Vài vấn đề khi đạp đường trường

T-Đức

Xe tải
Biển số
OF-180528
Ngày cấp bằng
15/2/13
Số km
255
Động cơ
339,250 Mã lực
Sau một thời gian đạp xe đường dài em gặp một số vấn đề. Cụ nào chưa đạp đường dài rồi cũng sẽ gặp. Cụ nào đã đạp nhiều có kinh nghiệm thì chia sẻ giúp.

1. Đạp xe trời lạnh, thở gấp thường hay bị chảy nước mũi. Nuốt vào thì bẩn, nhổ ra thì không đẹp nếu đạp theo team, dùng khăn giấy lau cũng mất nhiều thao tác.
2. Leo dốc vẫn đeo kính bị mồ hôi làm mờ kính. Nhiều lần em bị mà vẫn quên, đến khi ra mồ hôi nhiều đúng lúc ở giữa đoạn dốc gắt nhất, kính mờ mà không biết tháo cất đâu. Nếu loạng quạng là ngã xe.
3. Đạp đường trường chung với xe tải xe máy, nhiều đoạn đang bứt tốc thở gấp, gặp đúng cái xe khói xanh nó vượt mình, hít trọn khói vào phổi luôn.
4. Ghét nhất mấy con lươn giảm tốc, trèo qua thì rung hết cả hàng, tránh vào mép thì sợ xe sau nó hiểu lầm mình rẽ. Em cá là cụ nào cũng vài lần chửi thề khi gặp các con lươn mới làm.
 

tubesd

Xe tăng
Biển số
OF-128180
Ngày cấp bằng
21/1/12
Số km
1,013
Động cơ
386,054 Mã lực
Nơi ở
cháu ở Hà Lội
1. http://www.outsideonline.com/1916196/how-ride-peloton
2. Cụ không nhất thiết phải leo, có thể dừng lại nghỉ 1 chút. Nếu tháo kính ko ảnh hưởng quá nhiều đến tầm nhìn thì lần sau cụ tháo từ trước khi leo.
3. Đạp đường trường phải tuyệt đối tránh xa xe tải, không cần núp gió xe máy, trừ khi là mấy chị chở rau cỏ ra chợ bán. Ở ngoài bắc thì các chị ấy đi tốc độ vừa phải, may thì núp được đoạn khá dài. Ở trong nam thì dễ hơn vì không hiểu sao người ta đi rất chậm.
4. Gặp mấy con lươn đó nên từ từ mà qua thôi cụ. Kể cả cái đường tàu gần Thiên đường Bảo Sơn cũng nên từ từ qua, và phải theo hướng vuông góc với đường ray để tránh bị kẹp bánh. Những chỗ như vậy không đi đâu mà vội cả.
5. Gặp đèn đỏ cũng nên dừng lại đợi không nguy hiểm mới qua.
Phải nhớ là đi đường trường để luyện độ dẻo dai và sự nhẫn nại chứ ko phải tranh tốc độ, cho nên không cần vội.
 

Vanvan273k

Xe tăng
Biển số
OF-329935
Ngày cấp bằng
5/8/14
Số km
1,387
Động cơ
298,430 Mã lực
Cụ tubesd nói đúng. Em góp ý thêm một chút:
1. Cụ nên đeo khẩu trang loại mỏng để không cản trở quá nhiều việc thở. Khẩu trang ngoài việc ngăn bụi còn giữ lại độ ẩm và nhiệt độ cần thiết trong những ngày thời tiết khô và lạnh, hạn chế việc sổ mũi. Ngoài ra cần cố gắng điều hòa nhịp thở cho đều.
2. Tuy nhiên, khi đeo khẩu trang sẽ dẫn đến khí bị mù do lớp hơi nước thở ra ngưng trên kính. Trong trường hợp cần thiết phải đeo kính thì nên mua loại chống ngưng hơi nước - Em thấy kính này cũng không đắt, cậu bạn tặng em một cái đâu có loanh quanh 200k, đeo thấy trong và chống ngưng nước khá tốt.
3 & 4. Điều này không thể tránh khỏi vì đường được thiết kế cho nhiều loại phương tiện giao thông cùng đi nên không thể đòi hỏi những thuận tiện cho riêng mình.
 

tubesd

Xe tăng
Biển số
OF-128180
Ngày cấp bằng
21/1/12
Số km
1,013
Động cơ
386,054 Mã lực
Nơi ở
cháu ở Hà Lội
Đây là cái clip các thanh niên đi vào đường cao tốc (cái này bị cấm hoàn toàn) và lại còn không ngó trước sau. Tí nữa thì chết cả đám.
Cho nên các cụ đi vào cao tốc phải hết sức cẩn thận, đua cũng vui nhưng ngã chùm mà xe tải nó đi sau thì ko biết đâu mà lần.
 

sịp

Xe máy
Biển số
OF-340657
Ngày cấp bằng
29/10/14
Số km
58
Động cơ
275,090 Mã lực
Xem cái cờ nhíp cụ tubesd em lại nhớ mấy tháng trước team em đang đua thì con chóa ở ven đường lao ra cắn ví tốc độ kinh hoàng, một cụ trong đoàn không tránh kịp đâm vào ngã lăn lóc thê thảm, em đi ngay sau may sao tránh kịp chứ không cũng bị ăn đạn chùm kiểu này.

P/S: Các cụ xem có loại khẩu trang nào đi phượt đường dài thích hợp không? chứ khẩu trang kiểu ninda của chị em hay đeo khó thở lắm, còn không dùng khẩu trang thì da mặt bắt nắng sần sùi nhìn phát tởm :D
 

tubesd

Xe tăng
Biển số
OF-128180
Ngày cấp bằng
21/1/12
Số km
1,013
Động cơ
386,054 Mã lực
Nơi ở
cháu ở Hà Lội
Xem cái cờ nhíp cụ tubesd em lại nhớ mấy tháng trước team em đang đua thì con chóa ở ven đường lao ra cắn ví tốc độ kinh hoàng, một cụ trong đoàn không tránh kịp đâm vào ngã lăn lóc thê thảm, em đi ngay sau may sao tránh kịp chứ không cũng bị ăn đạn chùm kiểu này.

P/S: Các cụ xem có loại khẩu trang nào đi phượt đường dài thích hợp không? chứ khẩu trang kiểu ninda của chị em hay đeo khó thở lắm, còn không dùng khẩu trang thì da mặt bắt nắng sần sùi nhìn phát tởm :D
Cụ dùng khăn rằn ấy, đỡ bị hấp hơi mặt đường & che nắng được cái là đỡ tởm ngay.
Không thì làm cái mũ tai bèo cũng tiện.
 

sịp

Xe máy
Biển số
OF-340657
Ngày cấp bằng
29/10/14
Số km
58
Động cơ
275,090 Mã lực
Cụ dùng khăn rằn ấy, đỡ bị hấp hơi mặt đường & che nắng được cái là đỡ tởm ngay.
Không thì làm cái mũ tai bèo cũng tiện.
Ẹm chẳng biết khăn rằn là khăn gì, cụ cho xin ít hình ảnh cho dễ hình dung
 

T-Đức

Xe tải
Biển số
OF-180528
Ngày cấp bằng
15/2/13
Số km
255
Động cơ
339,250 Mã lực
Nhân tiện các cụ bàn về tai nạn xe đạp, em bàn thêm về an toàn khi đi xe đạp.

Đa số các cụ trên OF đi xe đạp như là một lựa chọn thêm thỏa mãn sở thích hoặc nhu cầu tập luyện. Vì đa phần các cụ đều có mô tô hoặc ô tô. Thế nhưng xe đạp lại là phương tiện kém an toàn nhất. Ở Việt Nam người đi xe đạp không nhiều, hệ thống đường xá mới xây dựng với mục đích chủ yếu phục vụ ô tô, xe máy, nên đi xe đạp nhiều khi khá nguy hiểm.

Một số cụ trang bị phương tiện tốt, quần áo mũ chuẩn của các cua rơ nước ngoài tưởng là đã an toàn thực ra không phải vậy. Các trang bị đó chủ yếu là phục vụ cho các tay đua khi họ đua trên các cung đường đã được cấm giao thông, có xe dẫn đường và đội ngũ service, cứu thương đầy đủ. Ngoài ra đường xá bên Tây khi thiết kế đều có tính cho xe đạp sử dụng, có biển báo tín hiệu là làn đường riêng cho xe đạp. (clip trên là ở Nga, các biker này chắc đi vào cao tốc cấm xe đạp)

Với em, đạp xe chỉ là thể thao và giải trí nên em cần nhu cầu an toàn rất cao. Không thể vì sở thích mà mang thương tật được. Vì nhu cầu an toàn nên em tránh các nguy cơ rủi ro. Tránh nguy cơ rủi ro chứ không phải là chỉ tránh tai nạn các cụ nhé, tức là phòng ngừa cao hơn một bậc.

Theo em đi một mình an toàn hơn đi theo đội hình, quan sát đường tốt, dễ làm chủ tốc độ. Đi một mình còn làm mình chủ động tập luyện theo cách riêng phù hợp với thể trạng cá nhân. Các CLB xe road hiện nay thường đua trên cao tốc cấm xe đạp em thấy khá nguy hiểm. Em chỉ tham gia đua khi có tổ chức ở những cung đường thật vắng hoặc đã dành riêng để đua. Pê đan cá em chỉ dùng khi vào các cung đường thật vắng, đường đô thị là em tháo cá pê đan. Ngoài ra xe của em còn có còi, xi nhan đầy đủ.

Dù có mang mũ bảo hộ nhưng em xác định mũ không bảo vệ mình trong rất nhiều trường hợp tai nạn. Vì mũ xe đạp chỉ bảo vệ phần trên của đầu, không bảo vệ mặt và cổ, không bảo vệ chống đâm xuyên. Để phòng bị thêm em đã ra sân cỏ tập ngã, khi ngã, em cố gắng lăn vòng theo hướng bị văng và tìm cách đứng dậy ngay, đề phòng xe khác chạy đến. Dù xác định cả đời có thể không bị ngã xe, nhưng tập ngã cũng là một phần trong rèn luyện thể lực.

Em đọc ở đâu đó có một nghiên cứu cho rằng khi các cụ trang bị bảo hiểm kỹ quá thường có xu hướng chủ quan, cho rằng mình đã được bảo vệ. Thực chất sẽ nguy hiểm hơn nếu có tâm lý coi thường rủi ro. Rủi ro xuất hiện khi đi đường cao tốc, khi đi gần xe khác quá, hay khi mình đi theo cách không bình thường gây bất ngờ cho người khác. Có một giáo sư còn cho rằng các xe ô tô khi tránh người đạp xe có mũ bảo hiểm họ thường để không gian hẹp hơn so với trường hợp người đạp xe không đội mũ.
 

tubesd

Xe tăng
Biển số
OF-128180
Ngày cấp bằng
21/1/12
Số km
1,013
Động cơ
386,054 Mã lực
Nơi ở
cháu ở Hà Lội
Ẹm chẳng biết khăn rằn là khăn gì, cụ cho xin ít hình ảnh cho dễ hình dung
Nó như này cụ:

Mà cụ khéo đùa, xe ở tận xứ tây lông cụ còn lùng ra được lịch sử hang hốc nữa là cái khăn có đầy xứ nam kỳ như nầy :D
 

tubesd

Xe tăng
Biển số
OF-128180
Ngày cấp bằng
21/1/12
Số km
1,013
Động cơ
386,054 Mã lực
Nơi ở
cháu ở Hà Lội
Nhân tiện các cụ bàn về tai nạn xe đạp, em bàn thêm về an toàn khi đi xe đạp.

Đa số các cụ trên OF đi xe đạp như là một lựa chọn thêm thỏa mãn sở thích hoặc nhu cầu tập luyện. Vì đa phần các cụ đều có mô tô hoặc ô tô. Thế nhưng xe đạp lại là phương tiện kém an toàn nhất. Ở Việt Nam người đi xe đạp không nhiều, hệ thống đường xá mới xây dựng với mục đích chủ yếu phục vụ ô tô, xe máy, nên đi xe đạp nhiều khi khá nguy hiểm.

Một số cụ trang bị phương tiện tốt, quần áo mũ chuẩn của các cua rơ nước ngoài tưởng là đã an toàn thực ra không phải vậy. Các trang bị đó chủ yếu là phục vụ cho các tay đua khi họ đua trên các cung đường đã được cấm giao thông, có xe dẫn đường và đội ngũ service, cứu thương đầy đủ. Ngoài ra đường xá bên Tây khi thiết kế đều có tính cho xe đạp sử dụng, có biển báo tín hiệu là làn đường riêng cho xe đạp. (clip trên là ở Nga, các biker này chắc đi vào cao tốc cấm xe đạp)

Với em, đạp xe chỉ là thể thao và giải trí nên em cần nhu cầu an toàn rất cao. Không thể vì sở thích mà mang thương tật được. Vì nhu cầu an toàn nên em tránh các nguy cơ rủi ro. Tránh nguy cơ rủi ro chứ không phải là chỉ tránh tai nạn các cụ nhé, tức là phòng ngừa cao hơn một bậc.

Theo em đi một mình an toàn hơn đi theo đội hình, quan sát đường tốt, dễ làm chủ tốc độ. Đi một mình còn làm mình chủ động tập luyện theo cách riêng phù hợp với thể trạng cá nhân. Các CLB xe road hiện nay thường đua trên cao tốc cấm xe đạp em thấy khá nguy hiểm. Em chỉ tham gia đua khi có tổ chức ở những cung đường thật vắng hoặc đã dành riêng để đua. Pê đan cá em chỉ dùng khi vào các cung đường thật vắng, đường đô thị là em tháo cá pê đan. Ngoài ra xe của em còn có còi, xi nhan đầy đủ.

Dù có mang mũ bảo hộ nhưng em xác định mũ không bảo vệ mình trong rất nhiều trường hợp tai nạn. Vì mũ xe đạp chỉ bảo vệ phần trên của đầu, không bảo vệ mặt và cổ, không bảo vệ chống đâm xuyên. Để phòng bị thêm em đã ra sân cỏ tập ngã, khi ngã, em cố gắng lăn vòng theo hướng bị văng và tìm cách đứng dậy ngay, đề phòng xe khác chạy đến. Dù xác định cả đời có thể không bị ngã xe, nhưng tập ngã cũng là một phần trong rèn luyện thể lực.

Em đọc ở đâu đó có một nghiên cứu cho rằng khi các cụ trang bị bảo hiểm kỹ quá thường có xu hướng chủ quan, cho rằng mình đã được bảo vệ. Thực chất sẽ nguy hiểm hơn nếu có tâm lý coi thường rủi ro. Rủi ro xuất hiện khi đi đường cao tốc, khi đi gần xe khác quá, hay khi mình đi theo cách không bình thường gây bất ngờ cho người khác. Có một giáo sư còn cho rằng các xe ô tô khi tránh người đạp xe có mũ bảo hiểm họ thường để không gian hẹp hơn so với trường hợp người đạp xe không đội mũ.
Nếu đi đêm thì phải trang bị đèn, kể cả là đường trường hay đường phố. Nguyên tắc của nó là to see & be seen, cho nên phải có đèn trước đủ mạnh để tự mình nhìn thấy đường mà không cần đến đèn đường, và có đèn báo sau + đèn phản quang để các phương tiện đi xuôi chiều có thể nhìn thấy mình từ xa.
Đi đường trường nhiều kiểu dân touring thì nên trang bị thêm gương chiếu hậu để có biện pháp xử lí phù hợp khi phát hiện ra xe lớn đi cùng chiều xuất hiện từ phía sau, và khi chuyển làn đột ngột phải quay lại đằng sau nhìn. Em thì đi Đại lộ Thăng Long dù đi trong làn dân sinh nhưng cũng hay gặp xe tải & bus, cứ nghe thấy tiếng là em dạt tít vào lề. Thực ra làn đó cũng đẹp lắm rồi, chui vào làn cao tốc gặp nhiều đá dễ bị chém lốp còn khổ hơn.
Còi với xi nhan thì chỉ có tác dụng khi đi trong phố, hồi đầu em cũng lắp, về sau tháo ra cho gọn & dùng mồm cho nhanh.
Cụ đi quen thì có thể đi cá trong phố thoải mái (trừ khi tắc đường). Cứ tạo thói quen khi nào sắp dừng thì xoay cổ chân tháo cá là được. Thói quen này cũng na ná với việc sắp dừng thì về số thôi, rất dễ tập.
 

căngthẳng

Xe điện
Biển số
OF-167043
Ngày cấp bằng
16/11/12
Số km
2,424
Động cơ
354,354 Mã lực
các cao thủ tòan đi đường xa có khác, đi vòng hồ tây nhiều nhưng gặp cua rơ mũ mãng đầy đủ ko nhiều, tòan là quần áo thể thao, mũ lưỡi trai...

* 1 tiếng đạp nên nạp bao nhiêu nước các cụ ?
 

tubesd

Xe tăng
Biển số
OF-128180
Ngày cấp bằng
21/1/12
Số km
1,013
Động cơ
386,054 Mã lực
Nơi ở
cháu ở Hà Lội
các cao thủ tòan đi đường xa có khác, đi vòng hồ tây nhiều nhưng gặp cua rơ mũ mãng đầy đủ ko nhiều, tòan là quần áo thể thao, mũ lưỡi trai...

* 1 tiếng đạp nên nạp bao nhiêu nước các cụ ?
Nguyên tắc là ăn trước khi đói, uống trước khi khát.
Theo chuyên gia dinh dưỡng thể thao thì trước khoảng 2h uống 1 lít, trước 30ph uống nửa lít, cứ mỗi 15ph khi đạp uống khoảng 150-250ml tùy theo mức độ vận động.
Cái này áp dụng cho vận động thể thao trên 1h. Với các cụ tập dưỡng sinh thì nhu cầu ko cao đến mức thế, các cụ tự gia giảm theo.



Nguồn của cái ảnh là ở video này:
xem đoạn 25:39
 

Cu Quỳnh

Xe buýt
Biển số
OF-377885
Ngày cấp bằng
15/8/15
Số km
729
Động cơ
252,798 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Sài Gòn
K bíêt cụ chủ thế nào nhưng e đy bữa nào gặp nhiều gió làm chảy mũi thì nên thủ mấy miếng khăn giấy hoặc khăn mềm sẵn trong túi, cần thì 1 tay chạy 1 tay chậm mũi cũng đc mà. Còn cái kiếng nếu đọng hơi wá e tháo ra vài giây rùi đeo lại hihi. Cái con lươn hay gờ giảm tóc cụ cẩn thận, có gì giữ chặt tay lái rùi phi wa thui (nếu hk thắng kịp), chứ cố né nguy hiểm lém ạ, hay có xe từ trên lề nhập làn mà lách wa sát mép đường né gờ thì xđ.
 

moitaplai2010

Xe tăng
Biển số
OF-57302
Ngày cấp bằng
21/2/10
Số km
1,093
Động cơ
456,536 Mã lực
Ngày xưa chưa đạp xe còn hay bị viêm mũi , viêm xoang , từ ngày đi xe đạp hết cả bệnh ấy rồi cụ chủ nên tập kiên trì có thời gian sẽ hết , đi đạp đường trường không cần nhanh quan trọng là sức bền cụ nhé
 

thaovy2015

Xe đạp
Biển số
OF-396574
Ngày cấp bằng
13/12/15
Số km
30
Động cơ
233,740 Mã lực
Tuổi
49
em cũng hay chạy đi làm từ Linh Đàm lên Nội Bài, hôm nào trời lạnh, gió to đi mất 1h30'. còn bình thường đi mất khoảng 1h15' thui ah. Dạo này trời lạnh khi chạy cũng bị chẩy nước mũi.
 

menx

Xe tải
Biển số
OF-32304
Ngày cấp bằng
25/3/09
Số km
496
Động cơ
484,521 Mã lực
Đang có ý định đạp xe tăng tuổi thọ, nghe các cao thủ chia sẻ đúng là có nhiều thié phải chuẩn bị kỹ.
Tiện các cụ cho hỏi mình nên uống nước gì khi đạp thì tốt ạ? Em thấy mấy thằng Tennis nó cứ uống cái nước màu vàng vàng khi mất nhiều mồ hôi. Bữa trước em có thử đi từ Nguyễ Trãi loanh quanh xuống Linh Đàm vài vòng mà đúng là háo nước, uống Lavie ko là ko thoả mãn cơn khát.
Thx các cụ chia sẻ!
 

hoangkhang

Xe tải
Biển số
OF-396651
Ngày cấp bằng
14/12/15
Số km
291
Động cơ
236,400 Mã lực
Tuổi
52
Đang có ý định đạp xe tăng tuổi thọ, nghe các cao thủ chia sẻ đúng là có nhiều thié phải chuẩn bị kỹ.
Tiện các cụ cho hỏi mình nên uống nước gì khi đạp thì tốt ạ? Em thấy mấy thằng Tennis nó cứ uống cái nước màu vàng vàng khi mất nhiều mồ hôi. Bữa trước em có thử đi từ Nguyễ Trãi loanh quanh xuống Linh Đàm vài vòng mà đúng là háo nước, uống Lavie ko là ko thoả mãn cơn khát.
Thx các cụ chia sẻ!
Mình đạp ra nhiều mồ hôi thì cứ rivive mà chơi. Nước điện giải đấy uống vào đã khát lắm. Mấy thứ nước lọc nặng bụng lắm mất thời gian đi tè.
 

sịp

Xe máy
Biển số
OF-340657
Ngày cấp bằng
29/10/14
Số km
58
Động cơ
275,090 Mã lực
Về lý thuyết uống chanh muối vẫn là số 1 cụ ạ, nhưng nếu phượt dài ngày thì chỉ nước suối đóng chai thôi. À mà vấn đề giày dép cũng dất quan trọng, giày phải đảm bảo đế rất cứng, đế mềm đạp đường xa đau lòng bàn chân lém, nếu đi giày can thì phải mang loại giày của MTB vì đế nó có răng cưa nên lúc xuống xe đi bộ thoải mái. Giày xe đạp phải đảm bảo rộng một chút nhất là phần mũi phải nhô ra so ví ngón cái khoảng 1 phân, nếu chơi giày SiDi thì phải lớn hơn 1 size so ví dày đi ví gái hàng ngày, còn nếu ít thóc, cứ làm con guốc mộc mà đạp cho ngon bổ dẻ các cụ ợ
 
Chỉnh sửa cuối:

tubesd

Xe tăng
Biển số
OF-128180
Ngày cấp bằng
21/1/12
Số km
1,013
Động cơ
386,054 Mã lực
Nơi ở
cháu ở Hà Lội
Mình đạp ra nhiều mồ hôi thì cứ rivive mà chơi. Nước điện giải đấy uống vào đã khát lắm. Mấy thứ nước lọc nặng bụng lắm mất thời gian đi tè.
Nước revive rất tốt, nó bù muối nên rất tốt khi đạp đường dài, nhưng vẫn phải uống nước trắng để bù vào cụ ạ.
Nguyên tắc là phải uống để bù vào lượng mồ hôi mất đi chứ không phải uống cho đỡ khát, cho nên mới nói uống trước khi khát.
 

Small man

Xe tăng
Biển số
OF-312632
Ngày cấp bằng
21/3/14
Số km
1,161
Động cơ
308,247 Mã lực
Ẹm chẳng biết khăn rằn là khăn gì, cụ cho xin ít hình ảnh cho dễ hình dung
Cụ sịp sống ở miền Nam mà không biết khăn rằn? Khăn ô trắng ô đen các cụ nông dân hay quấn cổ hoặc quấn đầu ấy? Có loại kính gắn cần gạt nước kiểu như ô tô để gạt mồ hôi không các cụ nhỉ?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top