[Funland] Vài gạch đầu dòng về giáo dục Mỹ

Nam Đà Nẵng

Xe tăng
Biển số
OF-357233
Ngày cấp bằng
8/3/15
Số km
1,675
Động cơ
73 Mã lực
Nơi ở
Nhà
éo so với ai so với Mỹ
Éo góp được ý kiến gì hay ho thì nên im
tháng 10 về găm ít ai phôn ai bát về bán ná
Nhạt toẹt, tưởng thế nào.
Tiễn vong cho trong thớt.
bàn về giáo dục mới kinh
Nhạt toẹt, tưởng thế nào.
Tiễn vong cho trong thớt.
Em tọa sơn quan hổ đấu :)):)):))
 

Nam Đà Nẵng

Xe tăng
Biển số
OF-357233
Ngày cấp bằng
8/3/15
Số km
1,675
Động cơ
73 Mã lực
Nơi ở
Nhà
Phải xem định nghĩa Đoàn đội của cụ thế nào nữa.
Đoàn thanh niên Việt Nam thì chắc chắn ở Mỹ ko có roài :)
Hồi xưa em làm mướn cho Phú đũy , mấy ông cũng xin thành lập đoàn thanh niên công ty , tay mũi lõ thẳng thừng : muốn chơi đâu thì chơi chứ công ty là phi chính chị , thế là câm cả đám :)):)):))
 

15cm45p

Xe điện
Biển số
OF-577068
Ngày cấp bằng
2/7/18
Số km
3,418
Động cơ
164,686 Mã lực
Em có nhiều xèng sau lấy vk có con thì cho con học trường tư thục quốc tế, lên cấp 3 cho con qua Singapore học rồi đại học thì tùy cháu.
Em giờ cũng thấy chán giáo dục VN lắm rồi:-@
 

Ni No Kuni 2

Xe container
Biển số
OF-552113
Ngày cấp bằng
26/1/18
Số km
5,517
Động cơ
211,193 Mã lực
éo so với ai so với Mỹ
Thật ra về kiến thức các môn tự nhiên thì hs Mỹ ko ăn được hs Việt đâu cụ. Giáo dục Mỹ phổ thông Mỹ thuộc dạng làng nhàng so với các nước phát triển. Họ chỉ hơn hẳn ở cấp đại học vì có nhiều tiền cho nghiên cứu nên thu hút được nhiều tài năng.
 

nicholas1618

Xe điện
Biển số
OF-113926
Ngày cấp bằng
23/9/11
Số km
3,820
Động cơ
417,186 Mã lực
Hội quán Game với Hội bim bim mới là thực chất.
 

Ni No Kuni 2

Xe container
Biển số
OF-552113
Ngày cấp bằng
26/1/18
Số km
5,517
Động cơ
211,193 Mã lực
Có bê nguyên cái này về VN thì sau vài bữa kiểu j cũng biến tướng.
Giáo dục cấp phổ thông mẽo éo có cơ gì đi so được với Việt Nam. Nói thế cho nhanh.
Cụ này chuẩn này, giáo dục phổ thông Mẽo nhất là trường public thì làng nhàng thôi, dân da đen ở Mẽo thì nó ko khác gì hs cá biệt ở VN cả. Dân da trắng thì tầm ok, đội Asian gốc Trung, Việt, Hàn, Nhật, mới là đội học trâu ở Mẽo ở bậc phổ thông và cả bậc đại học.
Đặc biệt Mỹ thu hút nhân tài ở bậc đại học ở mức quá siêu.
GS Michio Kaku - một người rất nổi tiếng đã phát biểu như trong video này, vũ khí bí mật của Mẽo là thu hút nhân tài và đặc biệt là nhân tài gốc Á.
 

Chúa tể rừng xanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-458298
Ngày cấp bằng
3/10/16
Số km
5,871
Động cơ
248,280 Mã lực
Em tọa sơn quan hổ đấu :)):)):))
Thật ra về kiến thức các môn tự nhiên thì hs Mỹ ko ăn được hs Việt đâu cụ. Giáo dục Mỹ phổ thông Mỹ thuộc dạng làng nhàng so với các nước phát triển. Họ chỉ hơn hẳn ở cấp đại học vì có nhiều tiền cho nghiên cứu nên thu hút được nhiều tài năng.
Thì cũng đang định cồng gd Mẽo tuổi ghè so với gd Vệ, thi thố éo bao h có cái giải ghè, mơ giải khuyến khích còn ếu có
 

tuannghiagtvt

Xe tăng
Biển số
OF-147326
Ngày cấp bằng
27/6/12
Số km
1,331
Động cơ
371,488 Mã lực
Tuổi
52
Nơi ở
Long Thành, Đồng Nai
So giá xăng thôi, không so gì với Mỹ nữa. Nước khác ta so khoản khác, nhưng có cái chung là thằng nào giá hơn gì ta so nấy.
 

MiTa

Xe cút kít
Biển số
OF-30644
Ngày cấp bằng
5/3/09
Số km
16,528
Động cơ
678,653 Mã lực
Những người như cụ rất kỳ quặc. Buông một câu rất dumb, ko đầu ko cuối, ko rõ mục tiêu hay ý định. Người ta share, cụ ko đồng ý thì phản biện, ko phản biện thì cũng phải lịch sự.
2 lão ấy fun nhau thôi Cụ ạ. Cụ cũng nên fun đi.

Ah mà thôi, dòm nick Cụ e ko dám còm nữa.
 

Gcar

Xe lăn
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
11,534
Động cơ
572,214 Mã lực
Em thấy cái mục Free học phí hết cấp 3 (em nghĩ rất quan trọng nếu đặt ở VN) mà mình được như thế thì giải quyết được ối thứ đang nhức nhối đấy
cụ chấp nhận nợ công đầu người 1 tỉ rưởi như Mỹ thì em free cho 20 năm!

Hiện giờ bọn trẻ em dân tộc miền núi VN cũng được free khi đi học, còn được cấp mấy chục ký gạo thì phải.
 

AVANZA

Xe tăng
Biển số
OF-51447
Ngày cấp bằng
23/11/09
Số km
1,486
Động cơ
466,543 Mã lực
Nơi ở
NGOÀI ĐƯỜNG
Những người như cụ rất kỳ quặc. Buông một câu rất dumb, ko đầu ko cuối, ko rõ mục tiêu hay ý định. Người ta share, cụ ko đồng ý thì phản biện, ko phản biện thì cũng phải lịch sự.
Ông này có ý khen đấy :D. Ý ông này là VN khen Mỹ thì khen cả ngày. Ý là nên so với thằng cùng đẳng cấp như Lào, Cam mới vừa miếng...
 

BladeKnight

Xe điện
Biển số
OF-389817
Ngày cấp bằng
30/10/15
Số km
2,332
Động cơ
255,227 Mã lực
cụ chấp nhận nợ công đầu người 1 tỉ rưởi như Mỹ thì em free cho 20 năm!

Hiện giờ bọn trẻ em dân tộc miền núi VN cũng được free khi đi học, còn được cấp mấy chục ký gạo thì phải.
Là trợ cấp ăn, ở đối với các cháu ở vùng khó khăn phải trọ học là 50% lương cơ bản và 15 kg gạo mỗi tháng học ạ.
 

Gcar

Xe lăn
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
11,534
Động cơ
572,214 Mã lực
Cái Xì cao thời em bít cmn từ lâu dồi.
Xưa ông già em cùng các bác cũng là nhưng Sói con, Sói nhỡ, Sói già :)) :)) :))
Ý em là chịu sự chỉ đạo của 1 đ ảng 9 chuỵ kia
cái đó thì bên Đức hồi xưa anh Le làm thì phải. Khác biệt lớn theo mình là bên Đức sẽ tập cho nghe lời, tuân lệnh.

Hồi xưa mình ở trong Đội, cũng học đi đều bước nhưng chỉ cho đẹp, vẫn không có được cái văn hoá tuân lệnh thằng Đội trưởng!
 

--Lamborghini--

Xì hơi lốp
Biển số
OF-110827
Ngày cấp bằng
29/8/11
Số km
17,838
Động cơ
563,415 Mã lực
giấc mơ mẽo :((
 

phanthanh200

Xe tăng
Biển số
OF-454655
Ngày cấp bằng
20/9/16
Số km
1,612
Động cơ
1,266,680 Mã lực
Tuổi
51
Chủ đề về Vuông tròn tam giác vẫn chưa hết nóng. Cá nhân nhà cháu ko phản bác, cũng chả ủng hộ, nhưng nhà cháu nghĩ nên có sáng tạo.
Cũng nhân dịp rảnh dậy sớm, lại đúng hôm được Apple mời đi ra mắt iPhone mới, nhà cháu ngồi gạch lại đôi dòng về giáo dục Mỹ để các cụ tự ngẫm.
Nhà cháu chỉ viết theo hiểu biết của mình, do vậy ko khẳng định mọi thứ ở thớt này là đúng. Nhà cháu cũng ko bình luận, cái này nhường các cụ.

1. Chính phủ Mỹ có quản lý chương trình giáo dục tập trung không? Không, các bang được quyết định riêng.
2. Các bang có đề ra Chuẩn giáo dục không? Có, các bang đều có chuẩn về nội dung học ở tùng cấp, từng môn. Tuy nhiên rất quan trọng là Chuẩn của họ không phải đề cập đến dậy học thế nào, họ chỉ đề cập đến những kiến thức nào bắt buộc phải dậy hs.
3. Mỹ có chuẩn hoá sgk không? Không, có sách textbook được khuyến nghị nhưng thường các thày cô không dạy theo mà tự “sáng tạo” ra cách dậy của mình.
4. Ở Mỹ học sinh ngồi 1 lớp cố định không? Có và không. Ở cấp 1 (elementary) thì trẻ con học cố định 1 lớp học và thường cũng chỉ học với 1-2 cô. Từ cấp 2 lên cấp 3 (middle and high school) thì các thày cô có phòng riêng, giữa giờ thường hs chỉ có 3 phút để di chuyển từ lớp này sang lớp khác. Tương tự sv đại học ở VN.
5. Nếu mỗi thày cô dạy khác nhau thì có kiểm soát được chất lượng không? Có, các hs cuối năm đều phải thi 1 bài thi với nội dung là các kiến thức bắt buộc phải biết theo chuẩn.
6. Ở Mỹ có sách tham khảo không? Có, rất nhiều các sách ôn thi (đặc biệt SAT cho cấp 3), các sách tham khảo, đọc thêm rất nhiều. Tuy nhiên tất cả đều ko bắt buộc, các giáo viên cũng được đề nghị (ko bắt buộc) không giới thiệu sách tham khảo cho hs.
7. Hs Mỹ đi học có mang theo nhiều sách vở ko? Không, rất ít. Thường có mang theo vở (notebook) và laptop/tablet của trường phát cho, sách hần như không có.
8. Ở Mỹ có họp phụ huynh không? Có, thậm chí nhiều hơn VN. Trung bình 1 năm học phụ huynh sẽ được mới đi họp 3-5 lần. Thường họp phụ huynh ở Mỹ là 1-1 giữa phụ huynh và giáo viên.
9. Trường ở Mỹ có các khoản thu nào không? Có, giáo dục ở Mỹ là miễn phí đến hết cấp 3 (không tính trường private) nhưng các trường vẫn thu nhiều khoản, ví dụ: mua bảo hiểm cho thiết bị giao cho hs, các phụ thu cho các môn cần thêm thiết bị (art chẳng hạn).
10. Các trường ở Mỹ có liên kết với các tổ chức kinh doanh để làm tiền hs không? Có, những sự kiện gây quỹ thông qua mua bán các sp dịch vị của bên thứ 3 khá phổ biến. Ví dụ trường mời food truck về trường bán buổi trưa....
11. Các thày cô ở Mỹ có nhận “đút lót” không? Có, nhưng là đút lót vui thôi. Kiểu như đầu năm hs nào cho cô khăn giấy, hand sanitizer (là những thứ các thày cô thường phải bỏ tiền túi ra sắm cho lớp) thì sẽ được extra credit (điểm thưởng).
12. Học sinh ở Mỹ có học nặng như VN ko? Có và không. Nếu đứa nào học các lớp nâng cao (AP-Advanced Program) thì nội dung nặng thậm chí hơn ở VN, ngang lớp chọn ở VN, bài tập cũng rất nhiều và khó. Tuy nhiên AP là tuỳ chọn, học sinh học thì đăng ký tự nguyện. Nguyên tắc của Mỹ đơn giản là học theo năng lực, chuẩn là tối thiểu chứ ko phải là mức đánh đố.
13. Học sinh Mỹ thi bao lần cho 1 môn? Nhiều, nhiều hơn VN. Mỗi môn chia ra các bài thi minor (chiếm 40% tổng điểm) và major (chiếm 60%). Tuy nhiên để đạt thì khá dễ, đạt điểm A (trung bình trên 90%) mới khó. Tổng số bài thi minor và major của 1 môn trung bình khoảng 15 bài cho 1 môn trong 1 năm học.
14. Mỹ có “cải cách giáo dục” không? Có, thường xuyên. Chuẩn giáo dục của các bang được sửa đổi khá thường xuyên. Tuy nhiên đa số ko ảnh hưởng nhiều đến cách dạy của các giáo viên.
15. Các giáo viên Mỹ được quyền tự quyết đến đâu? 100%, các giáo viên tự sáng tạo phương pháp, cách dạy học, tự tìm giáo cụ cho mình... Các giáo viên Mỹ cũng thường xuyên (1 năm tối thiểu 2 lần) đi học về nghiệp vụ sư phạm và các điều chỉnh về chuẩn nếu có.
16. Các giáo viên Mỹ có bị kiểm soát chất lượng không? Có, tuy rất tự do nhưng nếu 1 giáo viên có quá nhiều học sinh điểm thấp thì sẽ bắt buộc phải đi thi kiểm tra và đi đạo tạo bắt buộc.
17. Giáo viên Mỹ thu nhập ổn có không. Có và không. Thu nhập hàng tháng thì ở mức trung bình thấp, tuy nhiên giáo viên có nhiều chế độ tốt hơn về y tế và hưu trí.
18. Dân Mỹ có hay “buôn” hay “bức xúc” về giáo dục không? Có và không. Giáo dục luôn là chủ đề lớn của bất cứ xh nào. Tuy nhiên dân Mỹ đa số quan tâm đến đầu tư cơ sở hạ tầng, môi trường giáo dục (có kỳ thị hay không...) hơn là đi soi chương trình giáo dục hoặc phương pháp giảng dạy.

Nhà cháu xin hết, các cụ thấy đọc vui thì cho nhà cháu xin ít rượu về tu có sức nhà cháu sẽ viết tiếp.
Cảm ơn các cụ.
VN không thể so với Mỹ được, nhưng cám ơn những chia sẽ của cụ.
 

Cá Tráp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-452824
Ngày cấp bằng
13/9/16
Số km
15,251
Động cơ
322,599 Mã lực
Tuổi
48
Tối hôm qua mới mời cô bạn học là VK Mẽo đi ăn.
Cô ấy có tới 4 đứa con.
Em cũng có hỏi han linh tinh chuyện học của mấy đứa nhỏ.
Em chỉ khoái nhất là khi biết em học trường TDTD thì cô ấy nói.
Bên Mẽo rất coi trọng GV thể dục và các môn như vẽ, đàn hát...
Có khi còn hơn các môn Toán...khi dạy ở bậc tiểu học.:))
 

dogolegia

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-413488
Ngày cấp bằng
29/3/16
Số km
4,658
Động cơ
247,346 Mã lực
Tuổi
34
Nơi ở
Hà Nội
Website
dogolegia.vn
Em có nhiều xèng sau lấy vk có con thì cho con học trường tư thục quốc tế, lên cấp 3 cho con qua Singapore học rồi đại học thì tùy cháu.
Em giờ cũng thấy chán giáo dục VN lắm rồi:-@
Vâng nên e thấy cũng chả quan trọng lắm việc học gì, thành tích ra sao nữa. Thiết nghĩ cố gắng rèn cho con tính tư duy, tinh thần tự học thôi cụ
E thì ko có điều kiện để cho vào quốc tế, nên chắc chỉ trường công bt
Chỗ e thấy các anh chị cho học trường Trung Yên, bảo cô hiệu trưởng trẻ nên tư duy cũng hay, ko ép học, ko bài tập về nhà, nên e cũng tìm hiểu dần để 2 năm sau F1 đi học còn cho học ạ
 
Biển số
OF-555142
Ngày cấp bằng
24/2/18
Số km
2,376
Động cơ
170,855 Mã lực
Nơi ở
Rockwall, TX
Hồi xưa em làm mướn cho Phú đũy , mấy ông cũng xin thành lập đoàn thanh niên công ty , tay mũi lõ thẳng thừng : muốn chơi đâu thì chơi chứ công ty là phi chính chị , thế là câm cả đám :)):)):))
Thế là tại ko dám chiên thôi. Hiệp hội trong doanh nghiệp để bảo vệ quyền lợi người lao động là phi chính trị
 
Biển số
OF-555142
Ngày cấp bằng
24/2/18
Số km
2,376
Động cơ
170,855 Mã lực
Nơi ở
Rockwall, TX
Tối hôm qua mới mời cô bạn học là VK Mẽo đi ăn.
Cô ấy có tới 4 đứa con.
Em cũng có hỏi han linh tinh chuyện học của mấy đứa nhỏ.
Em chỉ khoái nhất là khi biết em học trường TDTD thì cô ấy nói.
Bên Mẽo rất coi trọng GV thể dục và các môn như vẽ, đàn hát...
Có khi còn hơn các môn Toán...khi dạy ở bậc tiểu học.:))
Iem quên ko bổ xung, cảm ơn cụ.
Ở Mỹ cấp 3 thì chỉ cần học 2 năm Thể dục (nó gọi là PE). Còn cấp 1 và 2 thì PE là bắt buộc, 1 ngày 5 tiết thì 1 tiết PE, tức là thời gian học thể dục ngang bằng với môn khoa học.
Con nhà em sang học lớp 1, chỉ sau 6 tháng đã thấy khoẻ hẳn lên do leo trèo chạy nhảy hàng ngày.
 

XeChuaCo

Xe tăng
Biển số
OF-347591
Ngày cấp bằng
21/12/14
Số km
1,595
Động cơ
233,460 Mã lực
Chủ đề về Vuông tròn tam giác vẫn chưa hết nóng. Cá nhân nhà cháu ko phản bác, cũng chả ủng hộ, nhưng nhà cháu nghĩ nên có sáng tạo.
Cũng nhân dịp rảnh dậy sớm, lại đúng hôm được Apple mời đi ra mắt iPhone mới, nhà cháu ngồi gạch lại đôi dòng về giáo dục Mỹ để các cụ tự ngẫm.
Nhà cháu chỉ viết theo hiểu biết của mình, do vậy ko khẳng định mọi thứ ở thớt này là đúng. Nhà cháu cũng ko bình luận, cái này nhường các cụ.

1. Chính phủ Mỹ có quản lý chương trình giáo dục tập trung không? Không, các bang được quyết định riêng.
2. Các bang có đề ra Chuẩn giáo dục không? Có, các bang đều có chuẩn về nội dung học ở tùng cấp, từng môn. Tuy nhiên rất quan trọng là Chuẩn của họ không phải đề cập đến dậy học thế nào, họ chỉ đề cập đến những kiến thức nào bắt buộc phải dậy hs.
3. Mỹ có chuẩn hoá sgk không? Không, có sách textbook được khuyến nghị nhưng thường các thày cô không dạy theo mà tự “sáng tạo” ra cách dậy của mình.
4. Ở Mỹ học sinh ngồi 1 lớp cố định không? Có và không. Ở cấp 1 (elementary) thì trẻ con học cố định 1 lớp học và thường cũng chỉ học với 1-2 cô. Từ cấp 2 lên cấp 3 (middle and high school) thì các thày cô có phòng riêng, giữa giờ thường hs chỉ có 3 phút để di chuyển từ lớp này sang lớp khác. Tương tự sv đại học ở VN.
5. Nếu mỗi thày cô dạy khác nhau thì có kiểm soát được chất lượng không? Có, các hs cuối năm đều phải thi 1 bài thi với nội dung là các kiến thức bắt buộc phải biết theo chuẩn.
6. Ở Mỹ có sách tham khảo không? Có, rất nhiều các sách ôn thi (đặc biệt SAT cho cấp 3), các sách tham khảo, đọc thêm rất nhiều. Tuy nhiên tất cả đều ko bắt buộc, các giáo viên cũng được đề nghị (ko bắt buộc) không giới thiệu sách tham khảo cho hs.
7. Hs Mỹ đi học có mang theo nhiều sách vở ko? Không, rất ít. Thường có mang theo vở (notebook) và laptop/tablet của trường phát cho, sách hần như không có.
8. Ở Mỹ có họp phụ huynh không? Có, thậm chí nhiều hơn VN. Trung bình 1 năm học phụ huynh sẽ được mới đi họp 3-5 lần. Thường họp phụ huynh ở Mỹ là 1-1 giữa phụ huynh và giáo viên.
9. Trường ở Mỹ có các khoản thu nào không? Có, giáo dục ở Mỹ là miễn phí đến hết cấp 3 (không tính trường private) nhưng các trường vẫn thu nhiều khoản, ví dụ: mua bảo hiểm cho thiết bị giao cho hs, các phụ thu cho các môn cần thêm thiết bị (art chẳng hạn).
10. Các trường ở Mỹ có liên kết với các tổ chức kinh doanh để làm tiền hs không? Có, những sự kiện gây quỹ thông qua mua bán các sp dịch vị của bên thứ 3 khá phổ biến. Ví dụ trường mời food truck về trường bán buổi trưa....
11. Các thày cô ở Mỹ có nhận “đút lót” không? Có, nhưng là đút lót vui thôi. Kiểu như đầu năm hs nào cho cô khăn giấy, hand sanitizer (là những thứ các thày cô thường phải bỏ tiền túi ra sắm cho lớp) thì sẽ được extra credit (điểm thưởng).
12. Học sinh ở Mỹ có học nặng như VN ko? Có và không. Nếu đứa nào học các lớp nâng cao (AP-Advanced Program) thì nội dung nặng thậm chí hơn ở VN, ngang lớp chọn ở VN, bài tập cũng rất nhiều và khó. Tuy nhiên AP là tuỳ chọn, học sinh học thì đăng ký tự nguyện. Nguyên tắc của Mỹ đơn giản là học theo năng lực, chuẩn là tối thiểu chứ ko phải là mức đánh đố.
13. Học sinh Mỹ thi bao lần cho 1 môn? Nhiều, nhiều hơn VN. Mỗi môn chia ra các bài thi minor (chiếm 40% tổng điểm) và major (chiếm 60%). Tuy nhiên để đạt thì khá dễ, đạt điểm A (trung bình trên 90%) mới khó. Tổng số bài thi minor và major của 1 môn trung bình khoảng 15 bài cho 1 môn trong 1 năm học.
14. Mỹ có “cải cách giáo dục” không? Có, thường xuyên. Chuẩn giáo dục của các bang được sửa đổi khá thường xuyên. Tuy nhiên đa số ko ảnh hưởng nhiều đến cách dạy của các giáo viên.
15. Các giáo viên Mỹ được quyền tự quyết đến đâu? 100%, các giáo viên tự sáng tạo phương pháp, cách dạy học, tự tìm giáo cụ cho mình... Các giáo viên Mỹ cũng thường xuyên (1 năm tối thiểu 2 lần) đi học về nghiệp vụ sư phạm và các điều chỉnh về chuẩn nếu có.
16. Các giáo viên Mỹ có bị kiểm soát chất lượng không? Có, tuy rất tự do nhưng nếu 1 giáo viên có quá nhiều học sinh điểm thấp thì sẽ bắt buộc phải đi thi kiểm tra và đi đạo tạo bắt buộc.
17. Giáo viên Mỹ thu nhập ổn có không. Có và không. Thu nhập hàng tháng thì ở mức trung bình thấp, tuy nhiên giáo viên có nhiều chế độ tốt hơn về y tế và hưu trí.
18. Dân Mỹ có hay “buôn” hay “bức xúc” về giáo dục không? Có và không. Giáo dục luôn là chủ đề lớn của bất cứ xh nào. Tuy nhiên dân Mỹ đa số quan tâm đến đầu tư cơ sở hạ tầng, môi trường giáo dục (có kỳ thị hay không...) hơn là đi soi chương trình giáo dục hoặc phương pháp giảng dạy.

Nhà cháu xin hết, các cụ thấy đọc vui thì cho nhà cháu xin ít rượu về tu có sức nhà cháu sẽ viết tiếp.
Cảm ơn các cụ.
Trẻ em bên đó có luyện chữ không cụ? Còn nữa là có môn gì tương tự như môn "Tiếng Việt" của mình không?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top