[Funland] Văn Cao: Mùa Xuân đầu tiên - Ca khúc cuối cùng

Archer

Xe điện
Biển số
OF-16170
Ngày cấp bằng
10/5/08
Số km
4,830
Động cơ
553,871 Mã lực


Văn Cao là một thiên tài về âm nhạc , là một danh nhân văn hoá của VN , nhưng cuộc đời ông lại gian truân cay đắng như nhà thơ , nhà văn Trần Mạnh Hảo đã viết “ Văn Cao một thiên tài bị lưu đày “ và ca khúc “ Mùa xuân đầu tiên “ của ông cũng là ca khúc cuối cùng của ông cũng cùng trong số phận ấy .
Ngay từ cuối năm 1949 ( trùng với năm sinh của người viết bài này ) , theo yêu cầu của một số lãnh đạo trong quân đội , ông sáng tác ca khúc hùng tráng “ Tiến về Hà Nội “, khi bài hát ra đời được bộ đội nhân dân vùng kháng chiến chào đón nhiệt liệt thì ông lại bị bên tư tưởng văn hoá phê bình kiểm điểm lên xuống vì bị quy kết là “ tư tưởng lạc quan tếu”, “ tiểu tư sản “, “ không hợp thời “ . Nhưng đến khi giải phóng Thủ đô năm 1954 thì không có bài hát nào so sánh được với sự hùng tráng hào hùng , sự lột tả đầy đủ những hình ảnh tình cảm chân thực nhất ngày giải phóng Thủ đô mà ông đã hình dung và tiên liệu trước đó 5 năm .



Bị của cú shock đó ông đã thề không bao giờ viết ca khúc chính trị nữa , tiếp theo đó 10 năm sau ông lại bị kết án trong vụ án “Nhân văn Giai phẩm “ năm 1958. Riêng vì ông là tác giả bài Quốc ca nên không bị vào tù như các văn nghệ sĩ khác nhưng bị đi cải tạo lao động trên miền núi , bị giam lỏng cô lập suốt thời gian dài khi tài năng đang nở rộ , các tác phẩm của ông bị cấm phổ biến lưu hành và cũng từ đấy ông không còn viết một tác phẩm âm nhạc nào nữa trừ vẽ tranh , tranh minh họa kí tên người khác để kiếm sống và làm thơ cho riêng mình để giải tỏa nỗi lòng . Sau ngày giải phóng , cuối năm 1975 đoàn cán bộ báo “ Sài Gòn giải phóng “ khi ra Hà Nội đã tới thăm ông và đặt hàng ông viết một bài cho báo Xuân Tết Bính Thìn . Ông đã vui vẻ nhận lời , dòng chảy âm nhạc của ông lại tuôn trào sau bao năm kìm nén trong lòng để cho ra đời ca khúc “ Mùa xuân đầu tiên “ . Như tâm sự của ông đã nói : “ Lúc đó không thể không viết bài hát. Vẽ, làm thơ chưa thỏa, phải là bài hát mới sướng “. Nhưng bài hát của ông không như những ca khúc khác trong giai đoạn đó phải là hùng tráng hào hùng ngất ngây , phải khí thế với cờ bay với Đảng với Bác ... bài hát của ông lại có tiết tấu dịu dàng của điệu valse sang trọng pha chút ngậm ngùi , phiêu linh xô dạt day dứt của một tâm hồn nghệ sĩ trải qua cay đắng như ông tâm sự : “ Tôi vẽ và làm thơ như một thôi thúc. Âm nhạc vẫn là lẽ sống của đời mình nhưng ba mươi năm không viết. Chỉ duy nhất có Mùa xuân đầu tiên... Mùa xuân đầu tiên là lời hoan ca về ngày sum họp. Hai mươi mốt năm chia cắt, bà con mình hai ngả Bắc Nam, nỗi đau ấy lớn lắm, không bút nảo tả nổi... Và tôi viết bản nhạc ấy như một lẽ tự nhiên. Âm nhạc và ca từ như chảy từ trái tim.. “ .



Thật vậy , mở đầu bài hát rất lạ bằng ca từ “ Rồi dặt dìu , mùa xuân theo én về “ như một lẽ đương nhiên cái gì phải đến thì sẽ phải đến , cuộc chiến tranh tàn khốc nồi da nấu thịt của dân tộc rồi cũng phải kết thúc . Một mùa xuân bình thường như bao mùa xuân khác hôm nay đã trở thành mùa vui mùa yên lành không tiếng súng : “ Mùa bình thường , mùa vui nay đã về , mùa xuân mơ ước ấy “ đã về có nắng , có chim nhưng lại chưa trong sáng rạng ngời như mong ước và bằng linh cảm của mình ông thấy nó phảng phất nỗi mơ hồ cô đơn trong mùa xuân thanh bình “ với khói bay trên sông , gà đang gáy trưa bên sông “. Tiếng gà gáy lạc lõng giữa trưa bên sông còn mờ sương khói như một khoảng lặng trong niềm vui của dân tộc chưa trọn vẹn , đất nước thống nhất nhưng dân tộc chưa thống nhất . Trong sự hoan ca của những người chiến thắng ông vẫn thấy nghẹn ngào về cái giá dân tộc phải trả để có mùa xuân thanh bình trong “ người mẹ nhìn đàn con nay đã về “ , trong “ giọt nước mắt trên vai anh , giọt sưởi ấm trên vai anh “ . Còn điều ông mong mỏi nhất với một tâm hồn nhân văn thánh thiện nằm ở trong cao trào bài hát như nhắn nhủ day dứt :
“ Từ đây người biết quê người
Từ đây người biết thương người
Từ đây người biết yêu người…”
Nhưng cái từ đây ấy vẫn còn u hoài như trong câu kết : “ một trưa nắng thôi hôm nay mênh mông “ .
Bài hát được in trên tờ “ Sài Gòn giải phóng “ số Xuân Bính Thìn ngày 01-01-1976 , ngay sau đó đã bị cấm lưu hành vì lý do bài hát “ "nghe mơ hồ rắc rối, kêu gọi tình thương một cách chung chung, thiếu tính giai cấp", "ủy mị, yếu đuối" và bị xem là "lạc điệu" . Nhưng cũng mùa xuân năm đó bài hát lại được Liên Xô ( cũ ) in phát hành và thu thanh phát sóng trong chương trình phát thanh Việt ngữ tại Moskva nên nhiều người Việt biết tới và số phận của nó không bị chìm trong quên lãng , rồi phải mãi 20 năm sau bài hát mới được phổ biến công khai rộng rãi sau ngày ông mất .
Khi nghe bài hát , mỗi người ở hoàn cảnh khác nhau trong thời kỳ đó sẽ có những cảm xúc tâm trạng rung động khác nhau về bài hát , đấy là điều đặc biệt của bài hát mà như nhà thơ nhà văn Trần Mạnh Hảo đã nhận xét : “ Đây là bài hát có số phận đặc biệt nhất trong cuộc đời sáng tác của Văn Cao. Đây cũng là bài hát mang nhiều tâm trạng đối lập, hòa trộn nước với lửa: Vui ít, buồn nhiều, mừng ít, tủi nhiều, hoan ca ít, bi ca nhiều, tha thiết ít, nghẹn ngào nhiều, bâng khuâng ít, đau đáu nhiều, tự sự ít, ai oán nhiều, mê say ít, thở than nhiều, cứng cỏi ít, run run nhiều, da diết ít, nỉ non nhiều, cười ít, khóc nhiều, sum họp ít, cô đơn nhiều, yêu thương ít, đau thương nhiều, gặp gỡ ít , bơ vơ nhiều ... “
Xin mời các bạn nghe bài hát.
Lê Quang Doãn

Với ca sĩ Ánh Tuyết

 

DaewooBC212MA

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-294254
Ngày cấp bằng
29/9/13
Số km
4,772
Động cơ
362,766 Mã lực
Tuổi
37
Nơi ở
Khu đô thị Văn Quán
Lúc đầu nghe thì cũng bình thường. Nhưng đọc phân tích thì càng đọc càng thấy ngấm. Rồi lại xâu chuỗi hoàn cảnh ra đời, tác giả rồi số phận của những bản nhạc của ông từ lúc bị cấm đoán đến lúc được khôi phục mới thấy giá trị bên trong.
 

Studer

Xe tăng
Biển số
OF-617889
Ngày cấp bằng
22/2/19
Số km
1,329
Động cơ
131,562 Mã lực
Buồn cho một tài năng đất nước , bài hát này cá nhân em thấy rất hay , bâng khuâng , đưa ta vào những mơ ước , khát vọng từ những bình dị của cuộc sống
Ca từ trong các bài hát của Văn Cao rất đắt , nét nhạc trong sáng mà không dễ gì bắt chước được , tài năng đó đã bị bọn tầm thường , thô tục kiểm duyệt và cẩm hát trong một thời gian dài
Văn Cao cũng chỉ là 1 trong nhiều nạn nhân khác , không phải là duy nhất trong thời kỳ đó
 

Chim Trích

Xe tăng
Biển số
OF-413278
Ngày cấp bằng
28/3/16
Số km
1,842
Động cơ
241,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà vợ xây
Có vẻ như “Tiến quân ca” đã cứu cuộc đời ông.
 

nadushop

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-192166
Ngày cấp bằng
2/5/13
Số km
3,449
Động cơ
382,828 Mã lực
Nơi ở
Nadu Shop Order Japan
Giả dụ Cụ không gặp nhiều trắc trở thế này chắc tài năng của cụ sẽ phải vươn ra khỏi đất nước Việt Nam mình nhỉ?
 

NNS

Xe ngựa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
28,726
Động cơ
510,493 Mã lực
1 tuyệt phẩm, em thích bài này do Thanh Thúy hát hơn do Ánh Tuyết hát
 

HANOICity

Xe điện
Biển số
OF-54120
Ngày cấp bằng
2/1/10
Số km
2,862
Động cơ
453,019 Mã lực
Nơi ở
Venice trên cạn
Ông là 1 thiên tài, nhưng rất tiếc số phận lại đặt ông nhầm chỗ. Người ta sử dụng các ca khúc của ông bởi không có gì để thay thế được, nhưng lại đê hèn rè bửu, tìm mọi cách hãm hại con người ông, cả thể xác cũng như tinh thần. Có lẽ vì tài năng và đức độ của ông đã vượt lên 9 tầng mây, cách xa khỏi những đỉnh cao lũy tre làng Việt.
 

MINHKD

Xe điện
Biển số
OF-28395
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
2,906
Động cơ
486,170 Mã lực
Bài này hay, em thường xuyên nghe.
 

HPTA

Xe tải
Biển số
OF-477099
Ngày cấp bằng
15/12/16
Số km
364
Động cơ
200,363 Mã lực
Tuổi
53
Em cũng rất thích bài này.
 

Eagle No.1

Xe buýt
Biển số
OF-504885
Ngày cấp bằng
14/4/17
Số km
790
Động cơ
191,154 Mã lực
Em thích bài hát này lắm. Hồi đó cứ thắc mắc tại sao bài hát hay thế này lại bị cấm.

Văn Cao mà được thoải mái sáng tác chắc VN sẽ có rất nhiều bài hát hay.
 

Greeno

Xe lăn
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
12,594
Động cơ
619,608 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn
Sáng mùng 1 tết nghe bài này và bài mùa xuân nho nhỏ trong lúc nhấp chén trà sen thấy tuyệt phẩm thật
 

Vớ vẩn thôi

Xe điện
Biển số
OF-146284
Ngày cấp bằng
19/6/12
Số km
3,828
Động cơ
396,080 Mã lực
Nơi ở
Bãi giữa Sông Hồng
Chiều ba mươi tết mở bài này ( Hoặc bài Đàn chim Việt ) mới da diết thấm thía làm sao nhất là gia đình có người còn bôn ba xứ người mưu sinh mà không trở về sum họp .
 

acc_75

Xe điện
Biển số
OF-108292
Ngày cấp bằng
9/8/11
Số km
3,175
Động cơ
338,287 Mã lực
Tuổi
49
Nơi ở
Đang tìm.
Cảm ơn cụ chủ. Có 2 bài em rất thích nghe nhất là vào dịp năm mới đó là bài này với bài Mùa xuân nho nhỏ.
 

xuantien_mobis

Xe lăn
Biển số
OF-50629
Ngày cấp bằng
10/11/09
Số km
13,472
Động cơ
597,816 Mã lực
Nơi ở
Chợ trên Giời
Ca khúc này hay, Em thích nghe ca sĩ Thanh Thúy hát. Ca từ hay và truyền cảm.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Vài bài thơ của cụ Văn Cao:
Ngoại ô mùa đông 46 (Văn nghệ số 2, tháng 4-5/1948):

Ta đi trong nhà đổ

Nghe thời gian đã nhạt khúc ân tình
Tuy phòng the chiếc áo trẻ sơ sinh
Còn xiêm hài dành hương phấn cũ...
...
Chữ Phạn, La-tinh nhường máu tô diệt Pháp
Gió lạnh khi qua viện tàng thư
Cháy cong queo, bìa giữ chút di từ
Kierkegaard, Heiddeger và Nietzsche... (...)

Đoạn thơ này Văn Cao khá mơ -hồ:

Bao giờ nghe được bản tình ca
Bao giờ bình yên xem một tranh tĩnh vật
Bao giờ
Bao giờ chúng nó đi tất cả (...)
 

ngoclya

Xe buýt
Biển số
OF-162165
Ngày cấp bằng
23/10/12
Số km
536
Động cơ
353,449 Mã lực
Em cũng rất thích bài này và khi Tết đến xuân về nghe sao nó cứ nhẹ nhàng, dịu dàng & mênh mang. Nghe thấm từng lời & từng nốt nhạc...
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Văn Cao sáng -tác không nhiều, nhưng tất cả đều là kiệt-tác trong nền âm nhạc Vn. Hay từ ca-từ, tiết tấu, nhạc...càng nghe càng hay.

Nhà thơ Nghiêm Bằng, con thứ 2 của cụ Văn Cao, kể sơ qua về sự ra đời của "Mùa xuân đầu tiên":

"Đó là một đêm vào giữa tháng 12-1975. Chúng tôi đang sống với cha mẹ trong ngôi nhà số 108 Yết Kiêu. Mùa đông Hà Nội rét tê tái. Cha tôi đã từ lâu rồi không đàn. Vậy mà trong đêm ấy, tôi nghe có tiếng chân nhè nhẹ lần từng bước từ phòng trong ra gần chiếc đàn piano - đối diện với chiếc đivăng tôi đang ngủ.

Một giai điệu khe khẽ vang lên, nó được đàn bởi một bàn tay phải. Cũng phải nói thêm là cha tôi đã đàn trên chiếc đàn vốn được Hội Nhạc sĩ VN cho thuê lại với giá 7 đồng rưỡi một tháng (lương tôi hồi đó là 63 đồng, còn tiền thuê nhà là 15 đồng); từ ngày kỷ niệm 30 năm Tiến quân ca (1974), chiếc đàn mới được tặng hẳn cho cha tôi thì cha lại rất ít có dịp dùng đến.

Bài hát đã được báo Sài Gòn Giải Phóng số năm mới 1-1-1976 in trang trọng ở bìa 4 và thu thanh ngay sau đó, được phát trên sóng Đài Tiếng nói VN, nếu tôi không nhầm thì do ca sĩ Trần Khánh và đoàn ca nhạc Đài Tiếng nói VN trình bày. Bài hát được phát khoảng mươi lần trong chừng một tháng (hồi ấy ca khúc được truyền bá chủ yếu qua sóng phát thanh), rồi không hiểu sao lặng lẽ chìm đi, như thể bị quên lãng.

Như mọi lần, trong suốt mấy chục năm, cha không tỏ ra bực bội gì, chỉ hơi buồn thôi. Cha tôi nói chắc chắn bài hát sẽ có ngày được hát lại và mọi người sẽ yêu nó. Và như mọi lần, cha tôi lại đúng. Chỉ có điều lúc đó cha tôi không còn nữa. Khi bài hát lần đầu tiên được phát trên sóng truyền hình Việt Nam năm 2000, cha tôi đã mất được năm năm."
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top