1- Ở những chỗ không có qui định "cấm chiếm làn xe khác" thì cụ đi xe "dạng chân" cũng chỉ coi là xe ĐÈ VẠCH thôi
2- bởi XE sẽ được coi là chiều rộng của xe cơ giới (tức là từ bánh xe bên này đến bánh xe bên kia), cứ hình chiếu phẳng lên mặt đường mà đè lên vạch có nghĩa là ĐÈ VẠCH;
3- Còn ở những nơi mà "cấm chiếm làn xe khác" thì cụ không được thò bất cứ phần nào của xe sang làn bên cạnh,
4- nếu chỗ đó không cấm đè vạch thì suy ra cụ chỉ được dè tối đa mép ngoài của bánh xe lên mép ngoài của vạch kẻ đường thôi;
5- Nói như các cụ là xe phải sang toàn bộ làn bên cạnh thì mới gọi là "chiếm làn xe khác" thì lúc đấy người ta gọi là "thay đổi làn xe" hoặc "chuyển làn đường" rồi còn đâu;
6- Ví von như các cụ: phải chiếm toàn bộ mới gọi là chiếm thì tháng 2 năm 1979 Tàu khựa mới chỉ đánh các tỉnh biên giới phía bắc thì chưa gọi là chiếm được ah? hoặc như bây giờ Tàu khựa mới chỉ chiếm Hoàng Sa và một phần Trường Sa thì chưa thể gọi là chiếm được ah? (bởi nó đã chiếm toàn bộ VN đâu)
Cụ mới chỉ bước một chân hoặc thậm chí đi cả người vào nhà người ta thì chưa thể chiếm nhà người ta được (cùng lắm là tội xâm phạm chỗ ở của công dân thôi), còn nếu cụ xây nhà mà xây lấn sang đất nhà hàng xóm "một hàng ghạch" thôi (chả cần phải lấn toàn bộ) thì có khi thằng hàng xóm nó vác dao "lùa" cho cụ chạy khắp xóm...
Nhà cháu thấy một số điểm kụ nêu chưa thuyết phục. Nhà cháu thử cố gắng diễn giải cùng kụ, theo từng mục, xem hai phía có thể tìm ra nét chung hay không, kụ nhé.
1- Theo nhà cháu, đi dạng chân phía trên vạch kẻ và bánh xe đè lên vạch kẻ là 2 hành vi khác nhau.
Đi dạng chân là khi xe chạy song song với vạch, 2 bánh xe bên phải nằm trên làn đường bên phải vạch, hai bánh xe bên trái nằm trên làn đường bên trái vạch. Xe vẫn tiếp tục di chuyển như vậy mà không có ý định chạy hẳn bên trong một làn nào cả.
Còn đè vạch, là khi phần lốp cao su của bánh xe bất kỳ có tiếp xúc đè lên vạch kẻ, bất kể thời gian dài hay ngắn, trong khi toàn bộ thân xe nằm trong một làn đường cụ thể.
Luật gtđb nhiều nước trên thế giới, Công ước Viên 1968 về Gtđb có quy định cấm phương tiện đi dạng chân phía trên vạch kẻ giữa các làn cùng chiều (straddle the line), bất kể đó là vạch đứt hay vạch liền. Tuy nhiên, nhà cháu không thấy họ cấm đè vạch hoặc cấm liếm vạch.
Thậm chí Luật Gtđb của Anh, Mỹ còn cho phép trong nhiều trường hợp cụ thể phương tiện được vượt qua vạch kép liền.
2- Hình chiếu phẳng của xe đè lên vạch: ý kiến nhà cháu cho rằng trường hợp này cũng có thể xảy ra 2 hành vi khác nhau, là xe đè vạch và xe vượt qua vạch, tuỳ thuộc vào vị trí tương đối của lốp xe và vạch kẻ.
Xe vượt qua vạch (cross the line) là khi xe cắt chéo qua vạch, hình chiếu phẳng của xe đè trùm lên vạch, lốp một bên hoặc cả 2 bên xe đã vượt qua bên kia vạch.
Khi lốp của cả 2 bên xe đã vượt qua sang hết bên kia vạch thì người ta gọi là xe chuyển làn.
Trường hợp khi trên làn bên cạnh đang trống, và xe chuyển làn để đi vào làn đang trống đó, thì ta gọi đơn giản là xe chuyển làn đường.
Nhưng, khi trên làn bên cạnh đang có xe đi lên, mà phương tiện vẫn thực hiện cắt mặt xe đó để chuyển vào làn đó, gây cản trở cho xe đang đi lên trong làn đó, thì ta gọi là "chiếm làn của xe khác" (chiếm làn của xe đang đi đến trên làn đó, là xe đang có quyền đi tiếp trên làn của họ, là xe đang có "right of way").
Chiếm làn của xe đang đi tới là hành vi chuyển làn rất nguy hiểm, dễ gây tai nạn, do đó bị luật cấm.
3- Suy diễn này không có cơ sở, vì đè lên vạch, hoặc thò bất cứ một phần nào sang làn bên cạnh, nếu không nằm trong một quá trình chuyển làn, nếu không có xe khác đang đi đến trên làn đó, thì không thể được coi là chiếm làn của xe khác.
Tuy nhiên, Luật của VN cũng có thể đưa ra quy định cụ thể, có thể bổ sung hành vi đi dạng chân khi trên làn bên cạnh có xe đang đi tới là hành vi chiếm làn của xe khác. Đó là quyền của cơ quan chức năng.
4- Nhà cháu đồng ý với kụ về thế nào là đè vạch. Đè vạch là khi mép của bánh xe vẫn còn đè lên mép ngoài của vạch kẻ đường.
5- Hành vi Thay đổi làn xe, chuyển làn đường và chiếm làn xe khác, về bản chất là hành vi "chuyển làn đường".
Như nhà cháu nêu ở 2- ở trên, "chiếm làn của xe khác" là khi thấy trên làn đường mà phương tiện đó muốn chuyển vào đang có xe chạy lên, mà phương tiện đó không chờ cho xe kia đi qua, vẫn cắt mặt xe kia để chuyển vào làn, thì hành vi đó gọi là chiếm làn của xe khác.
6- Ví dụ của kụ không thích hợp, vì đối tượng cúa sự chiếm kụ nêu (chiếm cái gì?) không tương ứng với kết luận kụ muốn khẳng định.
Cụ thể, việc chiếm toàn bộ hòn đảo đã hoàn thành thì được gọi là đã chiếm đảo A, đảo B (không thể gọi là chiếm toàn bộ VN). Chả lẽ kụ không coi đó là chiếm đảo à?
Nếu theo cách hiểu "cứ thò bất cứ thứ gì sang đều bị coi là chiếm" thì việc nước Nga thò cái máy bay Su 25 sang đất Thổ có được coi là Nga chiếm Thổ chăng?
.