[Funland] Vài gạch đầu dòng về giáo dục Mỹ

Biển số
OF-555142
Ngày cấp bằng
24/2/18
Số km
2,376
Động cơ
170,855 Mã lực
Nơi ở
Rockwall, TX
Chủ đề về Vuông tròn tam giác vẫn chưa hết nóng. Cá nhân nhà cháu ko phản bác, cũng chả ủng hộ, nhưng nhà cháu nghĩ nên có sáng tạo.
Cũng nhân dịp rảnh dậy sớm, lại đúng hôm được Apple mời đi ra mắt iPhone mới, nhà cháu ngồi gạch lại đôi dòng về giáo dục Mỹ để các cụ tự ngẫm.
Nhà cháu chỉ viết theo hiểu biết của mình, do vậy ko khẳng định mọi thứ ở thớt này là đúng. Nhà cháu cũng ko bình luận, cái này nhường các cụ.

1. Chính phủ Mỹ có quản lý chương trình giáo dục tập trung không? Không, các bang được quyết định riêng.
2. Các bang có đề ra Chuẩn giáo dục không? Có, các bang đều có chuẩn về nội dung học ở tùng cấp, từng môn. Tuy nhiên rất quan trọng là Chuẩn của họ không phải đề cập đến dậy học thế nào, họ chỉ đề cập đến những kiến thức nào bắt buộc phải dậy hs.
3. Mỹ có chuẩn hoá sgk không? Không, có sách textbook được khuyến nghị nhưng thường các thày cô không dạy theo mà tự “sáng tạo” ra cách dậy của mình.
4. Ở Mỹ học sinh ngồi 1 lớp cố định không? Có và không. Ở cấp 1 (elementary) thì trẻ con học cố định 1 lớp học và thường cũng chỉ học với 1-2 cô. Từ cấp 2 lên cấp 3 (middle and high school) thì các thày cô có phòng riêng, giữa giờ thường hs chỉ có 3 phút để di chuyển từ lớp này sang lớp khác. Tương tự sv đại học ở VN.
5. Nếu mỗi thày cô dạy khác nhau thì có kiểm soát được chất lượng không? Có, các hs cuối năm đều phải thi 1 bài thi với nội dung là các kiến thức bắt buộc phải biết theo chuẩn.
6. Ở Mỹ có sách tham khảo không? Có, rất nhiều các sách ôn thi (đặc biệt SAT cho cấp 3), các sách tham khảo, đọc thêm rất nhiều. Tuy nhiên tất cả đều ko bắt buộc, các giáo viên cũng được đề nghị (ko bắt buộc) không giới thiệu sách tham khảo cho hs.
7. Hs Mỹ đi học có mang theo nhiều sách vở ko? Không, rất ít. Thường có mang theo vở (notebook) và laptop/tablet của trường phát cho, sách hần như không có.
8. Ở Mỹ có họp phụ huynh không? Có, thậm chí nhiều hơn VN. Trung bình 1 năm học phụ huynh sẽ được mới đi họp 3-5 lần. Thường họp phụ huynh ở Mỹ là 1-1 giữa phụ huynh và giáo viên.
9. Trường ở Mỹ có các khoản thu nào không? Có, giáo dục ở Mỹ là miễn phí đến hết cấp 3 (không tính trường private) nhưng các trường vẫn thu nhiều khoản, ví dụ: mua bảo hiểm cho thiết bị giao cho hs, các phụ thu cho các môn cần thêm thiết bị (art chẳng hạn).
10. Các trường ở Mỹ có liên kết với các tổ chức kinh doanh để làm tiền hs không? Có, những sự kiện gây quỹ thông qua mua bán các sp dịch vị của bên thứ 3 khá phổ biến. Ví dụ trường mời food truck về trường bán buổi trưa....
11. Các thày cô ở Mỹ có nhận “đút lót” không? Có, nhưng là đút lót vui thôi. Kiểu như đầu năm hs nào cho cô khăn giấy, hand sanitizer (là những thứ các thày cô thường phải bỏ tiền túi ra sắm cho lớp) thì sẽ được extra credit (điểm thưởng).
12. Học sinh ở Mỹ có học nặng như VN ko? Có và không. Nếu đứa nào học các lớp nâng cao (AP-Advanced Program) thì nội dung nặng thậm chí hơn ở VN, ngang lớp chọn ở VN, bài tập cũng rất nhiều và khó. Tuy nhiên AP là tuỳ chọn, học sinh học thì đăng ký tự nguyện. Nguyên tắc của Mỹ đơn giản là học theo năng lực, chuẩn là tối thiểu chứ ko phải là mức đánh đố.
13. Học sinh Mỹ thi bao lần cho 1 môn? Nhiều, nhiều hơn VN. Mỗi môn chia ra các bài thi minor (chiếm 40% tổng điểm) và major (chiếm 60%). Tuy nhiên để đạt thì khá dễ, đạt điểm A (trung bình trên 90%) mới khó. Tổng số bài thi minor và major của 1 môn trung bình khoảng 15 bài cho 1 môn trong 1 năm học.
14. Mỹ có “cải cách giáo dục” không? Có, thường xuyên. Chuẩn giáo dục của các bang được sửa đổi khá thường xuyên. Tuy nhiên đa số ko ảnh hưởng nhiều đến cách dạy của các giáo viên.
15. Các giáo viên Mỹ được quyền tự quyết đến đâu? 100%, các giáo viên tự sáng tạo phương pháp, cách dạy học, tự tìm giáo cụ cho mình... Các giáo viên Mỹ cũng thường xuyên (1 năm tối thiểu 2 lần) đi học về nghiệp vụ sư phạm và các điều chỉnh về chuẩn nếu có.
16. Các giáo viên Mỹ có bị kiểm soát chất lượng không? Có, tuy rất tự do nhưng nếu 1 giáo viên có quá nhiều học sinh điểm thấp thì sẽ bắt buộc phải đi thi kiểm tra và đi đạo tạo bắt buộc.
17. Giáo viên Mỹ thu nhập ổn có không. Có và không. Thu nhập hàng tháng thì ở mức trung bình thấp, tuy nhiên giáo viên có nhiều chế độ tốt hơn về y tế và hưu trí.
18. Dân Mỹ có hay “buôn” hay “bức xúc” về giáo dục không? Có và không. Giáo dục luôn là chủ đề lớn của bất cứ xh nào. Tuy nhiên dân Mỹ đa số quan tâm đến đầu tư cơ sở hạ tầng, môi trường giáo dục (có kỳ thị hay không...) hơn là đi soi chương trình giáo dục hoặc phương pháp giảng dạy.

Nhà cháu xin hết, các cụ thấy đọc vui thì cho nhà cháu xin ít rượu về tu có sức nhà cháu sẽ viết tiếp.
Cảm ơn các cụ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Vulq71

OFer Tích cực
Biển số
OF-160636
Ngày cấp bằng
13/10/12
Số km
9,303
Động cơ
436,527 Mã lực
Em éo có gì góp ý kiến nên em đọc xong rồi té.
 

autorun

Xe điện
Biển số
OF-111551
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
2,205
Động cơ
-95,274 Mã lực
Ông Hổ với Ông Cọp ai Gấu hơn
 

kiwi8

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-584012
Ngày cấp bằng
8/8/18
Số km
173
Động cơ
137,550 Mã lực
Quá hay, cảm ơn cụ thớt.
 

One-77

Xe cút kít
Biển số
OF-64321
Ngày cấp bằng
17/5/10
Số km
18,332
Động cơ
1,392,403 Mã lực
Cám ơn cụ chủ thớt.
 

Gcar

Xe lăn
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
11,534
Động cơ
572,214 Mã lực
Ở Mỹ có mấy ông đòi phải đối xử giáo viên ngang bằng với bồi bàn không nhỉ?
 

dibo

Xe tăng
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-379
Ngày cấp bằng
17/6/06
Số km
1,016
Động cơ
586,915 Mã lực
Bổ sung:

- Mỹ có trường thực nghiệm/hệ thống thực nghiệm không: Có, Laboratory School thuộc University of Chicago, tồn tại hơn 1 thế kỷ.
- Trường thực nghiệm đó có mở đại trà không: mô hình đó lan ra khá nhiều bang ở Hoa Kỳ với các Laboratory School có triết lý giáo dục tương tự.
- Các hệ thống trường đó tuyển thế nào: Do số lượng đơn đăng ký của phụ huynh vượt quá khả năng đào tạo nên trường sẽ xét duyệt đơn và phỏng vấn trực tiếp phụ huynh và học sinh. Tức là có lựa chọn thành phần ưu tú hoặc đáp ứng yêu cầu đào tạo của họ.

Sáng lập trường Laboratory School là John Dewey, một trong những cha đẻ của triết lý giáo dục hiện đại mà các thầy dạy GS Đại chịu ảnh hưởng. Triết lý của John Dewey có thể vắn tắt như sau “ Các nhà trường của chúng ta đang rối bời với vô số môn học, mỗi môn lại có cơ man các tài liệu và qui tắc. Gánh nặng càng dồn lên vai những người làm nghề dạy khi họ phải ứng xử với từng cá nhân học sinh chứ không phải trước một đám đông. Trừ phi những bước đi tiên phong này rốt cuộc chỉ để tiêu khiển đầu óc, mục đích của chúng ta là tìm ra được điểm mấu chốt hay nguyên tắc nào đó hướng tới một sự giản lược hóa. Tôi có niềm tin vững chắc rằng, sự nỗ lực đưa thái độ tâm trí, đưa thói quen tư duy – những cái mà chúng ta gọi là có tính khoa học ấy – trở thành cứu cánh sẽ đồng thời làm phát lộ nhân tố có tác dụng củng cố và hướng tới niềm tin ấy”. Đó là tư tưởng của giáo dục kiến tạo, rằng trẻ con cũng là người, chúng có não và nhiệm vụ của giáo viên là giúp nó tự kiến tạo tri thức về thế giới của mình.
 

Phucghe

Xe tăng
Biển số
OF-417133
Ngày cấp bằng
17/4/16
Số km
1,608
Động cơ
231,960 Mã lực
Hôm qua nghe bác Đam nói: tổ chức gd world bank thì phải phát biểu : nền giáo dục phổ thông của ta rất tốt, ngang bằng với các nước tiên tiến, cần nhân rộng.
Vậy cccm kêu kém ở đâu?
 

black sky

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-434970
Ngày cấp bằng
6/7/16
Số km
4,975
Động cơ
247,110 Mã lực
Chúng ta có nhiều cái giống mỹ đấy chứ. Nhưng chính quyền của ta giỏi hơn mỹ nhiều, lăng xê biến thể làm ngành giáo dục trở thành thứ quái thai mà dân chúng ko làm gì đc. Điều này ta hơn hẳn mỹ
 

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
19,547
Động cơ
523,681 Mã lực
Em lại théc méc 1 điều:
Trong trường phổ thông ở Mỹ có các tổ chức Đoàn-Đội hay không ???
 

202

Xe lăn
Biển số
OF-127263
Ngày cấp bằng
10/1/12
Số km
11,131
Động cơ
2,091,243 Mã lực
Chủ đề về Vuông tròn tam giác vẫn chưa hết nóng. Cá nhân nhà cháu ko phản bác, cũng chả ủng hộ, nhưng nhà cháu nghĩ nên có sáng tạo.
Cũng nhân dịp rảnh dậy sớm, lại đúng hôm được Apple mời đi ra mắt iPhone mới, nhà cháu ngồi gạch lại đôi dòng về giáo dục Mỹ để các cụ tự ngẫm.
Nhà cháu chỉ viết theo hiểu biết của mình, do vậy ko khẳng định mọi thứ ở thớt này là đúng. Nhà cháu cũng ko bình luận, cái này nhường các cụ.

1. Chính phủ Mỹ có quản lý chương trình giáo dục tập trung không? Không, các bang được quyết định riêng.
2. Các bang có đề ra Chuẩn giáo dục không? Có, các bang đều có chuẩn về nội dung học ở tùng cấp, từng môn. Tuy nhiên rất quan trọng là Chuẩn của họ không phải đề cập đến dậy học thế nào, họ chỉ đề cập đến những kiến thức nào bắt buộc phải dậy hs.
3. Mỹ có chuẩn hoá sgk không? Không, có sách textbook được khuyến nghị nhưng thường các thày cô không dạy theo mà tự “sáng tạo” ra cách dậy của mình.
4. Ở Mỹ học sinh ngồi 1 lớp cố định không? Có và không. Ở cấp 1 (elementary) thì trẻ con học cố định 1 lớp học và thường cũng chỉ học với 1-2 cô. Từ cấp 2 lên cấp 3 (middle and high school) thì các thày cô có phòng riêng, giữa giờ thường hs chỉ có 3 phút để di chuyển từ lớp này sang lớp khác. Tương tự sv đại học ở VN.
5. Nếu mỗi thày cô dạy khác nhau thì có kiểm soát được chất lượng không? Có, các hs cuối năm đều phải thi 1 bài thi với nội dung là các kiến thức bắt buộc phải biết theo chuẩn.
6. Ở Mỹ có sách tham khảo không? Có, rất nhiều các sách ôn thi (đặc biệt SAT cho cấp 3), các sách tham khảo, đọc thêm rất nhiều. Tuy nhiên tất cả đều ko bắt buộc, các giáo viên cũng được đề nghị (ko bắt buộc) không giới thiệu sách tham khảo cho hs.
7. Hs Mỹ đi học có mang theo nhiều sách vở ko? Không, rất ít. Thường có mang theo vở (notebook) và laptop/tablet của trường phát cho, sách hần như không có.
8. Ở Mỹ có họp phụ huynh không? Có, thậm chí nhiều hơn VN. Trung bình 1 năm học phụ huynh sẽ được mới đi họp 3-5 lần. Thường họp phụ huynh ở Mỹ là 1-1 giữa phụ huynh và giáo viên.
9. Trường ở Mỹ có các khoản thu nào không? Có, giáo dục ở Mỹ là miễn phí đến hết cấp 3 (không tính trường private) nhưng các trường vẫn thu nhiều khoản, ví dụ: mua bảo hiểm cho thiết bị giao cho hs, các phụ thu cho các môn cần thêm thiết bị (art chẳng hạn).
10. Các trường ở Mỹ có liên kết với các tổ chức kinh doanh để làm tiền hs không? Có, những sự kiện gây quỹ thông qua mua bán các sp dịch vị của bên thứ 3 khá phổ biến. Ví dụ trường mời food truck về trường bán buổi trưa....
11. Các thày cô ở Mỹ có nhận “đút lót” không? Có, nhưng là đút lót vui thôi. Kiểu như đầu năm hs nào cho cô khăn giấy, hand sanitizer (là những thứ các thày cô thường phải bỏ tiền túi ra sắm cho lớp) thì sẽ được extra credit (điểm thưởng).
12. Học sinh ở Mỹ có học nặng như VN ko? Có và không. Nếu đứa nào học các lớp nâng cao (AP-Advanced Program) thì nội dung nặng thậm chí hơn ở VN, ngang lớp chọn ở VN, bài tập cũng rất nhiều và khó. Tuy nhiên AP là tuỳ chọn, học sinh học thì đăng ký tự nguyện. Nguyên tắc của Mỹ đơn giản là học theo năng lực, chuẩn là tối thiểu chứ ko phải là mức đánh đố.
13. Học sinh Mỹ thi bao lần cho 1 môn? Nhiều, nhiều hơn VN. Mỗi môn chia ra các bài thi minor (chiếm 40% tổng điểm) và major (chiếm 60%). Tuy nhiên để đạt thì khá dễ, đạt điểm A (trung bình trên 90%) mới khó. Tổng số bài thi minor và major của 1 môn trung bình khoảng 15 bài cho 1 môn trong 1 năm học.
14. Mỹ có “cải cách giáo dục” không? Có, thường xuyên. Chuẩn giáo dục của các bang được sửa đổi khá thường xuyên. Tuy nhiên đa số ko ảnh hưởng nhiều đến cách dạy của các giáo viên.
15. Các giáo viên Mỹ được quyền tự quyết đến đâu? 100%, các giáo viên tự sáng tạo phương pháp, cách dạy học, tự tìm giáo cụ cho mình... Các giáo viên Mỹ cũng thường xuyên (1 năm tối thiểu 2 lần) đi học về nghiệp vụ sư phạm và các điều chỉnh về chuẩn nếu có.
16. Các giáo viên Mỹ có bị kiểm soát chất lượng không? Có, tuy rất tự do nhưng nếu 1 giáo viên có quá nhiều học sinh điểm thấp thì sẽ bắt buộc phải đi thi kiểm tra và đi đạo tạo bắt buộc.
17. Giáo viên Mỹ thu nhập ổn có không. Có và không. Thu nhập hàng tháng thì ở mức trung bình thấp, tuy nhiên giáo viên có nhiều chế độ tốt hơn về y tế và hưu trí.
18. Dân Mỹ có hay “buôn” hay “bức xúc” về giáo dục không? Có và không. Giáo dục luôn là chủ đề lớn của bất cứ xh nào. Tuy nhiên dân Mỹ đa số quan tâm đến đầu tư cơ sở hạ tầng, môi trường giáo dục (có kỳ thị hay không...) hơn là đi soi chương trình giáo dục hoặc phương pháp giảng dạy.

Nhà cháu xin hết, các cụ thấy đọc vui thì cho nhà cháu xin ít rượu về tu có sức nhà cháu sẽ viết tiếp.
Cảm ơn các cụ.
Chốt lại là phải tự do nhưng trong khuôn khổ. Ở Mỹ ko ai cho mình là nhất. Mà chỉ có XH là nhất.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top