- Biển số
- OF-300664
- Ngày cấp bằng
- 4/12/13
- Số km
- 2,171
- Động cơ
- 330,875 Mã lực
Gọi cụ Văn Cao là thiên tài, nhạc của cụ là tuyệt phẩm là phóng đại quá.
Mong ước của cụ vẫn mãi chỉ là mong ước như chính cuộc đời của cụ vậy:
Văn Cao là một thiên tài về âm nhạc , là một danh nhân văn hoá của VN , nhưng cuộc đời ông lại gian truân cay đắng như nhà thơ , nhà văn Trần Mạnh Hảo đã viết “ Văn Cao một thiên tài bị lưu đày “ và ca khúc “ Mùa xuân đầu tiên “ của ông cũng là ca khúc cuối cùng của ông cũng cùng trong số phận ấy .
Ngay từ cuối năm 1949 ( trùng với năm sinh của người viết bài này ) , theo yêu cầu của một số lãnh đạo trong quân đội , ông sáng tác ca khúc hùng tráng “ Tiến về Hà Nội “, khi bài hát ra đời được bộ đội nhân dân vùng kháng chiến chào đón nhiệt liệt thì ông lại bị bên tư tưởng văn hoá phê bình kiểm điểm lên xuống vì bị quy kết là “ tư tưởng lạc quan tếu”, “ tiểu tư sản “, “ không hợp thời “ . Nhưng đến khi giải phóng Thủ đô năm 1954 thì không có bài hát nào so sánh được với sự hùng tráng hào hùng , sự lột tả đầy đủ những hình ảnh tình cảm chân thực nhất ngày giải phóng Thủ đô mà ông đã hình dung và tiên liệu trước đó 5 năm .
Bị của cú shock đó ông đã thề không bao giờ viết ca khúc chính trị nữa , tiếp theo đó 10 năm sau ông lại bị kết án trong vụ án “Nhân văn Giai phẩm “ năm 1958. Riêng vì ông là tác giả bài Quốc ca nên không bị vào tù như các văn nghệ sĩ khác nhưng bị đi cải tạo lao động trên miền núi , bị giam lỏng cô lập suốt thời gian dài khi tài năng đang nở rộ , các tác phẩm của ông bị cấm phổ biến lưu hành và cũng từ đấy ông không còn viết một tác phẩm âm nhạc nào nữa trừ vẽ tranh , tranh minh họa kí tên người khác để kiếm sống và làm thơ cho riêng mình để giải tỏa nỗi lòng . Sau ngày giải phóng , cuối năm 1975 đoàn cán bộ báo “ Sài Gòn giải phóng “ khi ra Hà Nội đã tới thăm ông và đặt hàng ông viết một bài cho báo Xuân Tết Bính Thìn . Ông đã vui vẻ nhận lời , dòng chảy âm nhạc của ông lại tuôn trào sau bao năm kìm nén trong lòng để cho ra đời ca khúc “ Mùa xuân đầu tiên “ . Như tâm sự của ông đã nói : “ Lúc đó không thể không viết bài hát. Vẽ, làm thơ chưa thỏa, phải là bài hát mới sướng “. Nhưng bài hát của ông không như những ca khúc khác trong giai đoạn đó phải là hùng tráng hào hùng ngất ngây , phải khí thế với cờ bay với Đảng với Bác ... bài hát của ông lại có tiết tấu dịu dàng của điệu valse sang trọng pha chút ngậm ngùi , phiêu linh xô dạt day dứt của một tâm hồn nghệ sĩ trải qua cay đắng như ông tâm sự : “ Tôi vẽ và làm thơ như một thôi thúc. Âm nhạc vẫn là lẽ sống của đời mình nhưng ba mươi năm không viết. Chỉ duy nhất có Mùa xuân đầu tiên... Mùa xuân đầu tiên là lời hoan ca về ngày sum họp. Hai mươi mốt năm chia cắt, bà con mình hai ngả Bắc Nam, nỗi đau ấy lớn lắm, không bút nảo tả nổi... Và tôi viết bản nhạc ấy như một lẽ tự nhiên. Âm nhạc và ca từ như chảy từ trái tim.. “ .
Thật vậy , mở đầu bài hát rất lạ bằng ca từ “ Rồi dặt dìu , mùa xuân theo én về “ như một lẽ đương nhiên cái gì phải đến thì sẽ phải đến , cuộc chiến tranh tàn khốc nồi da nấu thịt của dân tộc rồi cũng phải kết thúc . Một mùa xuân bình thường như bao mùa xuân khác hôm nay đã trở thành mùa vui mùa yên lành không tiếng súng : “ Mùa bình thường , mùa vui nay đã về , mùa xuân mơ ước ấy “ đã về có nắng , có chim nhưng lại chưa trong sáng rạng ngời như mong ước và bằng linh cảm của mình ông thấy nó phảng phất nỗi mơ hồ cô đơn trong mùa xuân thanh bình “ với khói bay trên sông , gà đang gáy trưa bên sông “. Tiếng gà gáy lạc lõng giữa trưa bên sông còn mờ sương khói như một khoảng lặng trong niềm vui của dân tộc chưa trọn vẹn , đất nước thống nhất nhưng dân tộc chưa thống nhất . Trong sự hoan ca của những người chiến thắng ông vẫn thấy nghẹn ngào về cái giá dân tộc phải trả để có mùa xuân thanh bình trong “ người mẹ nhìn đàn con nay đã về “ , trong “ giọt nước mắt trên vai anh , giọt sưởi ấm trên vai anh “ . Còn điều ông mong mỏi nhất với một tâm hồn nhân văn thánh thiện nằm ở trong cao trào bài hát như nhắn nhủ day dứt :
“ Từ đây người biết quê người
Từ đây người biết thương người
Từ đây người biết yêu người…”
Nhưng cái từ đây ấy vẫn còn u hoài như trong câu kết : “ một trưa nắng thôi hôm nay mênh mông “ .
Bài hát được in trên tờ “ Sài Gòn giải phóng “ số Xuân Bính Thìn ngày 01-01-1976 , ngay sau đó đã bị cấm lưu hành vì lý do bài hát “ "nghe mơ hồ rắc rối, kêu gọi tình thương một cách chung chung, thiếu tính giai cấp", "ủy mị, yếu đuối" và bị xem là "lạc điệu" . Nhưng cũng mùa xuân năm đó bài hát lại được Liên Xô ( cũ ) in phát hành và thu thanh phát sóng trong chương trình phát thanh Việt ngữ tại Moskva nên nhiều người Việt biết tới và số phận của nó không bị chìm trong quên lãng , rồi phải mãi 20 năm sau bài hát mới được phổ biến công khai rộng rãi sau ngày ông mất .
Khi nghe bài hát , mỗi người ở hoàn cảnh khác nhau trong thời kỳ đó sẽ có những cảm xúc tâm trạng rung động khác nhau về bài hát , đấy là điều đặc biệt của bài hát mà như nhà thơ nhà văn Trần Mạnh Hảo đã nhận xét : “ Đây là bài hát có số phận đặc biệt nhất trong cuộc đời sáng tác của Văn Cao. Đây cũng là bài hát mang nhiều tâm trạng đối lập, hòa trộn nước với lửa: Vui ít, buồn nhiều, mừng ít, tủi nhiều, hoan ca ít, bi ca nhiều, tha thiết ít, nghẹn ngào nhiều, bâng khuâng ít, đau đáu nhiều, tự sự ít, ai oán nhiều, mê say ít, thở than nhiều, cứng cỏi ít, run run nhiều, da diết ít, nỉ non nhiều, cười ít, khóc nhiều, sum họp ít, cô đơn nhiều, yêu thương ít, đau thương nhiều, gặp gỡ ít , bơ vơ nhiều ... “
Xin mời các bạn nghe bài hát.
Lê Quang Doãn
Với ca sĩ Ánh Tuyết
Hát theo bài tiểu đoàn 307 nhé:Ngày đó nhà nước dốc toàn lực các nhạc sỹ sáng tác bài Quốc ca thay thế nhưng không được. Nếu có bài khác thay thế chắc nhạc sỹ 'đứt' rồi. Vợ nhạc sỹ chỉ dựa vào bài đấy để cứu ông với lý luận "tác giả đã là ********* thì nhà nước đừng dùng nữa".
Bài hát “ mùa xuân đầu tiên “ ra đời năm 1976 và phải đến năm 2000 sau khi cụ ấy mất 5 năm mới không còn bị cấm nữa phải không ạLần cuối cùng em nhớ về cụ Văn là sau khi bố em và vài người bạn ngồi uống với cụ đôi chén ở nhà riêng trước khi ra sân bay vào Sài Gòn. Bố em cáo từ vì phải đi ra sân bay với em cho kịp giờ bay. Vừa lên xe thì cụ Trần Hùng (trưởng khoa Sáng tác Nhạc viện Hà Nội , sau là giám đốc Nhà hát Lớn) hớt hải phóng xe tới đưa bố em cuốn sách có chữ ký tặng của cụ Văn."Em gửi anh rồi quay lại luôn. Cụ ấy (cụ Văn) say quá ... hết cả ra quần rồi." Thương cụ ấy quá!
Em cũng bị ám ảnh cái hình ảnh đó của ông cụ.Em nghĩ về sau ông ít sáng tác có thể còn có nguyên nhân từ thời ông làm ở đội danh dự Việt Minh. Hồi xưa em có xem có 1 bộ phim tài liệu về ông (trước khi ông mất một thời gian), em nhớ mãi hình ảnh của ông dật dờ như người mất hồn trong một buổi chiều tà bên cạnh cây cầu Long Biên già cỗi. Hình ảnh này cứ ảm ảnh em mãi!
Ông cụ nhà tôi cũng quen biết Văn Cao, hồi xưa thỉnh thoảng cũng đến nhà (ở Yết Kiêu) chơi, chê nhiều người không dám đến thăm Văn Cao vì sợ dính đến "nghệ thuật vị nghệ thuật".
Văn Cao là một thiên tài về âm nhạc , là một danh nhân văn hoá của VN , nhưng cuộc đời ông lại gian truân cay đắng như nhà thơ , nhà văn Trần Mạnh Hảo đã viết “ Văn Cao một thiên tài bị lưu đày “ và ca khúc “ Mùa xuân đầu tiên “ của ông cũng là ca khúc cuối cùng của ông cũng cùng trong số phận ấy .
Ngay từ cuối năm 1949 ( trùng với năm sinh của người viết bài này ) , theo yêu cầu của một số lãnh đạo trong quân đội , ông sáng tác ca khúc hùng tráng “ Tiến về Hà Nội “, khi bài hát ra đời được bộ đội nhân dân vùng kháng chiến chào đón nhiệt liệt thì ông lại bị bên tư tưởng văn hoá phê bình kiểm điểm lên xuống vì bị quy kết là “ tư tưởng lạc quan tếu”, “ tiểu tư sản “, “ không hợp thời “ . Nhưng đến khi giải phóng Thủ đô năm 1954 thì không có bài hát nào so sánh được với sự hùng tráng hào hùng , sự lột tả đầy đủ những hình ảnh tình cảm chân thực nhất ngày giải phóng Thủ đô mà ông đã hình dung và tiên liệu trước đó 5 năm .
Bị của cú shock đó ông đã thề không bao giờ viết ca khúc chính trị nữa , tiếp theo đó 10 năm sau ông lại bị kết án trong vụ án “Nhân văn Giai phẩm “ năm 1958. Riêng vì ông là tác giả bài Quốc ca nên không bị vào tù như các văn nghệ sĩ khác nhưng bị đi cải tạo lao động trên miền núi , bị giam lỏng cô lập suốt thời gian dài khi tài năng đang nở rộ , các tác phẩm của ông bị cấm phổ biến lưu hành và cũng từ đấy ông không còn viết một tác phẩm âm nhạc nào nữa trừ vẽ tranh , tranh minh họa kí tên người khác để kiếm sống và làm thơ cho riêng mình để giải tỏa nỗi lòng . Sau ngày giải phóng , cuối năm 1975 đoàn cán bộ báo “ Sài Gòn giải phóng “ khi ra Hà Nội đã tới thăm ông và đặt hàng ông viết một bài cho báo Xuân Tết Bính Thìn . Ông đã vui vẻ nhận lời , dòng chảy âm nhạc của ông lại tuôn trào sau bao năm kìm nén trong lòng để cho ra đời ca khúc “ Mùa xuân đầu tiên “ . Như tâm sự của ông đã nói : “ Lúc đó không thể không viết bài hát. Vẽ, làm thơ chưa thỏa, phải là bài hát mới sướng “. Nhưng bài hát của ông không như những ca khúc khác trong giai đoạn đó phải là hùng tráng hào hùng ngất ngây , phải khí thế với cờ bay với Đảng với Bác ... bài hát của ông lại có tiết tấu dịu dàng của điệu valse sang trọng pha chút ngậm ngùi , phiêu linh xô dạt day dứt của một tâm hồn nghệ sĩ trải qua cay đắng như ông tâm sự : “ Tôi vẽ và làm thơ như một thôi thúc. Âm nhạc vẫn là lẽ sống của đời mình nhưng ba mươi năm không viết. Chỉ duy nhất có Mùa xuân đầu tiên... Mùa xuân đầu tiên là lời hoan ca về ngày sum họp. Hai mươi mốt năm chia cắt, bà con mình hai ngả Bắc Nam, nỗi đau ấy lớn lắm, không bút nảo tả nổi... Và tôi viết bản nhạc ấy như một lẽ tự nhiên. Âm nhạc và ca từ như chảy từ trái tim.. “ .
Thật vậy , mở đầu bài hát rất lạ bằng ca từ “ Rồi dặt dìu , mùa xuân theo én về “ như một lẽ đương nhiên cái gì phải đến thì sẽ phải đến , cuộc chiến tranh tàn khốc nồi da nấu thịt của dân tộc rồi cũng phải kết thúc . Một mùa xuân bình thường như bao mùa xuân khác hôm nay đã trở thành mùa vui mùa yên lành không tiếng súng : “ Mùa bình thường , mùa vui nay đã về , mùa xuân mơ ước ấy “ đã về có nắng , có chim nhưng lại chưa trong sáng rạng ngời như mong ước và bằng linh cảm của mình ông thấy nó phảng phất nỗi mơ hồ cô đơn trong mùa xuân thanh bình “ với khói bay trên sông , gà đang gáy trưa bên sông “. Tiếng gà gáy lạc lõng giữa trưa bên sông còn mờ sương khói như một khoảng lặng trong niềm vui của dân tộc chưa trọn vẹn , đất nước thống nhất nhưng dân tộc chưa thống nhất . Trong sự hoan ca của những người chiến thắng ông vẫn thấy nghẹn ngào về cái giá dân tộc phải trả để có mùa xuân thanh bình trong “ người mẹ nhìn đàn con nay đã về “ , trong “ giọt nước mắt trên vai anh , giọt sưởi ấm trên vai anh “ . Còn điều ông mong mỏi nhất với một tâm hồn nhân văn thánh thiện nằm ở trong cao trào bài hát như nhắn nhủ day dứt :
“ Từ đây người biết quê người
Từ đây người biết thương người
Từ đây người biết yêu người…”
Nhưng cái từ đây ấy vẫn còn u hoài như trong câu kết : “ một trưa nắng thôi hôm nay mênh mông “ .
Bài hát được in trên tờ “ Sài Gòn giải phóng “ số Xuân Bính Thìn ngày 01-01-1976 , ngay sau đó đã bị cấm lưu hành vì lý do bài hát “ "nghe mơ hồ rắc rối, kêu gọi tình thương một cách chung chung, thiếu tính giai cấp", "ủy mị, yếu đuối" và bị xem là "lạc điệu" . Nhưng cũng mùa xuân năm đó bài hát lại được Liên Xô ( cũ ) in phát hành và thu thanh phát sóng trong chương trình phát thanh Việt ngữ tại Moskva nên nhiều người Việt biết tới và số phận của nó không bị chìm trong quên lãng , rồi phải mãi 20 năm sau bài hát mới được phổ biến công khai rộng rãi sau ngày ông mất .
Khi nghe bài hát , mỗi người ở hoàn cảnh khác nhau trong thời kỳ đó sẽ có những cảm xúc tâm trạng rung động khác nhau về bài hát , đấy là điều đặc biệt của bài hát mà như nhà thơ nhà văn Trần Mạnh Hảo đã nhận xét : “ Đây là bài hát có số phận đặc biệt nhất trong cuộc đời sáng tác của Văn Cao. Đây cũng là bài hát mang nhiều tâm trạng đối lập, hòa trộn nước với lửa: Vui ít, buồn nhiều, mừng ít, tủi nhiều, hoan ca ít, bi ca nhiều, tha thiết ít, nghẹn ngào nhiều, bâng khuâng ít, đau đáu nhiều, tự sự ít, ai oán nhiều, mê say ít, thở than nhiều, cứng cỏi ít, run run nhiều, da diết ít, nỉ non nhiều, cười ít, khóc nhiều, sum họp ít, cô đơn nhiều, yêu thương ít, đau thương nhiều, gặp gỡ ít , bơ vơ nhiều ... “
Xin mời các bạn nghe bài hát.
Lê Quang Doãn
Với ca sĩ Ánh Tuyết
Những ngày tháng sau đó, căn gác nhỏ nhà Văn Cao không lúc nào ngớt khách. Những khuôn mặt bừng sáng. Những nụ cười rạng rỡ. Những giọt nước mắt sung sướng bên những ly rượu tràn đầy và có cả những khuôn mặt, một thời không dám bước chân đến căn gác nhỏ này vì sợ "bị vỗ vai".Ông cụ nhà tôi cũng quen biết Văn Cao, hồi xưa thỉnh thoảng cũng đến nhà (ở Yết Kiêu) chơi, chê nhiều người không dám đến thăm Văn Cao vì sợ dính đến "nghệ thuật vị nghệ thuật".
Về sau Văn Cao không còn bị đánh nữa, nhưng cũng không được tôn vinh. Quãng năm 93-94 gì đó, Đài TH TPHCM làm một đêm nhạc Văn Cao với những bài hát như "Suối Mơ", "Thiên Thai" (bị chê là không có tinh thầnh cách mạng), có lẽ là dấu ấn đầu tiên tôn vinh trở lại vị nhạc sỹ tài hoa này
Ông cụ nhà tôi sau khi xem đêm nhạc đó (trên TV) chắc là thức cả đêm, hôm sau thấy khen Miền Nam (đài THTPHCM) vẫn hơn Miền Bắc nhiều, vì làm được chương trình như thếNhững ngày tháng sau đó, căn gác nhỏ nhà Văn Cao không lúc nào ngớt khách. Những khuôn mặt bừng sáng. Những nụ cười rạng rỡ. Những giọt nước mắt sung sướng bên những ly rượu tràn đầy và có cả những khuôn mặt, một thời không dám bước chân đến căn gác nhỏ này vì sợ "bị vỗ vai".
Văn Cao, Nguyễn Hữu Đang, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Trần Dần, Phùng Cung, Phùng Quán, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng... nhiều thi nhân cũng chủ vì hai chữ Nhân VăCùng với Văn cao còn có nhà thơ Hoàng Cầm cũng bị đày đọa vì bài thơ "lá diêu bông". Mặc dù trước "Nhân văn giai phẩm" ông một trong những người thành lập hội nhà văn Việt Nam và tham gia phục vụ rất nhiều chiến trường ( từng làm trưởng đoàn văn công tổng cục chính trị"
Phải đến những năm 2000 trở đi các bài hát của ông mới chính thức được phát cụ nhỉ.Ông cụ nhà tôi sau khi xem đêm nhạc đó (trên TV) chắc là thức cả đêm, hôm sau thấy khen Miền Nam (đài THTPHCM) vẫn hơn Miền Bắc nhiều, vì làm được chương trình như thế
Vâng, mặc dù Đài TH TPHCM đã đi tiên phong, nhưng sau đó một thời gian dài VTV vẫn không (dám) phát những bài hát nổi tiếng của Văn CaoPhải đến những năm 2000 trở đi các bài hát của ông mới chính thức được phát cụ nhỉ.
thank cụ, em thích bài này lúc em Thanh Thúy hát khi còn trẻ măng, tóc ngắn, răng khểnh:Cô ấy đây cụ
Những bài mà ngay từ thủa đôi mươi ông đã sángvtacs được quả là đáng nể như Buồn tàn thu, Thiên thai, Trương chi..Vâng, mặc dù Đài TH TPHCM đã đi tiên phong, nhưng sau đó một thời gian dài VTV vẫn không (dám) phát những bài hát nổi tiếng của Văn Cao
Thôi cụ ơi mình không sống vào thời đó không thể hiểu hết được chính xác như thế nào nên ta không phán xét được đâu cụ ạ.T ởm l ợm thật,thằng tác giả này chết đi mà con cháu nó cũng xấu hổ mang nhục vài đời.
Các làn điệu quan họ theo cụ là của trí thức hay bần nông ?Cụ nghe mấy giai thoại đấy làm gì, toàn giả vờ thôi để cho rằng mình hòa đồng, xuất thân cùng bà con, để vận động và lôi kéo cho dễ
Kiểu như "xuất thân nhà nho nghèo yêu nước" đèo mẹ: gia đình nhà nho thì chả trí thức là gì