Tôi không tìm thấy cái định nghĩa này trong Thông tư 56/2021/TT-BCA ngày 01/7/2021, bác ạ.
Còn theo 1 cậu tự xưng là luật sư, thì hắn bẩu thế này:
"
Cũng giống như “nguyên quán”, khái niệm “quê quán” mặc dù được đề cập đến nhiều trong các loại giấy tờ như Chứng minh nhân dân, Giấy khai sinh, Sổ hộ khẩu… nhưng đến nay, vẫn chưa có quy định nào định nghĩa cụ thể về khái niệm này. Đồng thời, hiện nay, để đảm bảo tính thống nhất trong các loại giấy tờ thì hiện nay, trong các loại giấy tờ như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, Giấy khai sinh,… đều không dùng từ “nguyên quán” nữa, mà thống nhất dùng khái niệm “quê quán”.
Về cách ghi “quê quán” trong Giấy khai sinh, căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Luật hộ tịch năm 2014, điểm đ khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì:
Quê quán của một người khi được đăng ký khai sinh sẽ được xác định theo quê quán của người cha hoặc người mẹ đẻ của họ theo nội dung thỏa thuận của cha, mẹ của người này; hoặc được xác định theo thông lệ, tập quán của địa phương được ghi trong nội dung tờ khai đăng ký khai sinh khi đi đăng ký khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền."
Link:
Cách ghi nguyên quán, quê quán theo pháp luật hiện hành? (luathongthai.com)
Thực ra, có khá nhiều link đưa ra cách hiểu tương tự.
Cách định nghĩa Quê quán khá ngu xuẩn, bác có chia sẻ quan điểm này?
Với cá nhân tôi, tôi vui lòng với khái niệm, Quê của cá nhân tôi là tỉnh nơi cá nhân tôi lớn lên từ nhỏ. Tức là, Hà Nội, thêm luôn Hà Nội 2 cũng được, cho nó oách.
Còn nếu ai đó, vì thế, có tới 3 "quê" (vì tuổi nhỏ theo bố mẹ ở 3 tỉnh khác nhau): Cũng chẳng có vấn đề gì, cá nhân khổ chủ tự lựa chọn quê hương cho mình.
Tôi thì đánh giá cái Tự lựa chọn này quan trọng hơn nhiều so với sự ép buộc hành chính của ai đó, về Quê hương của 1 người.
Tôi không hề quan tâm khi ai đó bẩu, gốc gác tôi ở Hà Tĩnh, chỉ vì lý do duy nhất là ông già tôi sinh ra và lớn lên ở đó.