Chủ đề về Vuông tròn tam giác vẫn chưa hết nóng. Cá nhân nhà cháu ko phản bác, cũng chả ủng hộ, nhưng nhà cháu nghĩ nên có sáng tạo.
Cũng nhân dịp rảnh dậy sớm, lại đúng hôm được Apple mời đi ra mắt iPhone mới, nhà cháu ngồi gạch lại đôi dòng về giáo dục Mỹ để các cụ tự ngẫm.
Nhà cháu chỉ viết theo hiểu biết của mình, do vậy ko khẳng định mọi thứ ở thớt này là đúng. Nhà cháu cũng ko bình luận, cái này nhường các cụ.
1. Chính phủ Mỹ có quản lý chương trình giáo dục tập trung không? Không, các bang được quyết định riêng.
VN Quản lý tập trung nhỉ
2. Các bang có đề ra Chuẩn giáo dục không? Có, các bang đều có chuẩn về nội dung học ở tùng cấp, từng môn. Tuy nhiên rất quan trọng là Chuẩn của họ không phải đề cập đến dậy học thế nào, họ chỉ đề cập đến những kiến thức nào bắt buộc phải dậy hs.
Trong chương trình giáo dục của VN, về mặt cơ bản là cũng như thế này, yêu cầu kiến thức, kỹ năng theo từng môn học, theo từng cấp và lớp học. Không biết Mỹ qui định yêu cầu cụ thể theo môn học hay có qui định về Kết quả mà học sinh sẽ trở thành, đạt được.
3. Mỹ có chuẩn hoá sgk không? Không, có sách textbook được khuyến nghị nhưng thường các thày cô không dạy theo mà tự “sáng tạo” ra cách dậy của mình.
Sắp tới khả năng VN cũng vậy, theo chương trình đào tạo mới, chỉ bao gồm qui định nội dung, phương pháp thì tự chủ động. Cơ mà cái này hơi nghi ngờ vì Bộ đang tổ chức tập huấn giảng dạy mà thường thì qui định quá chặt chẽ giáo viên phải làm gì như thế nào ![big green :D :D](/styles/yahoo/4.gif)
4. Ở Mỹ học sinh ngồi 1 lớp cố định không? Có và không. Ở cấp 1 (elementary) thì trẻ con học cố định 1 lớp học và thường cũng chỉ học với 1-2 cô. Từ cấp 2 lên cấp 3 (middle and high school) thì các thày cô có phòng riêng, giữa giờ thường hs chỉ có 3 phút để di chuyển từ lớp này sang lớp khác. Tương tự sv đại học ở VN.
Cấp 2, 3 VN thì chưa, học tập trung theo lớp, gọi là có phần tự chọn nhưng là tự chọn bắt buộc (chuyên ban). Cấp 2, 3 ở Mỹ có giáo viên chủ nhiệm không và ai chịu trách nhiệm làm việc/họp với phụ huynh
5. Nếu mỗi thày cô dạy khác nhau thì có kiểm soát được chất lượng không? Có, các hs cuối năm đều phải thi 1 bài thi với nội dung là các kiến thức bắt buộc phải biết theo chuẩn.
VN cũng vậy. Cơ mà chả ai giám sát cái này cả.
6. Ở Mỹ có sách tham khảo không? Có, rất nhiều các sách ôn thi (đặc biệt SAT cho cấp 3), các sách tham khảo, đọc thêm rất nhiều. Tuy nhiên tất cả đều ko bắt buộc, các giáo viên cũng được đề nghị (ko bắt buộc) không giới thiệu sách tham khảo cho hs.
Sách tham khảo cho học sinh VN nói chung là nghèo nàn và chất lượng không cao
7. Hs Mỹ đi học có mang theo nhiều sách vở ko? Không, rất ít. Thường có mang theo vở (notebook) và laptop/tablet của trường phát cho, sách hần như không có.
Cái này VN nên học tập. Một số trường VN giờ trang bị cho học sinh tủ để cất đồ và có thể không cần mang nhiều sách vở. Tuy nhiên, do thiết kế nội dung sách giáo khoa, học sinh vẫn phải mang đi mang lại để ôn tập và làm bài ở nhà.
8. Ở Mỹ có họp phụ huynh không? Có, thậm chí nhiều hơn VN. Trung bình 1 năm học phụ huynh sẽ được mới đi họp 3-5 lần. Thường họp phụ huynh ở Mỹ là 1-1 giữa phụ huynh và giáo viên.
Họp phụ huynh ở VN chủ yếu là thông báo tình hình chung, thông báo đóng các khoản phí theo qui định, ít có trao đổi thông tin hai chiều. Cơ mà xem trên phim thì thấy Mỹ cũng có kiểu họp phụ huynh như VN.
9. Trường ở Mỹ có các khoản thu nào không? Có, giáo dục ở Mỹ là miễn phí đến hết cấp 3 (không tính trường private) nhưng các trường vẫn thu nhiều khoản, ví dụ: mua bảo hiểm cho thiết bị giao cho hs, các phụ thu cho các môn cần thêm thiết bị (art chẳng hạn).
Như nhau cả thôi.
10. Các trường ở Mỹ có liên kết với các tổ chức kinh doanh để làm tiền hs không? Có, những sự kiện gây quỹ thông qua mua bán các sp dịch vị của bên thứ 3 khá phổ biến. Ví dụ trường mời food truck về trường bán buổi trưa....
VN giờ thịnh hành làm tiền qua liên kết giảng dạy, phổ biến ở các trường có học bán trú. Chất lượng thì khó mà kiểm chứng.
11. Các thày cô ở Mỹ có nhận “đút lót” không? Có, nhưng là đút lót vui thôi. Kiểu như đầu năm hs nào cho cô khăn giấy, hand sanitizer (là những thứ các thày cô thường phải bỏ tiền túi ra sắm cho lớp) thì sẽ được extra credit (điểm thưởng).
Nên cởi mở về vấn đề này, nếu coi là một sự hỗ trợ tự nguyện (phong bì tí ti chả đáng bao nhiêu) thì nó trở thành bình thường.
12. Học sinh ở Mỹ có học nặng như VN ko? Có và không. Nếu đứa nào học các lớp nâng cao (AP-Advanced Program) thì nội dung nặng thậm chí hơn ở VN, ngang lớp chọn ở VN, bài tập cũng rất nhiều và khó. Tuy nhiên AP là tuỳ chọn, học sinh học thì đăng ký tự nguyện. Nguyên tắc của Mỹ đơn giản là học theo năng lực, chuẩn là tối thiểu chứ ko phải là mức đánh đố.
VN lựa chọn hay không là do ... BỐ MẸ
13. Học sinh Mỹ thi bao lần cho 1 môn? Nhiều, nhiều hơn VN. Mỗi môn chia ra các bài thi minor (chiếm 40% tổng điểm) và major (chiếm 60%). Tuy nhiên để đạt thì khá dễ, đạt điểm A (trung bình trên 90%) mới khó. Tổng số bài thi minor và major của 1 môn trung bình khoảng 15 bài cho 1 môn trong 1 năm học.
VN cũng vậy, một số bài 15 phút, kiểm tra miệng, 1 tiết mỗi kỳ, 2 bài kiểm tra học kỳ ~ không dưới 15 bài kiểm tra
14. Mỹ có “cải cách giáo dục” không? Có, thường xuyên. Chuẩn giáo dục của các bang được sửa đổi khá thường xuyên. Tuy nhiên đa số ko ảnh hưởng nhiều đến cách dạy của các giáo viên.
Rất nên. Chỉ cần thay đổi chút: giáo viên VN không bắt buộc phải dạy theo sách, theo tiết, theo nội dung chương trình, theo hướng dẫn, bồi dưỡng thì sẽ là như nhau.
15. Các giáo viên Mỹ được quyền tự quyết đến đâu? 100%, các giáo viên tự sáng tạo phương pháp, cách dạy học, tự tìm giáo cụ cho mình... Các giáo viên Mỹ cũng thường xuyên (1 năm tối thiểu 2 lần) đi học về nghiệp vụ sư phạm và các điều chỉnh về chuẩn nếu có.
Vấn đề gian dối, bệnh thành tích được giải quyết ntn ở Mỹ
16. Các giáo viên Mỹ có bị kiểm soát chất lượng không? Có, tuy rất tự do nhưng nếu 1 giáo viên có quá nhiều học sinh điểm thấp thì sẽ bắt buộc phải đi thi kiểm tra và đi đạo tạo bắt buộc.
VN HS tốt nghiệp tiểu học vẫn chưa đọc thông viết thạo
17. Giáo viên Mỹ thu nhập ổn có không. Có và không. Thu nhập hàng tháng thì ở mức trung bình thấp, tuy nhiên giáo viên có nhiều chế độ tốt hơn về y tế và hưu trí.
VN gọi là công nhân giảng dạy mới đúng. Khó khăn nhất, nghèo nhất, kém nhất mới vào Sư phạm
18. Dân Mỹ có hay “buôn” hay “bức xúc” về giáo dục không? Có và không. Giáo dục luôn là chủ đề lớn của bất cứ xh nào. Tuy nhiên dân Mỹ đa số quan tâm đến đầu tư cơ sở hạ tầng, môi trường giáo dục (có kỳ thị hay không...) hơn là đi soi chương trình giáo dục hoặc phương pháp giảng dạy.
Đại đa số người dân VN là chuyên da, giáo xư cả
Nhà cháu xin hết, các cụ thấy đọc vui thì cho nhà cháu xin ít rượu về tu có sức nhà cháu sẽ viết tiếp.
Cảm ơn các cụ.