[Thảo luận] Vạch đôi, bên đứt bên liền - Hiểu đơn giản, tránh mất tiền vu vơ!

Cụ Kéo

Xe ba gác
Biển số
OF-145302
Ngày cấp bằng
11/6/12
Số km
22,171
Động cơ
587,335 Mã lực
Nơi ở
Nhà :))
Website
shopee.vn
4- Theo quy định của Công ước Viên, mà VN có nghĩa vị phải tuân thủ với tư cách một quốc gia thành viên, khi đã vượt xe đúng luật tại nơi có vạch bên phải đứt, xe đó có quyền đè qua vạch kép để trở về làn cũ, mà không bị ràng buộc bởi vạch bên phải có là vạch liền hay không (Xem Hình #6 ở còm #12 bên dưới).
Giá trị nhất , dễ hiểu nhất chính là câu này :D
Lúc lập thớt cụ chả ghi vào gì cả :T
 

xedap668

Xe buýt
Biển số
OF-405456
Ngày cấp bằng
18/2/16
Số km
829
Động cơ
235,090 Mã lực
Tuổi
43
sgb345 nói:
4- Theo quy định của Công ước Viên, mà VN có nghĩa vị phải tuân thủ với tư cách một quốc gia thành viên, khi đã vượt xe đúng luật tại nơi có vạch bên phải đứt, xe đó có quyền đè qua vạch kép để trở về làn cũ, mà không bị ràng buộc bởi vạch bên phải có là vạch liền hay không (Xem Hình #6 ở còm #12 bên dưới).
E thấy cái này dễ hiểu nhất.. đúng là VN fải học thế giới nhiều
P/S : nhưng mà khi bị xxx vị thì lái xe có giải thích như vậy liệu xxx có nghe ko??? và nếu có nghe thì vẫn mất time
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,747
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Giá trị nhất , dễ hiểu nhất chính là câu này :D
Lúc lập thớt cụ chả ghi vào gì cả :T
He he,
Khi lập thớt, nhà cháu mất thời gian với mấy cái hình minh hoạ, nên sơ ý không ghi vào.
Mong kụ thông cảm.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,747
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
sgb345 nói:
4- Theo quy định của Công ước Viên, mà VN có nghĩa vị phải tuân thủ với tư cách một quốc gia thành viên, khi đã vượt xe đúng luật tại nơi có vạch bên phải đứt, xe đó có quyền đè qua vạch kép để trở về làn cũ, mà không bị ràng buộc bởi vạch bên phải có là vạch liền hay không (Xem Hình #6 ở còm #12 bên dưới).
E thấy cái này dễ hiểu nhất.. đúng là VN fải học thế giới nhiều
P/S : nhưng mà khi bị xxx vị thì lái xe có giải thích như vậy liệu xxx có nghe ko??? và nếu có nghe thì vẫn mất time
Nếu xxx không nghe thì mình cứ yêu cầu họ viết biên bản, ghi rõ vượt xe nơi vạch đứt, về lại làn cũ ở nơi có vạch liền. Sau đó mình khiếu nại, kụ ơi.

Cơ sở để khiếu nại: xxx không thể dựa trên cách họ hiểu sai về luật để bắt lỗi lái xe.

1- Luật hiện hành của Vn chỉ cấm xe đè qua vạch liền để vượt xe, chứ không cấm xe đè qua vạch liền để về lại làn cũ bên thuận chiều.

2- Công ước Viên 1968 về Gtđb và về Biển báo và THĐB đã được Bộ Ngoại giao thông báo có hiệu lực với nước CHXHCN VN (xem Hình #7). Mà Công ước Viên thì quy định luật không ngăn cản xe vượt qua vạch liền để về làn cũ, sau khi đã vượt xe đúng luật (tại nơi có vạch bên phải là vạch đứt).

3- Luật Điều ước Quốc tế năm 2016 của VN khẳng định "Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà VN tham gia ký kết có quy định khác nhau vè cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó. ( ...) VN sẽ phải sử đổi bổ sung văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện Điều ước quốc tế đó" (xem Hình #8)

----------------
Minh hoạ Luật:


Hình #7: Bô Ngoại giao thông báo Công ước Viên 1968 về Biển báo và THĐB có hiệu lực tại Vn





Hình #8: Luật Điều ước Quốc tế năm 2016 của VN

 
Chỉnh sửa cuối:

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,344
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
Em tàu ngầm thớt này mấy hôm rồi ! Hôm nay nổi lên có ý kiến như sau :

Quy định tại quy chuẩn 41/2012 về vạch số 28
Vạch gồm một đường liền và một đường đứt khúc màu chạy song song với nhau ở tim đường:
- Để biểu thị bên có đường liềncấm các xe vượt qua vạch để vượt xe hoặc rẽ về bên trái
- Để biểu thị bên có đường đứt khúc thì cho phép các xe chạy đè lên vạch để vượt xeđược rẽ về bên trái.
- Vạch dùng để tổ chức giao thông trên đường hai chiều nhưng có ba làn xe cơ giới và trên những đường cần thiết phải thực hiện một bên cho phép còn một bên ngăn cấm việc vượt xe.


Căn cứ quy định của vạch thì
- Vạch này cấm vượt qua vạch để vượt xe từ bên nét liền
- Vạch này cấm rẽ trái từ bên nét liền

- Vạch này cho phép đè vạch để vượt xe từ phía nét đứt
- Vạch này cho phép vượt qua vạch để rẽ trái từ phía nét đứt

- Vạch này không cấm vượt qua vạch từ cả 2 phía nếu không phải để vượt xe
- Vạch này không cấm đè lên vạch từ cả 2 phía mà chỉ ngăn cấm vượt qua vạch để vượt xe từ 1 phía
 

redTop

Xe điện
Biển số
OF-431489
Ngày cấp bằng
21/6/16
Số km
2,219
Động cơ
236,590 Mã lực
(Tiếp ... 2)

Có cách hiểu về vạch kép 28 rất đơn giản như sau:

Chỉ nhìn vạch phía xuôi chiều, không để ý vạch phía ngược chiều. Khi đó, vạch kép sẽ biến thành vạch đơn, rất dễ tuân thủ. (Xem Hình #4)

1- Trong 2 vạch chạy song song nhau đó, Vạch phía xuôi chiều là vạch nằm bên phải, tính theo chiều mình đi. Vạch phía ngược chiều là vạch nằm bên trái, tính theo chiều mình đi. (Xem Hình #3)

2- Nếu thấy vạch bên phía xuôi chiều là vạch đứt, các kụ thoải mái đè qua đè lại để vượt xe, để về làn, như đè một cái vạch đứt thông thường. (Xem Hình #4)

3- Nếu thấy vạch phía xuôi chiều biến thành vạch liền, thì không nên đè lên nữa, vì có thể sẽ bị xxx dừng xe phạt lỗi đè vạch liền, cho dù khi đó vạch phía ngược chiều có là vạch đứt, thì xe xuôi chiều cũng không nên đè qua.

Thật là đơn giản, phải không các kụ mợ?

4- Theo quy định của Công ước Viên, mà VN có nghĩa vị phải tuân thủ với tư cách một quốc gia thành viên, khi đã vượt xe đúng luật tại nơi có vạch bên phải đứt, xe đó có quyền đè qua vạch kép để trở về làn cũ, mà không bị ràng buộc bởi vạch bên phải có là vạch liền hay không (Xem Hình #6 ở còm #12 bên dưới).


Theo nguyên tắc này, chúng ta sẽ biết được để về làn an toàn, chỉ nên vượt xe và về làn tại vị trí ① là nơi Vạch xuôi chiều là vạch đứt.
Nếu về làn tại vị trí ② và ③ có thể sẽ bị xxx dừng xe áp lỗi đè vạch liền, mất thời gian giải thích (Xem Hình #5 và Hình #2), cho dù việc đè qua vạch liền để về làn như vậy là phù hợp với quy định của Công ước Viên và không sai so với luật hiện hành của Vn. Kụ nào vững luật có thể không bị sao. Kụ nào chưa vững luật sẽ mất thời gian và tiền bạc.


---------------

Minh hoạ:

Hình #3: Khi gặp vạch kép như này...




Hình #4: ... thì đối với xe màu Xanh xuôi chiều, vạch kép đó chỉ có nghĩa như vạch đơn này (chính là vạch bên phải của vạch kép đó)
.



Hình #5: Chỉ cần để ý xem vạch bên phải là vạch đứt hay liền. Nếu là đứt thì được vượt qua, nếu là liền thì không được vượt qua. kể cả khi vạch bên trái là vạch đứt.
Về làn tại vị trí ① là đúng luật. Về làn tại vị trí ② và ③ có thể bị xxx quy lỗi đè vạch liền, mặc dù luật hiện hành của Vn cũng như Công ước Viên 1968 không cấm việc đè vạch liền để về làn.

"3- Nếu thấy vạch phía xuôi chiều biến thành vạch liền, thì không nên đè lên nữa, vì có thể sẽ bị xxx dừng xe phạt lỗi đè vạch liền, cho dù khi đó vạch phía ngược chiều có là vạch đứt, thì xe xuôi chiều cũng không nên đè qua."
Làm theo cái mục 3 này của cụ sẽ có ngày trả giá đắt. Đoạn đường nguy hiểm họ kẻ vạch để cấm lần làn thì cụ lại xui "không nên đè lên" để trở về làn của mình là sao.
 

redTop

Xe điện
Biển số
OF-431489
Ngày cấp bằng
21/6/16
Số km
2,219
Động cơ
236,590 Mã lực
Bẩm các kụ mợ,
Trong QC41/2012 có một vạch đôi màu vàng, bên đứt bên liền, là Vạch số 28.

Vạch này được kẻ trên các đoạn đường có vận tốc >60 km/h, với mục đích cho phép xe bên phía vạch đứt được vượt qua vạch đôi này để vượt xe khác hoặc rẽ trái, đồng thời cấm xe bên phía vạch liền đè qua vạch để vượt xe hoặc rẽ trái.

Quy định thì đơn giản như vậy, nhưng vẫn còn nhiều kụ OF vẫn băn khoăn,

1- Khi nào thì xe bên vạch đứt được đè qua vạch để vượt xe?

2- Khi nào thì xe phải về làn cũ để không phạm luật?

3- Có được đè qua vạch liền để về làn cũ không?

4- Có thể về làn cũ ở nơi vạch bên trái đứt hay không?

Vì vậy, nhà cháu mở thớt này, minh hoạ cách hiểu rất đơn giản về vạch số 28, bên đứt bên liền này.
Đọc xong thớt này, các kụ sẽ không còn băn khoăn nữa.

Xin cảm ơn các kụ mợ đã quan tâm ghé thớt nhé.

Tổng hợp:

Cách vượt xe và về làn:

- Tối ưu nhất: như xe A (xe màu Xanh), vượt nơi vạch bên phải là vạch đứt, về làn tại nơi vạch bên phải đứt (vị trí ①)
- Không khuyến khích: như xe A, vượt nơi vạch bên phải là vạch đứt, về làn nơi vạch liền (vịntris ②, ③)
- Cấm: như xe B (xe màu Đỏ), vượt nơi vạch bên phải là vạch liền.






---------------
Trích luật:

Theo em chỉ cần nhớ :
1. Vạch đôi chỉ dùng để phần hai làn ngược chiều. Nên nó luôn nằm bên trái theo chiều đi của mình.
2. Khi gặp vạch đôi chỉ cần quan tâm và chấp hành theo cái vạch bên phải của vạch đôi cho du đang đi bên trái hay phải của vạch đôi.
3. Khi hết vạch thì hết hiệu lực

Làm theo 3 điều trên các cụ sẽ không sai luật và an toàn nhất
 

xedap668

Xe buýt
Biển số
OF-405456
Ngày cấp bằng
18/2/16
Số km
829
Động cơ
235,090 Mã lực
Tuổi
43
Theo em chỉ cần nhớ :
1. Vạch đôi chỉ dùng để phần hai làn ngược chiều. Nên nó luôn nằm bên trái theo chiều đi của mình.
2. Khi gặp vạch đôi chỉ cần quan tâm và chấp hành theo cái vạch bên phải của vạch đôi cho du đang đi bên trái hay phải của vạch đôi.
3. Khi hết vạch thì hết hiệu lực

Làm theo 3 điều trên các cụ sẽ không sai luật và an toàn nhất
Dễ hiểu và cô đọng
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Theo em chỉ cần nhớ :
1. Vạch đôi chỉ dùng để phần hai làn ngược chiều. Nên nó luôn nằm bên trái theo chiều đi của mình.
2. Khi gặp vạch đôi chỉ cần quan tâm và chấp hành theo cái vạch bên phải của vạch đôi cho du đang đi bên trái hay phải của vạch đôi.
3. Khi hết vạch thì hết hiệu lực

Làm theo 3 điều trên các cụ sẽ không sai luật và an toàn nhất
Thực ra điều cụ nói chỉ để nhớ chứ luật làm gì có. Mà để nhớ thì cũng ko cần phải khó thế: Vạch 1 liền 1 đứt ở giữa đường thì đi bên phần đường nào có vạch đứt là được chẹt vạch, kể cả lấn sang bên kia hay trở về.
 

redTop

Xe điện
Biển số
OF-431489
Ngày cấp bằng
21/6/16
Số km
2,219
Động cơ
236,590 Mã lực
Thực ra điều cụ nói chỉ để nhớ chứ luật làm gì có. Mà để nhớ thì cũng ko cần phải khó thế: Vạch 1 liền 1 đứt ở giữa đường thì đi bên phần đường nào có vạch đứt là được chẹt vạch, kể cả lấn sang bên kia hay trở về.
Từ quy định rút ra thế cho gắn (chứ như chủ thớt trích thì rõ ràng nhưng không nhớ được).
Nếu chỉ nhớ như cụ lại vướng vào trường hợp như đường Phạm Văn Đồng (HN) khi vạch này nó dùng phân chia 2 làn cùng chiều.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Từ quy định rút ra thế cho gắn (chứ như chủ thớt trích thì rõ ràng nhưng không nhớ được).
Nếu chỉ nhớ như cụ lại vướng vào trường hợp như đường Phạm Văn Đồng (HN) khi vạch này nó dùng phân chia 2 làn cùng chiều.
Cụ làm thế vẫn chưa đơn giản nhất. Chỉ cần nhớ bên nào có vạch đứt là được đè qua/lại.
 

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,344
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
1- Khi nào thì xe bên vạch đứt được đè qua vạch để vượt xe?

2- Khi nào thì xe phải về làn cũ để không phạm luật?

3- Có được đè qua vạch liền để về làn cũ không?

4- Có thể về làn cũ ở nơi vạch bên trái đứt hay không?
A. Trích quy chuẩn 41/2012 về vạch số 28
Vạch gồm một đường liền và một đường đứt khúc chạy song song với nhau ở tim đường:
- Để biểu thị bên có đường liềncấm các xe vượt qua vạch để vượt xe hoặc rẽ về bên trái
- Để biểu thị bên có đường đứt khúc thì cho phép các xe chạy đè lên vạch để vượt xeđược rẽ về bên trái.



B. Căn cứ quy chuẩn 41/2012 thì vạch này có các hiệu lệnh và chỉ dẫn như sau :
- cấm vượt qua vạch để vượt xe từ phía nét liền
- cấm vượt qua vạch để rẽ trái từ phía nét liên
- cho phép đè vạch để vượt xe từ phía nét đứt
- cho phép vượt qua vạch để rẽ trái từ phía nét đứt

C. 4 câu hỏi của cụ em xin trả lời như sau :
1. Xe chạy đè lên vạch mà chưa vượt qua vạch từ bất kì phía nào cũng không vi phạm lỗi "không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của vạch kẻ đường"
2- Xe vượt qua vạch mà không phải để vượt xe hoặc rẽ trái từ bất kì phía nào cũng không vi phạm lỗi "không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của vạch kẻ đường"
 
Chỉnh sửa cuối:

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,344
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
Quy chuẩn mới 41/2016 thì quy định oái oăm hơn !
- Xe bên nét đứt được phép cắt qua vạch để sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết.
- Xe bên nét liền không được cắt qua vạch.
Theo quy chuẩn mới 41/2016 thì
1. Xe chạy đè lên vạch mà không chạy cắt qua vạch từ bất kì bên nào cũng không vi phạm lỗi "không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của vạch kẻ đường"
2- Xe chạy cắt qua vạch từ bên vạch liền là vi phạm lỗi "không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của vạch kẻ đường"

* Oái oăm nhất là cho cắt qua vạch để sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết nhưng không cho cắt qua vạch để về lại làn đúng chiều ;))

 
Chỉnh sửa cuối:

rongauto

Xe điện
Biển số
OF-40780
Ngày cấp bằng
16/7/09
Số km
3,618
Động cơ
507,735 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Website
www.erp-ketoan.com
Nói chung để đi an toàn thì cứ thấy vạch đứt dài dài đủ vượt thì vượt các cụ nhỉ. Chứ sau cãi nhau mệt lắm.
 

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,344
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
Nói chung để đi an toàn thì cứ thấy vạch đứt dài dài đủ vượt thì vượt các cụ nhỉ. Chứ sau cãi nhau mệt lắm.
Chạy 100km/h vượt xe chạy 80km/h thì quãng đường mượn làn để vượt phải khoảng 250m mới tạm gọi là an toàn cụ ạ !
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chạy 100km/h vượt xe chạy 80km/h thì quãng đường mượn làn để vượt phải khoảng 250m mới tạm gọi là an toàn cụ ạ !
Đường ko có dải phân cách cứng ở tâm đường chưa có đường nào ở VN được chạy 100km/h đâu cụ. 80 là kịch.
 

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,344
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
Đường ko có dải phân cách cứng ở tâm đường chưa có đường nào ở VN được chạy 100km/h đâu cụ. 80 là kịch.
Em đang so sánh tốc độ với quãng đường để vượt thôi cụ ơi !
P/s: Trên thực tế nhiều khi em vẫn đóng >100km/h để vượt xe chạy 80km/h trên đường đôi và em cũng thường xuyên bị vượt dù đã chạy >80km/h X_XX_XX_X
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em đang so sánh tốc độ với quãng đường để vượt thôi cụ ơi !
P/s: Trên thực tế nhiều khi em vẫn đóng >100km/h để vượt xe chạy 80km/h trên đường đôi và em cũng thường xuyên bị vượt dù đã chạy >80km/h X_XX_XX_X
Đường đôi là đường có dải phân cách giữa rồi.
 

redTop

Xe điện
Biển số
OF-431489
Ngày cấp bằng
21/6/16
Số km
2,219
Động cơ
236,590 Mã lực
Cá nhân nhà cháu thấy không nên khuyến khích đè lên vạch liền bên phải để về làn cũ, vì như vậy có thể gây nguy hiểm cho xe ngược chiều, dễ bị xxx dừng xe bắt lỗi, không phù hợp với kụ nào nắm luật chưa vững.

Tuy nhiên, việc đè lên vạch liền để về làn cũ (trong cách vượt thứ 3 kụ Khuu đã nêu) lại phù hợp với quy định của Công ước Viên 1968 về Biển báo và THĐB, không sai so với quy định trong luật hiện hành của Vn, như nhà cháu đã trích minh hoạ tại còm #12 ở trên.
.
Đây là ảnh cách vượt thứ 3 của cụ Khuu :
Chích CU (bản chủ thớt dịch):
"1. Vạch kẻ dọc theo đường có vạch liền kẻ dọc trên phần đường xe chạy có nghĩa phương tiện không được phép vượt qua hoặc để một bánh vượt qua vạch đó và, khi vạch liền đó phân chia hai chiều xe ngược nhau, có nghĩa phương tiện không được phép lưu thông phía bên kia vạch, đối với lái xe là phía đối diện với mép của phần đường xe chạy thuận chiều. Vạch kẻ dọc đường có hai vạch liền cũng có ý nghĩa tương tự"

Cách 3 của cụ Khu phù hợp ở điểm nào khi CU ghi rõ "phương tiện không được phép lưu thông phía bên kia vạch"
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top