Nhân tiện các cụ bàn về tai nạn xe đạp, em bàn thêm về an toàn khi đi xe đạp.
Đa số các cụ trên OF đi xe đạp như là một lựa chọn thêm thỏa mãn sở thích hoặc nhu cầu tập luyện. Vì đa phần các cụ đều có mô tô hoặc ô tô. Thế nhưng xe đạp lại là phương tiện kém an toàn nhất. Ở Việt Nam người đi xe đạp không nhiều, hệ thống đường xá mới xây dựng với mục đích chủ yếu phục vụ ô tô, xe máy, nên đi xe đạp nhiều khi khá nguy hiểm.
Một số cụ trang bị phương tiện tốt, quần áo mũ chuẩn của các cua rơ nước ngoài tưởng là đã an toàn thực ra không phải vậy. Các trang bị đó chủ yếu là phục vụ cho các tay đua khi họ đua trên các cung đường đã được cấm giao thông, có xe dẫn đường và đội ngũ service, cứu thương đầy đủ. Ngoài ra đường xá bên Tây khi thiết kế đều có tính cho xe đạp sử dụng, có biển báo tín hiệu là làn đường riêng cho xe đạp. (clip trên là ở Nga, các biker này chắc đi vào cao tốc cấm xe đạp)
Với em, đạp xe chỉ là thể thao và giải trí nên em cần nhu cầu an toàn rất cao. Không thể vì sở thích mà mang thương tật được. Vì nhu cầu an toàn nên em tránh các nguy cơ rủi ro. Tránh nguy cơ rủi ro chứ không phải là chỉ tránh tai nạn các cụ nhé, tức là phòng ngừa cao hơn một bậc.
Theo em đi một mình an toàn hơn đi theo đội hình, quan sát đường tốt, dễ làm chủ tốc độ. Đi một mình còn làm mình chủ động tập luyện theo cách riêng phù hợp với thể trạng cá nhân. Các CLB xe road hiện nay thường đua trên cao tốc cấm xe đạp em thấy khá nguy hiểm. Em chỉ tham gia đua khi có tổ chức ở những cung đường thật vắng hoặc đã dành riêng để đua. Pê đan cá em chỉ dùng khi vào các cung đường thật vắng, đường đô thị là em tháo cá pê đan. Ngoài ra xe của em còn có còi, xi nhan đầy đủ.
Dù có mang mũ bảo hộ nhưng em xác định mũ không bảo vệ mình trong rất nhiều trường hợp tai nạn. Vì mũ xe đạp chỉ bảo vệ phần trên của đầu, không bảo vệ mặt và cổ, không bảo vệ chống đâm xuyên. Để phòng bị thêm em đã ra sân cỏ tập ngã, khi ngã, em cố gắng lăn vòng theo hướng bị văng và tìm cách đứng dậy ngay, đề phòng xe khác chạy đến. Dù xác định cả đời có thể không bị ngã xe, nhưng tập ngã cũng là một phần trong rèn luyện thể lực.
Em đọc ở đâu đó có một nghiên cứu cho rằng khi các cụ trang bị bảo hiểm kỹ quá thường có xu hướng chủ quan, cho rằng mình đã được bảo vệ. Thực chất sẽ nguy hiểm hơn nếu có tâm lý coi thường rủi ro. Rủi ro xuất hiện khi đi đường cao tốc, khi đi gần xe khác quá, hay khi mình đi theo cách không bình thường gây bất ngờ cho người khác. Có một giáo sư còn cho rằng các xe ô tô khi tránh người đạp xe có mũ bảo hiểm họ thường để không gian hẹp hơn so với trường hợp người đạp xe không đội mũ.