[Funland] Văn Cao: Mùa Xuân đầu tiên - Ca khúc cuối cùng

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,182
Động cơ
316,296 Mã lực
Văn Cao là 1 thiên tài âm nhạc, e chắc chắn như vậy!!!
Gọi cụ Văn Cao là thiên tài, nhạc của cụ là tuyệt phẩm là phóng đại quá.


Tuỳ theo cách nhìn của mỗi người và "hệ quy chiếu" hai bác ạ! Cũng như tuỳ "thẩm mỹ âm nhạc" của từng người! Không nên tranh cãi quá đà làm cho một "thớt" có giá trị ntn, giảm đi cái giá trị vốn có của nó!!! :P

Với em, so với các nhạc sĩ VN, cho đến thời điểm này, thì nếu nói "Văn Cao là thiên tài, nhạc của cụ là tuyệt phẩm" thì đó là một câu nói không thể nào chính xác hơn! =D>
 
Chỉnh sửa cuối:

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
21,530
Động cơ
1,004,298 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Hồi nhà cháu còn bé đc ông cụ mua cho chiếc kèn Harmonica thổi chơi. Có 2 bài của cụ Văn Cao là những bài đầu tiên nhà cháu tập thổi, đó là bài Làng tôi với điệu valse thướt tha bay bổng và bài Tiến về HN nhịp hành khúc sôi nổi hùng tráng.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,182
Động cơ
316,296 Mã lực
.........................................
Anh cả em trong lực lượng tự vệ được lệnh canh gác trường, được bồi dưỡng một bánh mì kẹp thịt khá to. "Ban đấu tố" có mặt cụ Long March ngồi hàng ghế C.hủ tịch đoàn . Phía dưới là những hàng ghế của đám văn nghệ sĩ "nổi loạn" và văn nghệ sĩ "chân gỗ". Cụ Văn Cao ngồi hàng ghế đầu, đối mặt với Chủ tịch đoàn. Đến lượt phải "tự kiểm điểm", Văn Cao đứng lên, quay mặt về phía sau, cất tiếng hỏi: các anh chị phê bình tôi đi. Đám "chân gỗ" ngày thường thì lăng xăng điếu đóm, khi nghe cụ cất tiếng hỏi không dám mở lời, quên cả bài đã được chuẩn bị sẵn. Họ sợ cụ Văn Cao cũng phải, vì Cụ Văn Cao là người cầm súng bắn thông ngôn Nhật Bản năm 1944-45. Năm 1949 cụ được cài trong hàng ngũ những người công an mật (tạm gọi như thế) hoạt động ở Lào Cai.
"Các anh chị phê bình tôi đi"
Dù ánh sáng cuối cùng cũng phải tắt, nhưng khi nó còn sáng, bóng tối vẫn phải đợi chờ
Em sẽ thêm ảnh cụ Văn Cao trong thư phòng, thưa cụ Ngao5
Tử sinh hai chữ trên đời
Trăm con chó ghẻ khiếp lời nói hay! :T
Chẳng phải đầu thì phải tay,
Tiểu nhân báo oán hoạ này khó qua! :((
 
Chỉnh sửa cuối:

Sat xi

Xe buýt
Biển số
OF-135278
Ngày cấp bằng
20/3/12
Số km
581
Động cơ
374,887 Mã lực
Em cũng có cùng sở thích này, nhưng mấy năm nay tết k thấy phát bài mùa xuân nho nhỏ.
Sáng mùng 1 tết nghe bài này và bài mùa xuân nho nhỏ trong lúc nhấp chén trà sen thấy tuyệt phẩm thật
 

Archer

Xe điện
Biển số
OF-16170
Ngày cấp bằng
10/5/08
Số km
4,833
Động cơ
553,257 Mã lực
Em có một bức chân dung của côa nhạc sĩ Văm Cao được thể hiện dưới nét bút của học sĩ trẻ.Trần Vĩnh Tế. Rất đẹp, có thần và đầy tâm trạng. Đưa lên đây để cccm thưởng lãm.

 

motthoidongbim

Xe điện
Biển số
OF-302917
Ngày cấp bằng
26/12/13
Số km
4,378
Động cơ
463,140 Mã lực
Nơi ở
234 khâm thiên hà nội
Cảm ơn các cụ đã cho em thông tin quý giá và bổ ích. Mặc dù em ghét đọc thơ
Từ “Người” trong bài “ mùa xuân đầu tiên” em nghĩ chỉ là chỉ người vs người thôi, lại còn suy ra “Người” là cụ Hồ thì cũng bó tay nhỉ. Không khác gì xem phim “ tể tướng lưu gù” có tập phê phán các từ phạm huý.
 

Escobar

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-300664
Ngày cấp bằng
4/12/13
Số km
2,170
Động cơ
330,875 Mã lực
Tuỳ theo cách nhìn của mỗi người và "hệ quy chiếu" hai bác ạ! Cũng như tuỳ "thẩm mỹ âm nhạc" của từng người! Không nên tranh cãi quá đà làm cho một "thớt" có giá trị ntn, giảm đi cái giá trị vốn có của nó!!! :P

Với em, so với các nhạc sĩ VN, cho đến thời điểm này, thì nếu nói "Văn Cao là thiên tài, nhạc của cụ là tuyệt phẩm" thì đó là một câu nói không thể nào chính xác hơn! =D>
Ông bớt bôi chữ đậm, đăng thơ và khuyên bảo người khác cho tôi nhờ.
Cứ ẩm ẩm ương, chả khác gì cái tay Tuệ Minh suốt ngày giảng đạo.
Thơ ông nhạt toẹt, đừng đăng lắm làm gì.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,182
Động cơ
316,296 Mã lực
Ông bớt bôi chữ đậm, đăng thơ và khuyên bảo người khác cho tôi nhờ.
Cứ ẩm ẩm ương, chả khác gì cái tay Tuệ Minh suốt ngày giảng đạo.
Thơ ông nhạt toẹt, đừng đăng lắm làm gì.

Hinh như bác chửa cho em vào Blacklist? Sao bác không làm cho khỏi "rác mắt" nhỉ? :-?

Xin mời bác! :P
Cám ơn bác trước! :))
 

thanhgamo

Xe container
Biển số
OF-120503
Ngày cấp bằng
14/11/11
Số km
6,431
Động cơ
451,275 Mã lực
Ông bớt bôi chữ đậm, đăng thơ và khuyên bảo người khác cho tôi nhờ.
Cứ ẩm ẩm ương, chả khác gì cái tay Tuệ Minh suốt ngày giảng đạo.
Thơ ông nhạt toẹt, đừng đăng lắm làm gì.
Em thích sự thẳng thắn của bác :D
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
8,945
Động cơ
317,814 Mã lực
Một buổi trưa tôi ngồi uống nước chè chén 5 xu (ghi sổ nợ) ở cái quán xế bên cửa Bộ. Chợt nhìn thấy Văn Cao cùng với Đoàn Văn Chúc - Giảng viên Trường Đại học Văn hóa vịn vai nhau, chếnh choáng, xỉêu vẹo đi ngang qua. Tôi ơi ới gọi hai anh vào uống nước, hút thuốc. Lâu không gặp Văn Cao, tôi sửng sốt thấy gương mặt anh bạc trắng như tờ giấy, hai má hóp sâu, chòm râu lơ thơ làm cho khuôn mặt anh càng thêm nhọn hoắt. Trong quán lúc này có bốn năm người khách. Họ đều nhìn anh. Và tôi biết chắc là họ không biết anh là ai.
- Anh hút thuốc lào đi. Tôi đưa điếu cày cho anh, nói với chị chủ quán: - Chị cho tôi gói thuốc lào
Văn Cao chậm rãi thông điếu, hỏi chị chủ quán:
- Thuốc lào của chị là thuốc lào Tây hay thuốc lào ta?
Chị chủ quán ngơ ngác:
- Làm gì có thuốc lào Tây ạ?
Tôi cười giải thích:
- Ý anh ấy muốn hỏi thuốc lào của chị là thuốc lào mậu dịch hay thuốc lào chui. Thuốc lào mậu dịch là thuốc lào Tây.
Chị chủ quán nói:
- Thế thì thưa ông anh, thuốc lào Tây ạ, em không có thuốc lào ta.
Một ông khách móc túi lấy gói thuốc lào bọc trong túi giấy bóng, đưa cho anh:
- Tôi có thuốc lào ta đây. Chính hiệu Tiên Lãng, mời ông ăn thử.
Văn Cao đỡ gói thuốc lào, vê một điếu bỏ vào nõ, nói với ông khách:
- "Ăn thuốc" đó mới đúng là ngôn ngữ của người ghiền thuốc lào - Văn Cao rít một hơi tận sức, từ từ nhả khói - Đúng là chính hiệu Tiên Lãng, ông cho tôi xin thêm điếu nữa?
- Mời ông cứ tự nhiên.
Văn Cao hỏi tôi:
- Quán có tiền đó không, cho mình vay 5 đồng. Hai thằng từ sáng đến giờ chỉ toàn rượu suông, muốn đi ăn bát cháo.
- Em chỉ có ba đồng, anh cầm tạm.
Văn Cao bỏ tiền vào túi. Hai người đứng lên, lại vịn vào nhau, xiêu vẹo dắt nhau đi.
Ông khách cho thuốc lào ái ngại nhìn theo hai người đi khuất ở ngã tư Ngô Quyền - Trần Hưng Đạo:
- Nhìn cái nước da trắng bệch của ông ta mà tôi phát sợ. Chắc chẳng còn sống được bao lâu nữa.
Tôỉ hỏi ông:
- Ông có biết ông ấy là ai không?
- Không, tôi đoán là dân ở Thái Bình mới lên. Từ hôm gạo lên 3 đồng một ký, dưới đó nhiẻu người đứt bữa…
Tôi nói:
- Ông ta là người đã viết một bài hát mà mỗi lần hát ìên, cả nước phải đứng nghiêm, kể cả cụ Hồ.
Ông khách trợn tròn mắt:
- Ông ta là nhạc sĩ Văn Cao?
- Đích thị là Văn Cao!
Ông khách đang uống dở hớp nước, ngồi ngẩn ra một lúc lâu như người bị nghẹn, rồi buông lửng một câu:
- Thế thì còn ra thế nào nữa…!

Trích- một thoáng Văn Cao trong “ Ba phút sự thật “ của Phùng Quán
Đọc mấy dòng này lại nhớ hồi xưa bọn em hay hát : Bác còn thì gạo đồng ba,đến khi Bác mất gạo ba bốn đồng,bây giờ ông Duẩn ông Đồng,gạo bẩy tám đồng chẳng có mà đong.
 

Escobar

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-300664
Ngày cấp bằng
4/12/13
Số km
2,170
Động cơ
330,875 Mã lực
Giai điệu bài này thật tuyệt vời!
Vì cụ Văn Cao bê điệu valse vào thôi. Cho nên bảo cụ Văn Cao là thiên tài là quá lời.
Cụ là người có tài và có dấu ấn trong lịch sử, thế thôi.
Muốn thay Quốc ca mà bảo là do cụ Trường Chinh thù cụ Văn Cao cũng là một suy diễn thiếu cơ sở:
-sau chiến tranh liên miên mấy chục năm, quá nhiều tổn thất và xung đột, đến thời bình, hòa giải dân tộc, mở rộng quan hệ...thì "đường vinh quang xây xác quân thù" là k còn phù hợp, nó gợi nhớ nhiều vết thương trong nội bộ dân tộc.
-chủ trương thay quốc ca là thời cụ Duẩn nắm toàn quyền.
-cụ Trường Chinh chính là người mở đường cho Đổi mới sau này (ít ra là k cản trở).
K loại trừ hoàn toàn hiềm khích cá nhân nhưng em thấy k có cơ sở gì cho suy luận đó.
 

NguyenMinhNgoc

Xe tăng
Biển số
OF-90161
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
1,428
Động cơ
556,063 Mã lực
Em đố cụ tìm được trong giàn lãnh đạo từ thời ấy đến giờ ông Công Nông nào đấy. ;))
Nhiều đấy cụ, ví dụ, Đỗ Mười - công nhân, Nguyễn Chí Thanh - nông dân, Trần Quốc Hoàn - lao động chân tay (làm thuê)...
Họ thuộc thế hệ lập quốc.
Thế hệ sau thì còn nhiều hơn và mỗi ngày một nhiều.
 

Tookies

Xe điện
Biển số
OF-104819
Ngày cấp bằng
4/7/11
Số km
3,288
Động cơ
876,373 Mã lực
Em thích nghe ca sĩ Thanh Thúy hát. Những là bản thu trước năm 95 có hình 2 vc cố nhạc sỹ đi chợ tết .lúc đấy nghe nói thanh thúy chưa học gì về thanh nhạc. Nghe nó hồn nhiên và trong sáng quá
Bản thu băng video thời 1995-96 này em nhớ do miền Nam làm. Có mấy bài nữa em nghe mãi.
Lời giới thiệu các bài hát đều của mấy cụ thời nhân văn bình. Lúc ý cũng chưa hiểu nhiều!
 

NguyenMinhNgoc

Xe tăng
Biển số
OF-90161
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
1,428
Động cơ
556,063 Mã lực
Vì cụ Văn Cao bê điệu valse vào thôi. Cho nên bảo cụ Văn Cao là thiên tài là quá lời.
Cụ là người có tài và có dấu ấn trong lịch sử, thế thôi.
Muốn thay Quốc ca mà bảo là do cụ Trường Chinh thù cụ Văn Cao cũng là một suy diễn thiếu cơ sở:
-sau chiến tranh liên miên mấy chục năm, quá nhiều tổn thất và xung đột, đến thời bình, hòa giải dân tộc, mở rộng quan hệ...thì "đường vinh quang xây xác quân thù" là k còn phù hợp, nó gợi nhớ nhiều vết thương trong nội bộ dân tộc.
-chủ trương thay quốc ca là thời cụ Duẩn nắm toàn quyền.
-cụ Trường Chinh chính là người mở đường cho Đổi mới sau này (ít ra là k cản trở).
K loại trừ hoàn toàn hiềm khích cá nhân nhưng em thấy k có cơ sở gì cho suy luận đó.
Với cụ Văn Cao thì quan trọng gì đâu cái chuyện xếp là thiên tài hay chỉ là có tài. Chúng ta cũng chẳng nên bàn chuyện ấy. Điệu Valse cũng có thể dở, có thể hay tùy người dùng, không lẽ cứ "bê vào" là thành có tài (và không phải thiên tài) hả cụ?
Còn về chuyện thay quốc ca, tôi đồng ý với cụ, chắc cụ Trường Chinh không liên quan, mà các cụ Duẩn, ông Lành liên quan nhiều hơn.
 

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
2,455
Động cơ
258,351 Mã lực
Tuổi
42
Nhiều đấy cụ, ví dụ, Đỗ Mười - công nhân, Nguyễn Chí Thanh - nông dân, Trần Quốc Hoàn - lao động chân tay (làm thuê)...
Họ thuộc thế hệ lập quốc.
Thế hệ sau thì còn nhiều hơn và mỗi ngày một nhiều.
Lê Duẩn công nhân hỏa xa học lớp 4 rồi bỏ học.
Võ văn kiệt tá điền nhờ địa chủ thuê thầy dạy chữ khi còn làm công cho địa chủ.
Văn tiến Dũng lớp 5 bỏ học làm thợ may.
Lê Đức Anh cai đồn điền
 

Escobar

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-300664
Ngày cấp bằng
4/12/13
Số km
2,170
Động cơ
330,875 Mã lực
Với cụ Văn Cao thì quan trọng gì đâu cái chuyện xếp là thiên tài hay chỉ là có tài. Chúng ta cũng chẳng nên bàn chuyện ấy. Điệu Valse cũng có thể dở, có thể hay tùy người dùng, không lẽ cứ "bê vào" là thành có tài (và không phải thiên tài) hả cụ?
Còn về chuyện thay quốc ca, tôi đồng ý với cụ, chắc cụ Trường Chinh không liên quan, mà các cụ Duẩn, ông Lành liên quan nhiều hơn.
Thiên tài nó phải chói sáng, độc đáo hơn mức nhân tài.
 

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
2,455
Động cơ
258,351 Mã lực
Tuổi
42
Nhắc đến cụ Tô Hoài thì theo lời cụ Tô Hoài, chủ trương đánh Nhân văn giai phẩm là do cụ Hoàng Văn Hoan?
Cho nên tam sao thất bản, mù mờ lắm. Bố con cụ Vũ Đình Huỳnh, Vũ Thư Hiên còn chả biết mình bị bắt bị giam vì lý do gì, do ai ra lệnh.
Mà cụ Huỳnh từng là thư ký cho ông Hồ.
Huỳnh bị bắt vì vụ án xét lại. Không phải nhân văn
 

binvn

Xe đạp
Biển số
OF-666246
Ngày cấp bằng
3/6/19
Số km
44
Động cơ
107,170 Mã lực
Tuổi
43
Một "xuân" khác của Văn Cao - "Bến Xuân".
Ca khúc này được sáng tác vào năm 1942, khi hai nghệ sĩ Văn Cao và Phạm Duy đang sống chung ở Hải Phòng. Lúc này Văn Cao có tình cảm với Hoàng Oanh, một thiếu nữ Hải Phòng. Sau một lần đầu tiên và duy nhất được Hoàng Oanh đến thăm, Văn Cao đã cảm tác lên những câu mở đầu đầy thơ mộng của bài Bến Xuân: "Nhà tôi bên chiếc cầu soi nước, Em đến tôi một lần...". Hoàng Oanh là nữ ca sĩ, đầu thập niên 1940 đến thăm Văn Cao ở bến đò Rừng, nhưng lúc đó nàng đã có người yêu và chỉ thăm Văn Cao một lần duy nhất rồi lên xe hoa. Mấy năm sau người chồng vắn số của Hoàng Oanh qua đời và mùa xuân năm 1947 Văn Cao đã gặp nàng ở Việt Trì, khi đó nàng đi theo ban ca kịch kháng chiến.
Phạm Duy rất am hiểu nhạc lý, nên đã góp ý và chỉnh sửa phần giai điệu do Văn Cao viết. Cuối cùng Bến Xuân hoàn chỉnh, với phần lời 1 của Văn Cao, phần lời 2 của Phạm Duy, phần giai điệu do Văn Cao sáng tác chính, Phạm Duy góp ý.


Lời mới của ca khúc là Đàn chim Việt, do một mình Văn Cao viết vào năm 1944. Phần lời này thoát khỏi tình cảm lãng mạn của đôi lứa như ở Bến Xuân, mà nó mang những hình ảnh tượng trưng và gợi những tâm trạng của đoàn quân kháng chiến.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top