại gì..." chẳng qua là cụ chưa biết thôi. Động cơ cấu thành từ các chi tiết kim loại, nhiều chi tiết với vật liệu khác nhau, có tính dãn nở vì nhiệt khác nhau, động cơ đc thiết kế để hoạt động ổn định ở một nhiệt độ (khoảng 85 độ C), khi đó các chi tiết dãn nở đều nhau và ở điểm tối ưu cho ma sát và giảm thiểu mài mòn -> xe cụ ko có van hằng nhiệt nên nhiệt độ máy thường xuyên thấp hơn định mức -> sự mài mòn do ma sát tăng cao hơn bình thường.

Cụ nói "...máy nóng là do ma sát..." xe cụ mà nóng máy do ma sát thì cụ mang lên TN đúc lại đi là vừa :P
Động cơ đốt trong sinh công nhờ qúa trình đốt cháy nhiên liệu trong buồng đốt, đã cháy thì kèm theo sinh nhiệt, nhiệt đó làm nóng máy chứ ko phải nóng do ma sát cụ nhé.

Tóm lại đi mua xe cũ nên tránh xe bị tháo bở van hằng nhiệt
 
Chỉnh sửa cuối:

hat65

Xe điện
Biển số
OF-26210
Ngày cấp bằng
22/12/08
Số km
4,471
Động cơ
524,597 Mã lực
Cháu chỉnh lại chút. Van hằng nhiệt chỉ hoạt động đóng khi nhiệt độ nước làm mát thấp, còn khi máy nóng ( chưa cần đến nhiệt độ tối ưu) là van đã mở để nước mát chạy qua két, khi đó coi như ko có van . Túm cái váy lại là cụ nào chỉ đi toàn quãng ngắn rồi nghỉ máy nguội, rồi đi rồi nghỉ máy nguội, rồi đi thì sẽ thấy tốn xăng nếu bỏ van. Còn nếu nổ máy rồi đi liền một mạch thì chả tốn hơn chút nào
 

roll2002

Xe tải
Biển số
OF-140598
Ngày cấp bằng
4/5/12
Số km
317
Động cơ
368,482 Mã lực
Nơi ở
Dạo này ở khắp nơi
Cụ này nói rõ hay, mỗi tội hiểu biết của cụ chỉ ở mức người sử dụng mà thôi.
Cụ nói không tốn xăng hơn, chắc xe cụ tốn sẵn rồi nên cụ ko để ý. Hệ thống điều khiển của xe sẽ quyết định mức bơm xăng tùy thuộc vào tín hiệu từ các cảm biến: lượng khí nạp, nhiệt độ khí nạp, nhiệt độ nước làm mát, lượng oxy trong khí thải, vị trí bím ga, đôi khi cả tải trọng của xe nữa. Trong đó tín hiệu nhiệt độ nước làm mát của cụ sai (do ko có van hằng nhiệt) nên ECU hiểu là máy còn lạnh (mà lạnh thật) nên chế độ bù ga buổi sáng luôn đc kích hoạt, bơm xăng đậm hơn lúc đạt nhiệt độ tối ưu -> tốn xăng hơn.

Cụ nói "...không thấy hại gì..." chẳng qua là cụ chưa biết thôi. Động cơ cấu thành từ các chi tiết kim loại, nhiều chi tiết với vật liệu khác nhau, có tính dãn nở vì nhiệt khác nhau, động cơ đc thiết kế để hoạt động ổn định ở một nhiệt độ (khoảng 85 độ C), khi đó các chi tiết dãn nở đều nhau và ở điểm tối ưu cho ma sát và giảm thiểu mài mòn -> xe cụ ko có van hằng nhiệt nên nhiệt độ máy thường xuyên thấp hơn định mức -> sự mài mòn do ma sát tăng cao hơn bình thường.

Cụ nói "...máy nóng là do ma sát..." xe cụ mà nóng máy do ma sát thì cụ mang lên TN đúc lại đi là vừa :P
Động cơ đốt trong sinh công nhờ qúa trình đốt cháy nhiên liệu trong buồng đốt, đã cháy thì kèm theo sinh nhiệt, nhiệt đó làm nóng máy chứ ko phải nóng do ma sát cụ nhé.

Tóm lại đi mua xe cũ nên tránh xe bị tháo bở van hằng nhiệt
Cụ nói rất chuẩn ạ, em cũng đã đọc tài liệu hd của focus, xe tiết kiệm nhiên liệu khi đi được quảng đường từ 15 km trở lên, có nghĩa là nhiệt độ máy tối ưu, khi đó máy nổ cũng êm hơn. Van hằng nhiệt giúp máy nhanh đạt nhiệt độ tối ưu, đó cũng là lí do nó giúp xe tiết kiệm nhiên liệu. Ngày nay các hãng xe chú trọng thiết kế động cơ dùng các vạt liệu hợp kim sao cho động cơ nhanh đạt nhiệt độ tối ưu là vậy.
Kính cụ 1 ly riệu cho ấm ạ.
 

anhbac.Mondeo

Xe buýt
Biển số
OF-168335
Ngày cấp bằng
24/11/12
Số km
569
Động cơ
350,590 Mã lực
Nơi ở
cơ nhỡ...
Cụ này nói rõ hay, mỗi tội hiểu biết của cụ chỉ ở mức người sử dụng mà thôi.
Cụ nói không tốn xăng hơn, chắc xe cụ tốn sẵn rồi nên cụ ko để ý. Hệ thống điều khiển của xe sẽ quyết định mức bơm xăng tùy thuộc vào tín hiệu từ các cảm biến: lượng khí nạp, nhiệt độ khí nạp, nhiệt độ nước làm mát, lượng oxy trong khí thải, vị trí bím ga, đôi khi cả tải trọng của xe nữa. Trong đó tín hiệu nhiệt độ nước làm mát của cụ sai (do ko có van hằng nhiệt) nên ECU hiểu là máy còn lạnh (mà lạnh thật) nên chế độ bù ga buổi sáng luôn đc kích hoạt, bơm xăng đậm hơn lúc đạt nhiệt độ tối ưu -> tốn xăng hơn.

Cụ nói "...không thấy hại gì..." chẳng qua là cụ chưa biết thôi. Động cơ cấu thành từ các chi tiết kim loại, nhiều chi tiết với vật liệu khác nhau, có tính dãn nở vì nhiệt khác nhau, động cơ đc thiết kế để hoạt động ổn định ở một nhiệt độ (khoảng 85 độ C), khi đó các chi tiết dãn nở đều nhau và ở điểm tối ưu cho ma sát và giảm thiểu mài mòn -> xe cụ ko có van hằng nhiệt nên nhiệt độ máy thường xuyên thấp hơn định mức -> sự mài mòn do ma sát tăng cao hơn bình thường.

Cụ nói "...máy nóng là do ma sát..." xe cụ mà nóng máy do ma sát thì cụ mang lên TN đúc lại đi là vừa :P
Động cơ đốt trong sinh công nhờ qúa trình đốt cháy nhiên liệu trong buồng đốt, đã cháy thì kèm theo sinh nhiệt, nhiệt đó làm nóng máy chứ ko phải nóng do ma sát cụ nhé.

Tóm lại đi mua xe cũ nên tránh xe bị tháo bở van hằng nhiệt
Bác nói chuẩn luôn ! ;)
 

NguaHoang1978

Xe tải
Biển số
OF-41366
Ngày cấp bằng
23/7/09
Số km
364
Động cơ
470,650 Mã lực
Kim nhiệt của FL chỉ ở 9h kém 10 phút là chuẩn cụ nhé.
11h thì chuẩn bị đi cấp cứu vì sốt rất cao rồi cụ ợ :((
Cụ cho em hỏi chút: Xe e 1.8 at, khi ko bật điều hòa kim nhiệt chỉ như cụ phán rồi, nhưng 1 quạt thi thoảng mới quay, quay tý lại dừng. Thế có bình thường ko ạ!
 

ThangTocBac

Xe tăng
Biển số
OF-39652
Ngày cấp bằng
1/7/09
Số km
1,294
Động cơ
481,949 Mã lực
Cụ cho em hỏi chút: Xe e 1.8 at, khi ko bật điều hòa kim nhiệt chỉ như cụ phán rồi, nhưng 1 quạt thi thoảng mới quay, quay tý lại dừng. Thế có bình thường ko ạ!
Quạt lúc quay lúc dừng là bình thường, cụ cứ xem kim nhiệt ổn định ở giữa đồng hồ là OK.
Cả hai quạt quay lúc block điều hòa đóng, khi cabin đủ mát, block nó ngắt thì quạt dàn nóng điều hòa tắt (có thể cả 2 quạt cùng tắt), nói chung chúng nó hoạt động ngắt quãng do điều khiển để ổn định nhiệt độ nước làm mát và ổn định nhiệt độ cabin.
 

NguaHoang1978

Xe tải
Biển số
OF-41366
Ngày cấp bằng
23/7/09
Số km
364
Động cơ
470,650 Mã lực
Quạt lúc quay lúc dừng là bình thường, cụ cứ xem kim nhiệt ổn định ở giữa đồng hồ là OK.
Cả hai quạt quay lúc block điều hòa đóng, khi cabin đủ mát, block nó ngắt thì quạt dàn nóng điều hòa tắt (có thể cả 2 quạt cùng tắt), nói chung chúng nó hoạt động ngắt quãng do điều khiển để ổn định nhiệt độ nước làm mát và ổn định nhiệt độ cabin.
Cảm ơn bác!
Tiện thể cho em hỏi: khi đi đường đèo dốc bình nước phụ dâng lên cao trên mức full vài cm , đến lúc nguội nó mới về mức cũ có ổn không . Thi thoảng em phải thêm 1 chén nước nữa .
 
Chỉnh sửa cuối:

bluesky1974

Xe tải
Biển số
OF-359575
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
332
Động cơ
262,860 Mã lực
Nơi ở
स्प्रिंग हाउस otofun
Cảm ơn bác!
Tiện thể cho em hỏi: khi đi đường đèo dốc bình nước phụ dâng lên cao trên mức full vài cm , đến lúc nguội nó mới về mức cũ có ổn không . Thi thoảng em phải thêm 1 chén nước nữa .
Ổn cụ ạ, vì khi nước nóng cái van các cụ nói ở trên mở ra,đẩy nước lưu thông qua két nước làm mát nên việc nó dâng lên cao hơn vạch full là bình thường.
Nếu lâu lâu cụ mới thêm chén nước thì không sao, chứ khoảng 1-2 tuần mà phải thêm là bị dò nước đấy ạ.
 

ThangTocBac

Xe tăng
Biển số
OF-39652
Ngày cấp bằng
1/7/09
Số km
1,294
Động cơ
481,949 Mã lực
Cảm ơn bác!
Tiện thể cho em hỏi: khi đi đường đèo dốc bình nước phụ dâng lên cao trên mức full vài cm , đến lúc nguội nó mới về mức cũ có ổn không . Thi thoảng em phải thêm 1 chén nước nữa .
Cụ đã có câu trả lời rồi, em bổ sung tí thôi.
Bình phụ và két nước là hệ thống bình thông nhau, chức năng chính của bình nước phụ là để giải quyết việc chứa lượng nước do co giãn khi nhiệt độ nước làm mát thay đổi.
Khi nguội thể tích nước co lại nên mức nước bình phụ giảm, khi nóng thể tích giãn ra nên mức nước ở bình phụ tăng lên. Nếu ko có cái bình phụ này thì khi nóng lên áp lực do nước giãn ra sẽ đẩy 1 phần nước qua van bảo vệ của nắp két nước đi mất làm hao nước hoặc két nước hay thành máy sẽ sớm bị bục nếu nước ko thoát đi đâu đc :)
 

quanghaiford

Xe đạp
Biển số
OF-338477
Ngày cấp bằng
14/10/14
Số km
40
Động cơ
276,500 Mã lực
Van hằng nhiệt ( két nước) có 2 van áp suất, khi nóng , nước giãn nở van sẽ mở ra đẩy nước ra bình nước phụ, khi két nước nguội van mở đường nước từ bình nước phụ trở lại két, xe cũ các bác nên để ý kỹ két nước và nap ket nuoc, nếu hỏng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hoạt động của động cơ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top