Trước sự sụt giảm "không tưởng" của dòng xe 6-9 chỗ, Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) đã có công văn xin hỗ trợ về thuế để có thể tồn tại.
Không thể chịu đựng hơn do doanh số liên tục sụt giảm, đặc biệt với dòng xe chiến lược, VAMA đã có đơn đề xuất hoãn việc thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) với mặt hàng ôtô đến hết 2009 và thậm chí đến thời điểm nào đó thị trường ôtô phục hồi.
Nhiều năm được hưởng thuế suất ưu đãi 30% so với 50% của xe sedan (5 chỗ), các hãng ôtô đã tập trung phần lớn vào dòng xe 6-9 chỗ với đủ các chủng loại. Trên thực tế, đây cũng là phân khúc bán chạy nhất thị trường như các tên tuổi Toyota Innova, Chevrolet Captiva, Ford Everest.
Everest của Ford giảm xuống chỉ còn 9 chiếc trong tháng 4. Ảnh: T.N.
Tuy nhiên, khi Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/4 nâng thuế suất từ 30% lên các mức 45%, 50% và 60% (tùy theo dung tích) thì ngay lập tức thị trường rơi vào khủng hoảng.
Sau khi "lên đỉnh" vào tháng 3 nhờ tâm lý chạy thuế, doanh số dòng xe này giảm thảm hại, tới 83%. Thậm chí Captiva giảm còn 3 chiếc trong suốt tháng 4. Ford Everest cũng chịu chung số phận và chỉ 9 chiếc được giao cho khách hàng. Sản phẩm bán chạy nhất thị trường là Innova cũng giảm tới 4 lần, xuống còn gần 300 chiếc.
Phần lớn các sản phẩm này đều đóng vai trò chủ lực của các hãng xe. Vì thế dễ hiểu tại sao VAMA lại đưa yêu cầu lùi thời hạn lên đầu tiên. Mức độ ảnh hưởng của thuế tiêu thụ đặc biệt đến giá xe bán ra là rất lớn. Do đó, để sản phẩm của mình sống được, không có cách nào khác VAMA phải cố "xin".
Tiếp đến, Hiệp hội này đề nghị kéo dài thời gian hỗ trợ 50% thuế giá trị gia tăng đến 2010. Hiện mức thuế giá trị gia tăng ưu đãi 5% kéo dài đến 31/12/2009. VAMA cũng mong hai thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM giảm một nửa phí trước bạ đăng ký ôtô dưới 10 chỗ.
Với danh mục thuế nhập khẩu linh kiện, các liên doanh mong Bộ Tài chính "giảm hơn nữa".
Như vậy, các thành viên VAMA đã cùng một lúc xin hỗ trợ tất cả các loại thuế và phí ảnh hưởng trực tiếp tới giá ôtô. Không đề cập đến những tác động nếu không có những hỗ trợ trên, nhưng có thể hiểu đây là hành động đặc biệt nhanh nhạy của VAMA và là dấu ấn đầu tiên của Toyota Việt Nam sau khi nhận chức chủ tịch luân phiên từ tay Mercedes Việt Nam.
Em chẳng hiểu nếu chính phủ chấp nhận thì sau năm 2010 VAMA sẽ thế nào?hay lại xin tiếp nhỉ?
Có lẽ phải thuê xờ ti vần dóp về lãnh đạo VAMA thôi chứ để mấy bác nhà ta làm thì không khá nên nổi,cứ khố khăn lại xin giảm thuế,trong khi DV hậu mãi là cái quan trọng nhất thì chẳng thấy bố nào tập trung,chỉ nhăm nhăm bán đc xe rồi để mặc khách.
Càng đọc càng ức chế,để cho nó chết cũng không đc mà cứ trợ cấp kiểu này thì chỉ khổ người tiêu dùng.
Không thể chịu đựng hơn do doanh số liên tục sụt giảm, đặc biệt với dòng xe chiến lược, VAMA đã có đơn đề xuất hoãn việc thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) với mặt hàng ôtô đến hết 2009 và thậm chí đến thời điểm nào đó thị trường ôtô phục hồi.
Nhiều năm được hưởng thuế suất ưu đãi 30% so với 50% của xe sedan (5 chỗ), các hãng ôtô đã tập trung phần lớn vào dòng xe 6-9 chỗ với đủ các chủng loại. Trên thực tế, đây cũng là phân khúc bán chạy nhất thị trường như các tên tuổi Toyota Innova, Chevrolet Captiva, Ford Everest.
Tuy nhiên, khi Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/4 nâng thuế suất từ 30% lên các mức 45%, 50% và 60% (tùy theo dung tích) thì ngay lập tức thị trường rơi vào khủng hoảng.
Sau khi "lên đỉnh" vào tháng 3 nhờ tâm lý chạy thuế, doanh số dòng xe này giảm thảm hại, tới 83%. Thậm chí Captiva giảm còn 3 chiếc trong suốt tháng 4. Ford Everest cũng chịu chung số phận và chỉ 9 chiếc được giao cho khách hàng. Sản phẩm bán chạy nhất thị trường là Innova cũng giảm tới 4 lần, xuống còn gần 300 chiếc.
Phần lớn các sản phẩm này đều đóng vai trò chủ lực của các hãng xe. Vì thế dễ hiểu tại sao VAMA lại đưa yêu cầu lùi thời hạn lên đầu tiên. Mức độ ảnh hưởng của thuế tiêu thụ đặc biệt đến giá xe bán ra là rất lớn. Do đó, để sản phẩm của mình sống được, không có cách nào khác VAMA phải cố "xin".
Tiếp đến, Hiệp hội này đề nghị kéo dài thời gian hỗ trợ 50% thuế giá trị gia tăng đến 2010. Hiện mức thuế giá trị gia tăng ưu đãi 5% kéo dài đến 31/12/2009. VAMA cũng mong hai thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM giảm một nửa phí trước bạ đăng ký ôtô dưới 10 chỗ.
Với danh mục thuế nhập khẩu linh kiện, các liên doanh mong Bộ Tài chính "giảm hơn nữa".
Như vậy, các thành viên VAMA đã cùng một lúc xin hỗ trợ tất cả các loại thuế và phí ảnh hưởng trực tiếp tới giá ôtô. Không đề cập đến những tác động nếu không có những hỗ trợ trên, nhưng có thể hiểu đây là hành động đặc biệt nhanh nhạy của VAMA và là dấu ấn đầu tiên của Toyota Việt Nam sau khi nhận chức chủ tịch luân phiên từ tay Mercedes Việt Nam.
Em chẳng hiểu nếu chính phủ chấp nhận thì sau năm 2010 VAMA sẽ thế nào?hay lại xin tiếp nhỉ?
Có lẽ phải thuê xờ ti vần dóp về lãnh đạo VAMA thôi chứ để mấy bác nhà ta làm thì không khá nên nổi,cứ khố khăn lại xin giảm thuế,trong khi DV hậu mãi là cái quan trọng nhất thì chẳng thấy bố nào tập trung,chỉ nhăm nhăm bán đc xe rồi để mặc khách.
Càng đọc càng ức chế,để cho nó chết cũng không đc mà cứ trợ cấp kiểu này thì chỉ khổ người tiêu dùng.