Em biết con gái và con rể cụ Văn Cao
Em biết nhiều câu chuyện về Văn Cao, vì cụ Văn Cao thuở hàn vi đánh bạn với mấy cậu công tử thôn Ro Nha, quê em (nay là thôn Do Nha, xã Tân Tiến, huyện An Hải Hải Phòng, cổng làng là km 85 Quốc lộ 5 , đối diện với Khu công nghiệp Nomura). Vì chơi với cụ, mà một cụ công tử làng em bị Nhật tra trấn đến chết
Ông em họ em (mới mất cách đây 6 năm, nếu còn thì nay cũng 100 tuổi), biết cụ Văn Cao, vì giao du với cu, phục Văn Cao sát đất vì Văn Cao vẽ rất giỏi.
Em gặp vợ cụ Văn Cao cách đây 10 năm trong một đám hỷ người quen của em và gửi cho bà ấy bài viết của ông chú em là nhà văn Mai Ngữ viết về cụ Văn Cao. (em sẽ post sau). trong truyện có viết về cụ Văn Cao cầm súng bắn chết một người thông ngôn cho quân đội Nhật Bản ở Hải Phòng. Chính vì vụ đó mà người nhà đằng bố em bị Nhật bắt và tra trấn đến chết (ông Mai Ngữ không kể)
1) Về vụ Nhân văn Giai phẩm: nó có nguyên do của nó. Số là mấy cụ to nhất nhì dính phải sai lầm trong vụ Cải cách ruộng đất, dẫn tới cụ Long March bay mất chức T.ổng Bí thư (theo lời nhà văn Vũ Bão). Văn nghệ sĩ ta vốn máu "tây", không thích đ.ảng lãnh đạo văn nghệ, nên ra báo xoáy nhiều đến Cải cách ruộng đất, chỗ đau của cụ Long March và Cụ nhà ta. Cụ Long March được bật đèn thẳng tay giáng đám văn nghệ sĩ. Theo những người trong cuộc kể lại thì cụ Lành (Tố Hữu), tuy là đầu sai, nhưng không sát ván với các cụ kia đâu, vì dù sao cũng là dân văn nghệ sĩ với nhau. Cụ Văn Cao được cho là "Tiên chỉ" (lão làng) của đám văn nghệ sĩ "nổi loạn" (theo cách nghĩ của cụ Long March). Cụ Nguyễn Tuân cũng được xếp hạng, nhưng 2 cái may cho cụ Nguyễn Tuân: một là cụ Tuân khéo hơn, biết ngậm miệng đúng lúc, hai là cụ Nguyễn Tuân được ông Lành (Tố Hữu) kết nạp vào Đ.ảng. Đám văn nghệ sĩ còn lại thì đi "thực tế", mỗi người một nơi, kẻ ở Tây Bắc, kẻ Thái Bình, kẻ ra mỏ…. và một số được "tu tại gia"
Cụ Long March không tìm được kẽ hở để trị cụ Văn Cao, và nỗi hận ấy dai dẳng cho đến khi cụ Long March ra đòn cuối cùng cuối thập niên 1970 là "sửa quốc ca".
Ảnh cả em năm nay 84 tuổi, kể với em. hồi 1958, anh cả em học khoá đầu Trường Trung cấp Nông Lâm ở Chèm, một hôm "Ban đấu tố" tổ chức một cuộc họp ở đây. Anh cả em trong lực lượng tự vệ được lệnh canh gác trường, được bồi dưỡng một bánh mì kẹp thịt khá to. "Ban đấu tố" có mặt cụ Long March ngồi hàng ghế C.hủ tịch đoàn . Phía dưới là những hàng ghế của đám văn nghệ sĩ "nổi loạn" và văn nghệ sĩ "chân gỗ". Cụ Văn Cao ngồi hàng ghế đầu, đối mặt với Chủ tịch đoàn. Đến lượt phải "tự kiểm điểm", Văn Cao đứng lên, quay mặt về phía sau, cất tiếng hỏi: các anh chị phê bình tôi đi. Đám "chân gỗ" ngày thường thì lăng xăng điếu đóm, khi nghe cụ cất tiếng hỏi không dám mở lời, quên cả bài đã được chuẩn bị sẵn. Họ sợ cụ Văn Cao cũng phải, vì Cụ Văn Cao là người cầm súng bắn thông ngôn Nhật Bản năm 1944-45. Năm 1949 cụ được cài trong hàng ngũ những người công an mật (tạm gọi như thế) hoạt động ở Lào Cai.